TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 20
  • Hôm nay: 866
  • Tháng: 6349
  • Tổng truy cập: 5151614
Chi tiết bài viết

“Bong bóng” nhà đất TP.HCM đang được bơm căng, chừng nào nổ?

Theo chuyên gia Phan Công Chánh, tất cả nhà đầu tư chuyên nghiệp, dân môi giới từng trải qua thời kỳ sốt đất đỉnh điểm năm 2007 đều biết chiêu bơm, thổi đẩy giá làm khan hiếm hàng, khiến người mua tin rằng sốt đất thật. Trên thực tế, thị trường nhà đất các khu vực như Thủ Đức, quận 9, Nhà Bè… hiện nay đang bị làm giá, vì giá trị thực chỉ bằng 1/3 giá thị trường.

Địa ốc 24h: “Bong bóng” nhà đất TP.HCM đang được bơm căng, chừng nào nổ?

Ảnh minh họa.

Nếu bong bóng bất động sản tại Sài Gòn nổ, ai chịu thiệt?

Giá đất nền ở vùng ven TP.HCM đang tăng lên chóng mặt. Người có đất khấp khởi mừng nhưng cũng không ít ý kiến lo lắng chu kỳ "sốt ảo" của 10 năm trước đang trở lại.

Trước thực trạng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cảnh báo: “Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiện tượng này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Cái lợi chỉ có giới đầu tư hưởng, nhưng cái hại thì người dân, ngân hàng và cả thị trường gánh. Lấy ví dụ năm 2007, khi thị trường bị thổi lên cao rồi bong bóng vỡ, ngân hàng điêu đứng, nhà đầu cơ phá sản, khách hàng nhận ra mình mua đất với giá ngất ngưởng”. 

Cuộc mua bán tỷ đô: Cạm bẫy rủi ro trên thị trường bất động sản

Mới đây, một công bố của JLL cho thấy, việc thâu tóm bất động sản từ M&A được xem là một cách để tối đa hóa giá trị mang lại hiệu quả cao, nhưng thông thường thì bất động sản được xem xét trong giai đoạn sau của cuộc đàm phán, khi mà nhiều vấn đề “ẩn giấu” lộ diện.
Theo báo cáo của JLL, cứ năm thương vụ thì sẽ có ít nhất một thương vụ thất bại khi xem xét đến yếu tố bất động sản cho đến khi thỏa thuận được ký kết, điều này có thể làm gia tăng rủi ro, khó ước tính chi phí và dễ dẫn đến sai lệch trong chiến lược kinh doanh. 
Trước khi xuất hiện ý tưởng lấp biển trong đồ án Quy hoạch phân khu (tỉ lệ 1/2.000) khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP.Nha Trang) đang gây bức xúc hiện nay, đã có không ít các công trình, dự án xâm phạm vịnh Nha Trang.
Thực tế bãi biển ở thành phố biển xinh đẹp này đang phải oằn lưng gánh trên mình quá nhiều dự án, che khuất tầm nhìn... 
Hà Nội: Nghịch lý nhà ở xã hội càng xuống cấp, thu tiền thuê càng cao
 
Tòa nhà CT19A - khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) là một trong những khu nhà ở xã hội (NOXH) cho thuê dành cho cán bộ công chức, viên chức đầu tiên của Hà Nội. Với trên 500 căn hộ, khu NOXH này chỉ đáp ứng được nhu cầu của số ít cán bộ công chức trên địa bàn Thủ đô.
Để được thuê NOXH tại đây, các công chức, viên chức phải trải qua cuộc xét duyệt chỉ tiêu, chấm điểm khắt khe và chặt chẽ. Thế nhưng, hiện người dân sinh sống tại các tòa nhà này đang vô cùng bức xúc khi giá cho thuê nhà tăng bất hợp lý. 

Đất “vàng” quy hoạch bãi xe, công viên thành tổ hợp ăn nhậu

Nằm trên khu đất “vàng” thuộc phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy) hệ thống nhà hàng ăn uống mang tên “Thế giới bia Lã Vọng” hoành tráng được hoạt động từ mấy năm nay.

Dù lãnh đạo TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý sai phạm, khắc phục hậu quả, nhưng đến nay tổ hợp nhà hàng ăn uống quy mô lớn “mọc” trên khu đất được quy hoạch làm bãi đỗ xe, cây xanh, vườn hoa này vẫn tồn tại gây nhiều bức xúc. 

Khu du lịch không phép bị “tố” gây ô nhiễm môi trường

Theo phản ánh của người dân, khu du lịch Pù Luông Retreat rộng 3.000m2, có 9 bungalow dạng nhà sàn, bể bơi lộ thiên và 4 nhà sàn khác, đã đi vào hoạt động. Ở cuối bản Đôn cũng có một chủ đầu tư mua đất của 2 hộ dân để làm du lịch, hiện xây gần xong 3 nhà sàn, chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Tuy nhiên, cả 2 khu du lịch này đều chưa có quy hoạch và chưa được cấp phép xây dựng. Thậm chí, nước thải sinh hoạt của khu du lịch Pù Luông Retreat còn xả thẳng ra mó nước uống của người dân rồi chảy xuống khu ruộng bậc thang. Nước chảy ra có mùi hôi, mùi chất tẩy rửa nên mọi người không thể lấy nước từ mó về ăn uống. 

HOÀNG HÀ

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness