TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 7
  • Hôm nay: 273
  • Tháng: 7559
  • Tổng truy cập: 5152824
Chi tiết bài viết

Bí quyết trường thọ năm Ất Mùi 2015

Trí huệ  ẩn cư sưu tầm

8 linh vật cho cuộc sống trường thọ -  Bạn có biết những tỷ phú tuổi già? -  Kỷ lục ấn tượng của những người già nhất thế giới     - Số người già ở Nhật cao kỷ lục - Bí mật trường thọ của người Nhật Bản    - Tuổi hạc, tuổi vàng - Lão ông VN cao tuổi hơn người già nhất thế giới - Bí Quyết giúp Sức Khỏe Trường Thọ - Bí quyết trường thọ của các nhà lãnh đạo Xôviết - Bí quyết trường thọ của lãnh đạo Trung Quốc -Bí quyết trường thọ của vua Càn Long - Bí quyết trường thọ của người cao tuổi

8 linh vật cho cuộc sống trường thọ

Gia tăng tuổi thọ và quãng đời của mọi thành viên trong gia đình bằng cách trưng những biểu tượng của tuổi thọ trong nhà, kích hoạt tác động của những biểu tượng đó là một yếu tố quan trọng của khoa học Phong Thủy.

Dưới đây là 8 vật phong thủy được bậc thầy phong thủy Lillian Too đề cập đến trong bài viết đăng trên trang The World of Feng Shui của bà, một website được hàng triệu người trên thế giới truy cập mỗi ngày.

Thọ tinh công

Ông Thọ là biểu tượng được trưng bày rất phổ biến trong các gia đình ở Trung Quốc. Đây là một trong ba vị tiên Phúc - Lộc - Thọ được biết đến nhiều nhất với hình ảnh một ông già mặc áo choàng vàng, tay cầm gậy có treo một quả đào (trái đào là biểu tượng của sự bất tử) và một nậm rượu.

Theo nữ phong thủy bậc thầy Lillian Too, treo tranh ông Thọ ở nơi thoáng, rộng, nơi tầm mắt gia chủ dễ hướng đến nhất (thường là lối ra vào chính của căn phòng), sẽ có tác dụng mang tới sức khỏe tốt cùng cuộc sống trường thọ, êm đềm cho gia chủ trong ngôi nhà.

Bình hồ lô

Bình hồ lô hay một nậm đựng rượu là biểu tượng đầy quyền năng của cuộc sống trường thọ, may mắn và dào dạt phước lành. Ta thường thấy trong tranh ông Thọ, có hươu và hạc đi theo, đồng thời vị tiên này cũng mang theo một bầu rượu mà dân gian vẫn cho rằng bầu rượu đó chứa rượu trường sinh bất tử.

Hình dạng chiếc hồ lô cũng là biểu tượng cho thiên đường và quả đất được nối bằng một đoạn eo tý hon, trong đó nửa trên tượng trưng cho thiên đường, nửa dưới là trái đất.

Vì thế, người Hoa luôn quan niệm rằng trưng bày bình hồ lô ở một góc nào đó trong nhà mình là điềm tốt. Nữ phong thủy Lillian Too thì khuyên gia chủ nên tốt hơn hết là đặt bình hồ lô bên cạnh giường ngủ để giúp người ốm mau khỏi bệnh hay có tác dụng hóa giải tâm trí bực dọc, khó chịu của người nằm trên giường đó.

Chim hạc

Theo truyền thuyết, con hạc chính là tộc trưởng của tất cả các tạo vật trên trái đất, chỉ xếp sau phượng hoàng. Hạc là loài chim biểu trưng cho điềm lành và trường thọ theo quan niệm của người Hoa hay “Nhất phẩm điểu”.

Việc sử dụng hạc làm biểu tượng của sự may mắn và đặc biệt là biểu tượng của sự trường thọ bắt nguồn từ xa xưa, dưới thời của hoàng đế Phục Hy (Trung Hoa). Mỗi tư thế của chú hạc đều mang một ý nghĩa nhất định:

Nếu là hạc đang bay vút lên lên trời, nó tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Cũng bởi lý do đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan. Riêng với hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.

Trên trang web phong thủy của Lillian Too, bà nhấn mạnh loài “chim tiên” này biểu trưng cho tính trường tồn, hạnh phúc và những chuyến bay suôn sẻ. Người ta trưng biểu tượng con hạc ở trong nhà hay ngoài vườn để kích hoạt sự giao thoa đồng điệu của hạnh phúc và tính hài hòa nói chung.

Nếu đặt một bức tượng hạc nhỏ hoặc treo tranh hạc ở phía Nam thì con hạc đó sinh sôi nhiều cơ hội tốt; nếu ở phía Tây thì nó mang vận may cho con trẻ nhà gia chủ; phía đông thì hạc chở khí tốt có lợi cho con trai và cháu trai; và nếu nằm ở phía Tây Bắc, nó kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng.

Hươu

Người Trung Quốc quan niệm hươu là biểu tượng cho tốc độ, tính bền vững và cuộc sống lâu dài.

Chữ “hươu” trong tiếng Hoa được đọc là “lu”, phát âm hơi giống một chữ Hoa khác có nghĩa “thu nhập tốt và giàu có”. Chính vì thế người ta hay treo tranh hươu trong văn phòng làm việc để cầu mong công ty mình ăn nên làm ra, hoặc treo trong nhà để cả gia đình gia chủ đó có thể an hưởng cuộc sống lâu dài nhưng êm đềm và sung túc.

Rùa

Con rùa nhỏ bé là một trong bốn sinh vật thiên đàng của bà Mẹ Thiên Nhiên còn tồn tại cho đến ngày nay. Truyền thuyết vẫn quan niệm rằng nuôi rùa sống trong nhà thì người đứng đầu dòng tộc ấy sẽ thọ cả trăm tuổi.

Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng của chúng là đất, khiến nó trở nên bền vững với thời gian.

Nếu nhìn kỹ con rùa, người ta sẽ nhận thấy nó có một chiếc đầu rắn và một chiếc cổ rất dài. Các nhà phong thủy thường hay trưng trong nhà con rùa đầu rồng để có thật nhiều vận may. Các doanh nhân trưng hình ảnh này phía sau chỗ làm việc thì sẽ can đảm hơn trong việc ra quyết định đồng thời tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

Rùa không chỉ là biểu tượng của cuộc sống trường tồn, đó còn tượng trưng cho sự bảo vệ, hỗ trợ vô hình lẫn sự giàu sang thịnh vượng. Trong khoa học phong thủy, Lillian Too chỉ ra hình tượng con rùa đồng nghĩa với những quả đồi phòng vệ nằm ở phía bắc. Tượng rùa nằm ở phía bắc nhà gia chủ được cho là thu hút vượng khí giàu sang, sức khỏe tốt; nếu đặt ở phía bắc phòng làm việc, bạn sẽ nhận được nhiều năng lượng hỗ trợ vô hình cho công việc và sự nghiệp của mình.

Trái đào

Không có thứ hoa trái nào giàu tính biểu tượng như trái đào, thậm chí mỗi bộ phận trên cây đào cũng chứa đựng hàm ý riêng: cây đào xum xuê trái là lời cầu mong sức khỏe đến mọi thành viên gia đình, gỗ đào để chống lại những linh hồn quấy phá hoặc yêu ma (thời xưa cung tên, mũi tên thường được làm bằng gỗ đào). Nhưng nhìn chung, bộ phận có giá trị biểu tượng lớn nhất vẫn là quả đào.

Theo truyền thuyết, đào là một những loài cây được trồng trong vườn Bất Tử ở núi Thánh và trong khu vườn của Vương Mẫu nương nương, nổi tiếng đến mức Vua khỉ Tôn Ngộ Không thèm khát đến độ phải đi ăn trộm thứ quả này để được trường sinh bất lão... Bày một cành đào bằng ngọc bích hoặc treo tranh vườn đào tiên trong phòng khách sẽ giúp kích hoạt nguồn năng lượng trường thọ trong ngôi nhà gia chủ.

Cây tre

Treo tranh cây tre trong văn phòng và nhà ở sẽ tạo ra năng lượng về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ, đặc biệt dễ vượt qua những giai đoạn kinh doanh khó khăn và ngày càng phát đạt.

Cây tre từ lâu đã được xem là biểu tượng của tài lộc trường kì bởi tính kiên cường và khả năng xanh tốt cả bốn mùa, đặc biệt là những ngày đông.

Những mắt tre có ngạnh tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, có khả năng sống từ hết thế hệ này qua thế hệ khác của khóm tre; trong khi thân tre cứng cáp và dẻo dai lại biểu tượng cho cuộc sống không bệnh tật và ốm đau. Tất cả những bộ phận đấy đều ngầm ý đem lại vượng khí cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Trưng cây tre ở góc phía đông phòng khách hoặc trong thư viện/phòng học trong nhà đều có tác dụng kích hoạt nguồn năng lượng bảo vệ và may mắn với sức khỏe cho gia chủ.

Bát tiên (The Eight Immortals)

Người ta thường treo tranh Phúc Lộc Thọ trong ngày xuân để mong được vừa Phước, con cái đầy nhà, mong Lộc tài sản đầy kho và Thọ lâu trăm tuổi để được hưởng hết những thứ này. Trong khi đó, có nhiều nhà treo tranh Bát Tiên để mong nhận được phép lạ trường thọ và may mắn từ một trong tám vị tiên này.

Tám vị Bát Tiên này, trong đó có sáu tiên ông và hai tiên bà (có giai thoại cho rằng chỉ có duy nhất một người phụ nữ trong Bát Tiên), được người Hoa lưu truyền rằng họ từng sống tại những mốc thời gian lịch sử khác nhau, giữ những quyền năng riêng, nhưng đều có một điểm chung là sống bất tử trong mọi hoàn cảnh nào do họ được nếm qua rượu vào đào tiên; Chính vì thế, người ta thường vẽ tranh Bát Tiên đang cầm những nậm rượu tiên và trái đào chín trên tay.

Theo nữ phong thủy Lillian Too, nên đặt tượng hoặc treo tranh Bát Tiên trong phòng khách để ngôi nhà của gia chủ có thể hút được nhiều điềm lành cho sức khỏe, hạnh phúc và may mắn.

 

Bạn có biết những tỷ phú tuổi già?

Malaysia là nước có đông tỷ phú nhất Đông Nam Á với 9 người được xếp vào danh sách 1.011 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn trong năm 2010.

Đứng đầu danh sách tỷ phú ở Malaysia là nhà tài phiệt Robert Kuok, 86 tuổi, với tổng trị giá tài sản 14,5 tỷ USD và ông cũng được xếp hàng thứ 33 những người giàu có nhất hành tinh. Nhà sáng lập Tập đoàn Kuok này còn được bình chọn là người giàu thứ 7 châu Á. Tỷ phú đứng thứ 2 Đông Nam Á cũng là người Malaysia, ông Anadan Krishnan, 72 tuổi, với tổng trị giá tài sản thực 7,6 tỉ USD và xếp hàng 89 người giàu nhất thế giới. Không có tỷ phú Đông Nam Á khác nào được lọt vào danh sách tốp 100. Ba người Malaysia khác có chân trong danh sách 300 tỷ phú hàng đầu thế giới gồm Lee Shin Cheng, 70 tuổi của tập đoàn IOI, xếp hàng thứ 189 với tổng trị giá tài sản 4,4 tỷ USD. Quek Leng Chan của Tập đoàn tài chính Hong Leong và Teh Hong Piow của Public Bank, cùng xếp thứ 277 với tổng trị giá tài sản của mỗi người là 3,4 tỷ USD. Theo danh sách mới đây nhất, xếp sau Malaysia về số lượng tỷ phú là Indonesia với 7 người, Singapore với 4, Thái Lan 3 và Philippines có 2 tỷ phú. Tỷ phú trẻ nhất thế giới được bình chọn trong năm nay là nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, 25 tuổi, đứng hàng 212 với tổng giá trị tài sản 4 tỉ USD. Các tỷ phú thế giới của năm 2010 có tài sản trị giá trung bình 3,5 tỉ USD, tăng 500 triệu USD trong vòng 12 tháng. Trong danh sách của Forbes năm nay có 97 tỷ phú mới trong đó có 62 người đến từ châu Á và chỉ có 16% là người Mỹ.

 

10 tỷ phú già nhất thế giới

David Rockefeller, 97 tuổi hiện là tỷ phú già nhất thế giới với khối tài sản trị giá 2,7 tỷ USD.      

1. David Rockefeller

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 1

Tuổi: 97

Tổng tài sản: 2,7 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: Standard Oil – công ty dầu lửa

2. Kirk Kerkorian

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 2

Tuổi: 95

Tổng tài sản: 3,3 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: MGM – chuỗi khách sạn, sòng bạc toàn thế giới

3. Karl Wlaschek

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 3

Tuổi: 95

Tổng tài sản: 4,8 tỷ USD

Quốc gia: Australia

Công ty: Bất động sản

4. Henry Hillman

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 4

Tuổi: 94

Tổng tài sản: 2,3 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: Kleiner Perkins Caufield & Byers – Công ty đầu tư mạo hiểm

5. George Mitchell

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 5

Tuổi: 93

Tổng tài sản: 2 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: Kinh doanh trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên

6. Anne Cox Chambers

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 6

Tuổi: 93

Tổng tài sản: 12 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: Cox Enterprises – Công ty xuất bản

7. Sulaiman Al Rajhi

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 7

Tuổi: 93

Tổng tài sản: 6 tỷ USD

Quốc gia: Saudi Arabia

Công ty: Ngân hàng Al Rajhi

8. Karl Albrecht

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 8

Tuổi: 93

Tổng tài sản: 26 tỷ USD

Quốc gia: Đức

Công ty: Aldi Sud – Chuỗi siêu thị giá rẻ

9. William Moncrief

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 9

Tuổi: 92

Tổng tài sản: 1 tỷ USD

Quốc gia: Mỹ

Công ty: Kinh doanh dầu lửa và khí đốt

10. Marcel Adams

10 ty phu gia nhat the gioi hinh anh 10

Tuổi: 92

Tổng tài sản: 1,1 tỷ USD

Quốc gia: Canada

Marcel Adams hiện là chủ đất lớn tại Canada.

Phong Lâm

Theo Forbes/Infonet

 

Kỷ lục ấn tượng của những người già nhất thế giới

Cụ già 105 tuổi người Anh vẫn còn trinh; Một cụ bà tại Đài Bắc 82 tuổi vẫn hành nghề mại dâm... Cùng khám phá các kỷ lục ấn tượng của những người già nhất thế giới.

1. Người nhiều tuổi nhất trên thế giới còn sống

Mô tả ảnh.

Các nhà chức trách Gruzia khẳng định một cụ bà sinh sống ở miền tây nước này đã 130 tuổi và là người già nhất trên trái đất. Phát ngôn viên bộ Tư pháp Gruzia Georgiy Meurnishvili cho biết cụ Antisa Khvichava sinh ngày 8/7/1880. Cụ Antisa hiện đang sống với người cháu 40 tuổi. Cụ từng là công nhân thu hoạch ngô và trà, về nghỉ hưu năm 1965 khi cụ 85 tuổi.

2. Cặp tình nhân già nhất thế giới

Mô tả ảnh.

Đôi tình nhân Ian và Jean Smith đến từ Anh Quốc đã kỷ niệm 30 năm ngày bên nhau. Cặp đôi này - hiện có 8 người cháu - cho biết họ chỉ mong muốn được kéo dài tuổi thọ. Họ cũng tiết lộ mối quan hệ cởi mở, thái độ phóng khoáng là bí quyết cho cuộc tình hạnh phúc dài lâu.

3. Bác sỹ nhiều tuổi nhất thế giới

Mô tả ảnh.

Bác sỹ Walter Watson, đến từ vùng Augusta, bang Georgia, Mỹ đã làm bác sỹ khoa sản trong suốt 63 năm và được xem là vị bác sỹ nhiều tuổi nhất thế giới hiện vẫn đang làm việc. Bác sĩ này đã tham gia 18.000 ca đỡ đẻ trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn 6 thập niên.

4. Người nhảy dù cao tuổi nhất thế giới

Mô tả ảnh.

Sau khi thực hiện cú nhảy từ máy bay năm 2009, cụ George Moyse, 97 tuổi, được cho là người nhảy dù nhiều tuổi nhất thế giới. Cụ George đã nhảy từ độ cao 3.048m cùng người hướng dẫn tại trung tâm Netheravon, ở Wiltshire, Anh.

5. Nhân viên phục vụ tại cửa hàng McDonald già nhất

Mô tả ảnh.

Ông Bill Dudley, 85 tuổi, là nhân viên phục vụ nhà hàng McDonald cao tuổi nhất nước Anh. Ông Bill coi đội ngũ nhân viên tại cửa hàng bán đồ ăn nhanh McDonald ở Mold, Clwyd như gia đình ông vậy. Ông Bill là lái xe taxi đã nghỉ hưu và hiện phụ trách việc chào đón khách và lau dọn bàn tại nhà hàng vào các ngày thứ 4 và thứ 5 hàng tuần.

6. Học sinh lớp 1 cao tuổi nhất thế giới

Mô tả ảnh.

Cụ bà Ma Xiuxian, 102 tuổi, là học sinh lớp 1 cao tuổi nhất thế giới. Cụ Ma bắt đầu làm việc trong một nhà máy sản xuất cotton từ năm 13 tuổi và chưa bao giờ có cơ hội tới trường như những đứa trẻ khác. Cụ Ma - hiện đang học lớp 1 tại trường Tiểu học Weshan Road, Trung Quốc - cho hay giấc mơ của cụ đã thành hiện thực.

7. Vận động viên bóng bàn lớn tuổi nhất thế giới

Mô tả ảnh.

Cụ Dorothy De Low đến từ Hurstville, phía Tây thành phố Sydney, Autralia, sẽ tròn 100 tuổi vào tháng 10 tới. Cụ là vận động viên cao tuổi nhất trong 2.000 vận động viên tranh tài trong giải bóng bàn World Veterans Table Tennis Championships lần thứ 15 được tổ chức ở Hohot, Trung Quốc tháng 6 vừa qua.

8. Người phụ nữ trinh tiết già nhất

Mô tả ảnh.

Trong ngày sinh nhật lần thứ 105, cụ Clara Meadmore tiết lộ bí mật là cụ chưa hề làm “chuyện ấy” trong đời. “Thiếu nữ” Meadmore chia sẻ cụ sống độc thân từ năm 12 tuổi và đã từ chối nhiều lời cầu hôn.

9. Gái mại dâm nhiều tuổi nhất

Mô tả ảnh.

Cảnh sát Đài Bắc, Đài Loan cho biết, một phụ nữ có biệt danh "Grandma", 82 tuổi, là người hành nghề mại dâm lớn tuổi nhất còn sống. Bà này bắt đầu làm nghề mại dâm cách đây khoảng 40 năm sau khi người đàn ông cùng chung sống 20 năm với bà qua đời. 

Theo Dân Trí

Số người già ở Nhật cao kỷ lục

Theo một báo cáo của chính phủ Nhật, số người già của nước này đã đạt mức kỷ lục, hơn 27 triệu người vào năm 2007, đây là một cảnh báo mới nhất về cuộc khủng hoảng tiền lương hưu khi Nhật Bản ngày càng nhanh chóng già hóa. 

Báo cáo thường niên do Văn phòng Nội các đưa ra cho thấy, số người Nhật ở độ tuổi 65 trở lên chiếm 21,5% dân số trong năm ngoái, số người trên 75 tuổi chiếm gần 10%.

"Chúng ta đã trở thành một xã hội hoàn toàn già hóa, báo cáo nhấn mạnh. "Tốc độ già hóa dân số đã đạt mức cao nhất (trong các nước tiên tiến) vào thời điểm đầu thế kỷ 21, và có lẽ, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mà chưa từng có quốc gia nào trên thế giới trải qua.

Dân số Nhật Bản đạt đỉnh ở mức xấp xỉ 128 triệu người năm 2005 và bắt đầu giảm dần do tỉ lệ sinh sụt giảm, trong khi tuổi thọ gia tăng khiến dân số già tăng mạnh. Đầu tháng này, chính phủ Nhật thông báo, số trẻ em đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1908.

Báo cáo dân số mới của chính phủ đã phác họa ra bức tranh tồi tệ ở Nhật vào những năm 2050: 1/4 tổng dân số (chưa đầy 90 triệu người) ở độ tuổi 75 trở lên, 40% ở độ tuổi 65 trở lên. Trong khi đó, dự báo của LHQ vào năm 2050 có khoảng 16,2% dân số thế giới ở độ tuổi 65 trở lên.

Thêm vào đó, tuổi thọ của người Nhật ngày một cao. Vào năm 2050, phụ nữ Nhật trung bình sống khoảng 90 năm, nam giới sẽ sống trung bình gần 84 năm. Con số này ở hiện tại là 86 năm với nữ giới và 79 năm với nam giới.

Sự thay đổi nhân khẩu học do sụt giảm tỉ lệ sinh, tuổi thọ tăng cao sẽ tạo sức ép ngày càng lớn đối với các dịch vụ công, và gây ra tình trạng thiếu lao động. Năm 2005, cứ 3,3 lao động ở Nhật gánh lương hưu cho một người về hưu, thì năm 2050, chỉ 1,3 lao động phải gánh một người già.

Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Nhật đã thực hiện nhiều chương trình trong đó có cả việc tăng cường thuê người về hưu làm việc. Tuổi về hưu cũng được mở rộng thành 65 tuổi (thay vì 60), và hiện nay, Nhật còn thúc giục các công ty gia tăng hơn nữa độ tuổi cho người về hưu lên 70 tuổi. Tokyo còn giới thiệu hệ thống bảo hiểm sức khỏe mới vào tháng 4 để chia sẻ với gánh nặng chăm sóc y tế cho những người từ 75 tuổi trở lên.

Hơn 60% người có tuổi ở thành thị của Nhật cho rằng, họ vẫn khỏe mạnh, nhưng cũng có tới gần 60% trong số họ đến bệnh viện hàng ngày. Số người ốm bệnh nằm liệt giường cũng tăng vọt.

 

Bí mật trường thọ của người Nhật Bản

Nhật Bản chưa từng trở thành nền kinh tế số 1 thế giới,  Tuy nhiên, có một điều mà đất nước hoa anh đào tự hào có thể vượt trội tất cả các nước: đó là tuổi thọ của người dân.

Kể từ năm 1947, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu ghi lại số liệu tuổi thọ của người dân nước này. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004, người Nhật Bản là người dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 81,9 tuổi.

Và khi xã hội Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, không khó để tìm ra những người có thể làm chứng cho vị thế quán quân về tuổi thọ của Nhật Bản: Hơn 1/5 trong số 126 triệu dân Nhật Bản sống đến năm 65 tuổi hoặc già hơn. Trong số những người này, đáng kinh ngạc là hơn 1 triệu người ở tuổi 90 hoặc hơn. Tính trên toàn dân số Nhật Bản, cứ 10.000 dân thì có 14,09 người sống đến trăm tuổi.

 

Cụ bà Yone Minagawa mừng sinh nhật 114 tuổi

Cụ bà Yone Minagawa mừng sinh nhật 114 tuổi (Ảnh: BBC)

Đầu năm nay, cụ bà Yone Minagawa, 114 tuổi, người cao tuổi nhất Nhật Bản đã được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới.

 

Không chỉ có thế,“Tuổi thọ mạnh khoẻ” của Nhật Bản - một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà người ta có khả năng đáp ứng những nhu cầu hàng ngày như ăn, mặc và tự đi toa lét (gọi tắt là HALE) - cũng đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm.

Chế độ ăn ít chất béo

Vậy thì bí mật của người Nhật Bản là gì? Hay bí mật đó nằm trong gen? “Không phải thế”, đó là khẳng định của Ichiro Tsuji, giáo sư Sức khoẻ Công cộng trường Graduate School of Medicine thuộc Đại học Tohoku. GS. Tsuji nghiên cứu về sự lão hóa và đã tham gia cuộc khảo sát toàn quốc năm 1998 về những người từ 80 - 85 tuổi.

Theo ông Tsuji, trước chiến tranh, người Nhật Bản sống đoản thọ hơn nhiều so với người phương Tây. Nhưng chỉ trong 20 năm gần đây, họ đã trở thành người sống thọ nhất trên thế giới.

GS. Tsuji cho rằng sự trường thọ của người Nhật Bản là do chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo vốn là điều tiêu biểu ở nước Nhật. Chính điều này khiến tỷ lệ các ca đau tim và đột qụy ở Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các nước khác. GS. Tsuji cũng đề cập đến hệ thống bảo hiểm y tế công cộng phổ biến ở Nhật Bản đã cho phép tất cả mọi người được chăm sóc sức khỏe với chi phí tương đối rẻ, rồi hệ thống thoát nước thải được cải thiện sau chiến tranh cũng mang lại rất nhiều lợi ích.

GS. Tsuji cho biết khi đi vào điều tra cụ thể hơn, người ta phát hiện thấy các ông bà già cao tuổi thường có "12 thói quen" sau: 

Xét trên toàn cầu, nước có tuổi thọ cao liền sau Nhật Bản là Monaco (trung bình người dân sống đến năm 81,2 tuổi, trong đó số năm sống mạnh khoẻ là 72,9 năm).

Tiếp theo là San Marino với tuổi thọ trung bình của người dân là 80,6 tuổi, số năm sống mạnh khoẻ là 73,4 năm.

Ở Australia, tính trung bình, người dân sống đến năm 80,4 tuổi, số năm sống mạnh khoẻ là 72,6.

Tuổi thọ trung bình của dân Pháp là 79,8 tuổi (xếp hạng 25) với số năm sống mạnh khoẻ là 70,6.

Tuổi thọ trung bình của dân Mỹ là 77,3 tuổi (xếp hạng 27) với số năm sống mạnh khoẻ là 69,3 năm.

 

* Ăn ba bữa mỗi ngày vào những thời điểm không đổi.
* Nhai kỹ thức ăn.
* Ăn nhiều chất xơ từ rau và hoa quả.
* Uống trà thường xuyên.
* Không hút thuốc.
* Có bác sĩ tại gia.
* Độc lập.
* Tham gia những hoạt động giúp thay đổi tâm trạng.
* Đọc báo.
* Xem tivi.
* Thường xuyên đi ra ngoài.
* Thức dậy và ngủ dậy vào những giờ không đổi.

 

Tuy nhiên, GS. Tsuji cũng cảnh báo rằng tương lai của tuổi thọ ở Nhật Bản thì không sáng sủa lắm. Trên thực tế, số liệu thống kê trong năm 2005 mà Bộ Y tế Nhật Bản thông báo mới đây cho thấy phụ nữ Nhật Bản vẫn có tuổi thọ cao nhất thế giới nhưng tuổi thọ của nam giới nước này chỉ xếp hạng 4 trên thế giới. Lần đầu tiên trong 32 năm qua, đất nước mặt trời mọc không còn nằm trong top 3 nước cao nhất trên thế giới xét về tuổi thọ của nam giới. Tính chung cả hai giới, tuổi thọ của người Nhật giảm lần đầu tiên trong 6 năm gần đây.

Thay đổi về xã hội: Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

GS. Tsuji chỉ ra rằng số lượng người hút thuốc tăng mạnh trong giai đoạn sau chiến tranh và thói quen ăn uống đã thay đổi đáng kể khi người dân Nhật Bản ăn nhiều hơn lượng thức ăn có lượng chất béo cao như thịt. Ngày nay, hơn một nửa đàn ông Nhật Bản hút thuốc - chiếm mức cao nhất trong các nước phát triển, cao gấp đôi so với tỷ lệ ở Mỹ.

Tuy nhiên, có lẽ sự thay đổi về xã hội có nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến triển vọng sức khoẻ của người dân Nhật là sự biến mất của những mạng lưới cộng đồng. Với xu hướng chuyển từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có cha mẹ và các con), người già ngày càng bị tước mất cảm giác an toàn, được bảo vệ.

Hậu quả là, mặc dù không có con số thống kê chính thức, vẫn có nhiều ca người già bị chết bởi “cô đơn” trong ngôi nhà của họ, đặc biệt là trong các thành phố. Chính cụ bà Yone Minagawa cũng tổ chức sinh nhật lần thứ 114 của mình vào ngày 4-1-2007 tại một nhà dưỡng lão ở thị trấn Fukuchi (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản).

Ngoài ra, GS. Tsuji cũng nhấn mạnh rằng truyền thống văn hóa lâu đời của Nhật Bản là tôn trọng người già "đang lụi tàn nhanh chóng". Ông nói rằng nếu cứ theo đà này, người Nhật Bản có thể không tiếp tục chiếm mức tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới trong tương lai.

Theo Tuổi trẻ

 

Tuổi hạc, tuổi vàng

 

Vào khoảng đầu thế kỷ hai mươi, sống được tới tuổi 40, là các cụ ta đã mở tiệc ăn mừng "tứ tuần đại khánh". Mà sống tới 70 tuổi thì cả là một sự hiếm có: "Nhân sinh thất thập cổ lai hy".

Cho nên, chúc tụng nhau, ngoài sự giàu có, ruộng cả ao liền, con cái tốt lành "như tranh, như rối ", các cụ còn chúc nhau "Bách niên giai lão". Với vua chúa, thì được kính chúc " Thánh Thọ vô cương" hoặc " Thọ tỷ Nam Sơn".

Ở các nước Tây phương Âu Mỹ cũng vậy, sự ước muốn được sống lâu vẫn là một ám ảnh của mọi người. Từ tuổi thọ tối đa 17 tuổi vào thời Cổ Hy Lạp, 25 tuổi thời Cesar Đại Đế tới 45 tuổi vào đầu thế kỷ hai mươi, thì con người luôn luôn tìm đủ mọi cách để tăng tuổi thọ. Ngày nay, sống tới tuổi 75 là một sự bình thường. Và người ta đang nghĩ tới sự lập câu lạc bộ những lão trượng 100 tuổi trở lên vào năm 2020 với con số hội viên dự đoán là 200.000 người ở nước Mỹ .

Nói đến việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử, ta phải nghĩ ngay tới ông bạn hàng xóm vĩ đại Trung Hoa. Kể từ các triều đại Châu, Tần, Hán, Tấn trở đi, đều có những phương sĩ, người luyện kim, chuyên luyện thần dược cho vua uống. Mục đích là để các ngài sống mãi mà trị vì thiên hạ cũng như là để mình vàng gần gũi với nhiều người đẹp, không bị chê là bất lực. Tần Thủy Hoàng Đế, để tìm thuốc trường sinh, cũng cử hai phái đoàn phương sĩ do Từ Phước, Lư Sinh ra biển Đông kiếm thần dược.

Đến ngay như trên thiên đình cũng còn có vị Thái Thượng Lão Quân chuyên luyện linh đan cho Thượng Đế, khiến cho Hầu Già Tề Thiên Đại Thánh, nhập cung Đâu Xuất, uống vào một bụng, thọ ngang Ông Bành Tổ .

Các khoa học gia Âu, Á đã dầy công nghiên cứu, tìm tòi những phương thức, những dược liệu để trì hoãn sự lão suy cũng như kéo dài tuổi thọ. Gần đây, một số đông giới trẻ cũng có khuynh hướng chuyên về ngành lão khoa. Sinh viên dự bị Y khoa Nguyễn Khải của Đại học Y khoa Los Angeles, mới 22 tuỏi mà đã quyết định chuyên nghiên cứu về ngành này hầu chăm sóc cha già ngoài 70 tuổi và các vị lão trượng đồng hương, bản xứ.

Và mới đây, sau khi hoàn tất chuyến du hành không gian, lão- Thượng- Nghị -sĩ John Glen lại chẳng mang lại cho nhân loại một số kiến thức về vài vấn đề liên quan đến người già.

Nói chung, kết quả của mọi nghiên cứu đều rất lạc quan, khích lệ. Ta thấy tuổi thọ con người đã tăng và biết bao nhiêu người, dù tuổi đã cao, mà nom còn son trẻ như tuổi 18, 20. Nhất là ở quý vị nữ giới, phu nhân...

Trở lại vấn đề tuổi Vàng, tuổi Hạc, thì người trong cuộc nhiều khi cũng có những suy tư, những ý nghĩ lẩn thẩn về mình, về niên kỷ của mình. Nhất là sống ở một thời đại khoa học quá tiến bộ, thiên hạ sinh hoạt theo vi tính, nhẹ tình người.

Chẳng hiểu tại sao ta lại có câu "đa thọ, đa nhục" rồi " lão giả an chi", già an phận.

Tại mình cho rằng mình đã thành vô dụng, phụ thuộc con cái, đau yếu, bệnh hoạn, cô đơn, gánh nặng của gia đình, không thích nghi với hoàn cảnh, chỉ nghĩ tới qúa khứ, ngày một hao mòn... chờ ngày chết.

Hay là xã hội không biết được và xử dụng được nhiều ưu điểm, nhiều tích cực của người già. Những khôn ngoan, từng trải, những chín chắn, già dặn, gừng càng già càng cay. George Burns, trên 100 tuổi vẫn hoạt bát, hấp dẫn trong hoạt động kịch nghệ. Khi 68 tuổi, Charles de Gaulle được coi như la người duy nhất tránh được cuộc nội chiến cho nước Pháp, bằng cách trao trả độc lập cho Algérie năm 1958. Tài danh Michelangelo để lại cho hậu thế nhiều kiệt tác, chỉ ngưng làm việc khi ông mất vào tuổi 89. Và còn biết bao nhiêu người già không vô dụng khác nữa như Pablo Picasso, Mohandas Gandhi, Vương hồng Sển, Nguyễn Hiến Lê...

Cũng có vị cao niên cảm thấy không thoải mái với việc những chính trị gia, kinh tế gia, xã hội học. Họ coi con số người già một ngày một tăng, sẽ là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia, cho gia đình, con cái, vì tình trạng không sản xuất, quá phụ thuộc của họ. Nào trợ cấp an sinh xã hội, nào tiền già, nào thẻ khám bệnh miễn phí..

Theo dõi trên truyền thông, ta thấy "Vấn đề về Người Già " đã được ồn ào nêu lên: An sinh Xã hội lâm nguy ! Ai trả tiền cho người già đây? Gánh nặng chăm sóc bố mẹ già một ngày một tăng cho con cái ! Tình cảnh khốn đốn của người già ! v...v... Tuổi già có đáng để mang nhiều hư cấu xấu như vậy không? Tuổi già có đành an phận già là vô dụng, là không còn hoạt động, không cởi mở, thích nghi, kém khả năng tình dục, gánh nặng cho gia đình, cộng đồng?

Có những dẫn chứng cụ thể, những thống kê phủ nhận những huyền thoại, những vô nghĩa vừa nêu.

Schopenhauer, triết gia người Đức có nói: "Moị sự thực đều trải qua ba giai đoạn. Lúc đầu nó bị nhạo báng, rồi nó bị phản đối kịch liệt, cuối cùng thì nó được chấp nhận là tự nó có giá trị."

Phần tích cực, phần đóng góp có xây dựng của người cao niên vào xã hội, cộng đồng cũng như gia đình đã và đang được tuyên dương, nhất là khi tỷ số quý cụ trong tổng số dân chúng ngày một gia tăng.

Cơ quan Kiểm Kê Dân Số Hoa Kỳ dự đoán vào năm 2050, nước Mỹ sẽ có 300 triệu công dân và số quý cụ trên 65 tuổi là 68 triệu, tức là gần 30% tổng dân số. Sự gia tăng này sẽ tạo ra nhiều dịch vụ, công việc và nghề chuyên môn mới.

Đọc tuần báo Newsweek số cuối tháng 10 năm 1999, ta thấy một bài có tiêu đề lớn:"Với các nhà doanh nghiệp, các luật sư, các bác sĩ, thì tuổi già sẽ đem lại cho họ cả một kho vàng"

Bài báo có một câu sau đây đáng để các bạn trẻ chọn nghề lưu ý : "Bất cứ một sinh viên nào xuất chúng về khoa học nghiên cứu tuổi già và tiến trình già, lại có thêm một bằng cấp luật khoa hay hành chánh tài chánh thì coi như đã có giấy phép in bạc giấy "

Mà để có được sự đóng góp hữu hiệu, cụ thể, các cụ chắc cũng phải có một sự sửa sọan, làm sao duy trì được phần lớn cái nhiệt huyết, hăng say, cái khả năng tinh thần và thể xác của thuở trung niên.Ta vừa an hưởng tuổi vàng, vừa làm việc hữu ích với bà con, họ hàng,lối xóm .

 

Trường sinh trong Triết học.

Cũng như các dân tộc khác, người Trung Hoa xa xưa đã có một khái niệm, một triết lý về sự sống lâu.

Lão Tử õ từng quan niệm là nếu một sự vật có thể biến thành sự vật khác thì với con người, sự chết cũng có thể thành bất tử. Như con nòng nọc có đuôi kia biến thành con cóc, con nhái, con sâu róm lột xác thành con bướm. Đạo Lão cho con người sống là nhờ sự hoà hợp của âm / dương, nếu giữ được sự hòa hợp này thì cuộc sống kéo dài.

Quan niệm này đã và vẫn là căn bản cho Y thuật Trung Hoa cùng các nước chịu ảnh hưởng văn hóa quốc gia này như Việt Nam, Triều Tiên. Lão cũng khuyên người ta phải tiết kiệm sinh lực bằng vô vi, tập phép hô hấp để tăng dưỡng khí cho não bộ, ăn nhiều trái cây, kiêng rưọu, thịt và sống cho phải đạo.

Câu chuyện người Luigi Cornaro, sanh năm 1470, sống cuộc đời phóng đãng hơn 30 năm. Thầy thuốc nói nếu tiếp tục như vậy sẽ không qua được tuổi 50. Ông ta bèn thay đổi nếp sống, tiết độ hơn và kết qủa là sống tới tuổi 103, để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm giá trị về bảo vệ sức khỏe. Hai trăm năm sau, nhiều người đã áp dụng lối sống của Cornaro .

Triết gia Plato, thọ 81 tuổi, khuyên ta không được rượu chè say sưa, nhất là ở tuổi trung niên, nếu muốn trường thọ.

Thủy tổ nền y học tây phương Hippocrates, sống tới 80 tuổi, nhắc nhở con người nên từ từ, dung hòa ở mọi lãnh vực để giữ gìn nhựa sống. Nhất là từ khi đặt chân lên ngưỡng cửa 60.

Có người muốn kéo dài sự sống thì cũng có người quan niệm ngược lại. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là lẽ thường của tạo hóa, hà cớ chi phải bận tâm quá đáng. Sự chết cũng tốt cho loài người. Tre già măng mọc, đèn cạn dầu đèn tắt. Và đã hưởng hết lạc thú rồi thì cầu sống lâu làm gì?

 

Trường sinh trong huyền thoại

Huyền thoại Hy lạp, Ấn độ, La mã ghi lại nhiều giai thoại trường sinh thần tiên.

Nàng Eos yêu Tithonus hết mình, muốn cùng chàng bên nhau mãi mãi. Nàng xin Thần lãnh đạo Thiên Đường Zeus cho chàng được bất tử. Tithonus sống mãi, nhưng càng sống lâu càng trở nên đau yếu, bệnh hoạn và phải nuôi trong phòng riêng. Eos trở nên buồn, vì nàng đã quên không xin cho chàng vừa sống lâu vừa giữ được vẻ thanh xuân. Nàng đi kiếm người tình khác.

Người Ả Rập hay kể cho nhau nghe câu chuyện nhân vật quen thuộc El Khidr với Giếng Nước Vĩnh Cửu: Một hôm tình cờ El Khidr rửa con cá khô trong giếng nước, con cá tự nhiên quẫy động, sống lại. Không bỏ lỡ cơ hội, El Khidr nhẩy xuống giếng tắm và trở thành bất tử .

Hi Lạp xưa cũng có suối nước vĩnh cửu trong rừng Jupiter, mà, theo tục truyền, ai tắm nước đó sẽ được phục hồi tuổi trai tráng và khỏe mạnh.

 

Trường sinh trong văn học, nghệ thuật.

Văn nhân thi xưa nay cũng khao khát sự trường thọ.

Thi sĩ Hy lạp Hesiod tả hình ảnh đầy hấp dẫn của giống người Golden Race, sống lành mạnh tới cả trên trăm tuổi. Đến khi chết, họ ra đi một cách nhẹ nhàng, thoải mái như đi vào giấc ngủ say.

Pindar thì tả cảnh thiên đường trường thọ của dân chúng trong một hải đảo giữa biển Atlantic: sống cả ngàn năm trong hoan lạc, không biết gì đến đau yếu, bệnh tật.

Trong tiểu thuyết Lost Horizon xuất bản năm 1933, James Hilton tả cảnh sống thiên đường của dân chúng ở vùng Shangri-La .

Trong sách Metamorphoses, thi sĩ La Mã Ovid kể lại chuyện vua Aeson của Hi Lạp được phục hồi sức khỏe bằng cách chích vào tĩnh mạch một hỗn hợp điều chế từ máu cừu đực chưa thiến, da rắn, thịt cú và rễ nhiều thảo mộc khác nhau.

 

Trường sinh với các nhà thám hiểm

Nhiều nhà thám hiểm cũng đã giương cờ đi khắp năm châu bốn bể để tìm thuốc trường sinh.

Juan Ponce de Leon, người Tây Ban Nha, đã lên đường thám hiểm Tân Thế Giới với hy vọng kiếm được thuốc hồi xuân. Ông ta đã già yếu, không thỏa mãn được cô vợ trẻ sung sức. Đồng thời ông ta cũng muốn có thần dược dâng Quốc Vương Ferdinand II. Không kiếm ra thuốc, nhưng ông ta đã tìm ra tiểu bang phì nhiêu, hiền hòa Florida năm 1513. Ông ta qua đời vì vết thương bị nhiễm độc trong khi giao tranh với thổ dân gốc Indian vào tuổi 63.

Tần Thủy Hoàng Đế, sau khi gồm thâu lục quốc, dựng nghiệp Đế, muốn bất tử để trị vì trăm họ. Ông đã phái các phương sĩ Từ Phước và Lư Sinh căng buồm ra Biển Đông tìm thần dược. Lư Sinh, Từ Phước không tìm ra linh dược, nhưng đã lánh nạn và tìm được những mùa xuân bất tận cho nhiều thế hệ con cháu trên đất Phù Tang mầu mỡ.

Năm 1498, Columbus tuyên bố là đã tìm ra miền vĩnh cửu ở dọc theo bờ biển Venezuela, gần đảo Trinidad.

 

Trường sinh với căn bản khoa học.

Bên cạnh những ý kiến, dữ kiện khó tin, nhiều người đương thời đã có cái nhìn nghiêm túc hơn về sự hóa già và phương cách trì hoãn diễn biến này.

Tu sĩ dòng Franciscan kiêm khoa học gia Roger Bacon đã lý luận rằng con người già vì sự mất bớt nhiệt năng bẩm sinh. Nếu sống hợp lý cộng với thuốc men hiệu nghiệm, ta có thể trì hoãn sự mất mát này và sống lâu hơn. Ông ta hỗ trợ thuốc chế từ thịt rắn, tim hươu nai và một vài thảo mộc trong rừng ở Nam Phi hay nước san hô, ngọc trai. Nhưng phương thức mà ông ta ưa thích nhất là hít sinh khí hơi thở của trinh nữ.

Người Do Thái khi xưa cũng tin rằng con gái trẻ là phương thuốc chữa bệnh tốt. Vua David, khi về già không được khỏe, người cứ lạnh toát, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ ấm. Thần dân bèn đặt Người nằm cạnh những thiếu nữ với ý định là để chân khí từ thiếu nữ tiếp sức cho vua cha. Và Ngài khỏe ra.

Boerhaave, danh y người Đức, sống từ 1668 tới 1738, cũng khuyên viên thị trưởng Amsterdam là nếu muốn lấy lại sinh lực thì hãy nằm giữa hai thiếu nữ còn trinh.

Công dụng Hơi Thở thiếu nữ cũng thấy ghi trong ngôi mộ cổ của một lão nhân Ai cập, nói rằng ông ta sống tới tuổi 115 là nhờ những hơi thở này.

Nhà luyện kim kiêm y sĩ Paracelsus của Đức, vào thế kỷ 16 đã tin tưởng rằng lão hóa là do sự thay đổi hóa chất trong cơ thể như sự rỉ sét của kim loại. Ông ta khuyên nên ăn uống cân bằng, ở trong vùng khí hậu ôn hoà, dùng những thuốc do ông ta chế.

Theo Leonardo Da Vinci, con người mau già là do hậu quả của mạch máu dầy lên, máu lưu thông khó khăn, dinh dưỡng suy giảm .

Những thế kỷ kế tiếp, việc tìm kiếm phương thức trì hoãn sự lão hóa mang ít nhiều tính cách khoa học hơn và được thực hiện bởi nhiều nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề này.

Mùa thu năm 1885, Charles Ed. Brown Sequard, 72 tuổi, nguyên giáo sư Đại học Harvard, hùng hồn trình bầy trước các học giả uy tín của College de France. Ông ta cho hay là đã lấy lại được sinh lực, thỏa mãn đòi hỏi tình dục của người vợ trẻ bằng cách dùng nước tinh chế từ ngọc hành loài chó. Y giới mọi nơi vội vàng áp dụng môn thuốc này, nhưng hiệu quả không được như lời nói.

Sau Thế chiến thứ nhất, viên Y sĩ người Nga, Serge Vernof, sang Pháp và cấy tế bào ngọc hành cho nhiều người để tăng cường sinh lý.

Ở Mỹ, mấy năm sau, John Romulus Brinkly cũng áp dụng phương pháp này cho thân chủ, kiếm được nhiều tiền, mua đài phát thanh và ra tranh cử chức Thống đốc tiểu bang Arkansas.

Descartes, Benjamin Franklin, Francis Bacon, Christopher Hufeland ...với nhiều công sức nghiên cứu đều tin tưởng là sự lão hóa và sự tử vong sẽ bị khoa học khuất phục. Hufeland còn khuyên ta nên tránh sự tức giận, sự tự hủy hoại và coi chúng là kẻ thù của trường thọ.

 

Các nghiên cứu gần đây.

Jean Martin Charcot, Y sĩ Pháp, được nhiều người coi là cha đẻ của Lão-khoa-học, xuất bản cuốn sách đầu tiên về khoa này năm 1867 nhan đề Clinical Lectures on Senile and Chronic Diseases. Tác giả đề nghị nghiên cứu diễn tiến sự hoá già, nguyên nhân già, thay đổi cơ thể khi về già.

Bác sĩ Ignatz Leo Nascher vận động để các trường Y Khoa đặt nặng phần nghiên cứu vấn đề liên quan tới hóa già

Sir Peter Medawar và Sir Mac Farlane Burnet là những người đầu tiên lưu ý tới ảnh hưởng của gene trong sự lão hoá.

Sau thế chiến thứ hai, tốc độ nghiên cứu về vấn đề già phát triển mạnh. Tờ báo uy tín Journal of Gerotology ấn hành số đầu tiên vào năm 1946 ở Hoa Kỳ.

Từ năm 1970, tại Mỹ, do sự đòi hỏi của dân chúng, các khoa học gia và chính trị gia liên kết thúc đẩy chính phủ trợ cấp nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu các vấn đề về lão hóa. Do sự ủng hộ tích cực củaThượng Nghị Sĩ Alan Cranton, cơ quan Quốc Gia Tuổi Già ( National Institute of Aging) được chính thức thành lập năm 1976. Cơ quan này có ngân sách cao tới cả nửa tỷ mỹ kim và chuyên chú về các vấn đề liên quan tới người cao tuổi .

Ngày nay, trên thị trường thương mại, ta có thể kiếm được nhiều chất hoặc được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền về y khoa học , hoặc được người chế ra quảng cáo là có công hiệu trì hoãn sự lão hoá.

Nhớ lại vào giữa thập niên năm mươi, đồng bào ta ở Việt Nam nhiều người đua nhau dùng thuốc Gerovital-KH3. Thuốc này được một y sĩ Lỗ Ma Ni điều chế và nghe nói các nhân vật nổi danh như Tưóng De Gaulle, Thủ tướng Adenauer, văn hào Sommerset Maugham cũng dùng thử. Gerovital vẫn còn được bán tự do ở Âu Châu, nhưng không được cơ quan Dược Phẩm Hoa kỳ công nhận giá trị chống lão hóa.

Nhiều người hiện đang dùng các loại sinh tố, khoáng chất, anti-oxidant, các loại kích thích tố, Q-10, Glutathione, Melantonin, Sod, DHEA, Omega-E ..Và được giới thiệu là có thể làm chậm sự lão hoá.

Các khoa học gia đang đi xa hơn trong công việc này. Họ nhắm vào việc thay đổi gene trong nhiễm thể tế bào, việc giới hạn tác hại của các phó sản trong biến hóa căn bản của tế bào.

Đi xa hơn nữa, họ nghĩ tới chuyện thay thế những bộ phận hư hao bằng bộ phận tạo ra do chính tế bào của mình, được nuôi dưỡng, cấu tạo trong phòng thí nghiệm hay trên bào thai, để tránh hiện tượng khước từ thông thường. Một ngày nào đó, biết đâu ta lại chẳng tân trang được cơ thể con người và chỉ cần đưa đi kiểm tra định kỳ mười năm một lần.

 

Kết luận

Trở lại với thực tại, ta thấy tuổi thọ con người đã tăng đáng kể trong hơn trăm năm qua.

Chừng nửa thế kỷ nữa, Hoa Kỳ sẽ có khoảng 75 triệu người trên 65 tuổi trong tổng số trên dưới ba trăm triệu dân. Tại các quốc gia khác, số người cao tuổi cũng tăng theo cùng nhịp độ. Đó là thành qủa những tiến bộ tuyệt vời của khoa học cũng như sự thay đổi neap sống của loài người.

Nhà bác học người Pháp, Louis Pasteur, năm 1856, đặt nền móng cho việc tiêu diệt hầu hết các bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân tử vong cao ở các thế kỷ trước, đã là người có công đầu trong việc tăng gia tuổi thọ.

Rồi khi sống lâu, loài người lại phải đối phó với những khó khăn mới gây ra do môi trường cũng như do thói quen, những bệnh nan y. Con người đã ý thức được vấn nạn đó và đang ứng phó rất hiệu nghiệm, tài tình.

Do sự tăng gia số, người cao tuổi sẽ có nhiều mầu sắc mới, sinh hoạt mới trong gia đình, xã hội. Những người trên 70 tuổi sẽ có nhiều việc để làm trong khoảng thời gian trên dưới 30 năm còn lại của cuộc đời. Sẽ có nhiều người, 70, 80 tuổi còn đi làm, hoặc đi học để cập nhật kiến thức.

Tỷ lệ lão niên nữ sẽ cao hơn nam vì sống lâu hơn . Sẽ có nhiều cặp nhân tình đầu bạc sống chung để nương tựa, đầm ấm với nhau. Sẽ có nhiều trường hợp con cái dọn về ở với cha mẹ già để các người bớt đơn côi.

Kỹ nghê phục vụ nhu cầu người cao tuổi sẽ phát triển mạnh. Hãng du lịch sẽ phát triển mạnh để thảo mãn nhu cầu người già.

Đồng thời, khối cử tri của người cao tuổi sẽ có ảnh hưởng nhiều tới các vấn đề trọng yếu của quốc gia. Người già sẽ lấy lại được sự trân trọng như trong thời kỳ nữ hoàng Anh Quốc Victoria xưa kia.

Và trong tương lai, khoa học nghiên cứu sẽ hướng nhiều vào việc "tăng đời sống cho năm tháng chứ không chỉ tăng năm tháng cho cuộc đời" (adding life to years, not just adding years to life). Để nhân loại sống trong thế kỷ thứ hai mươi mốt với tinh thần "Sống lâu, Sức khoẻ, mọi vẻ mọi hay".

 

Đọc sách Hoàng Đế Nội Kinh, thấy ghi câu vấn đáp sau đây:

"Người đời thượng cổ, đều sống đến cả trăm tuổi là mức thường, mà hoạt động không suy giảm; người đời nay tuổi vừa nửa trăm, mà hoạt động đã suy giảm. Có phải chăng là do thời thế xưa và nay khác nhau ?

Đáp: Người đời Thượng cổ, ăn uống có chừng đỗi, thức ngủ có giờ giấc, không phí sức bậy bạ. Cho nên thể chất cũng như tinh thần đều được câu toàn, mà hưởng trọn tuổi trời, sống đúng với mức trăm tuổi mới chết.

Người đời nay thì không phải thế. Lấy rượu làm nước uống, lấy quấy làm thường, ăn uống no say thì chui vào buồng kín, vì dâm dục làm khô tinh dịch, hao tán chân khí; không biết cách bảo trì cho sức khoẻ được đầy đủ, không biết theo thời ngự trị tinh thần, chuyên theo việc khoái trí vui lòng, vui chơi nghịch với lẽ sống, ăn uống thức ngủ không chừng mực. Cho nên tuổi thọ vừa mới năm mươi mà sức khoẻ đã hao mòn vậy ".

 

Xem chi tiết toàn bộ nội dung bài (còn tiếp)

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness