TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 12
  • Hôm nay: 1048
  • Tháng: 6531
  • Tổng truy cập: 5151796
Chi tiết bài viết

Cập nhật phương pháp điều trị suy thận mạn tính

Mặt Trái Của Nước Dừa

Đăng ngày: 2013-12-11

Nước dừa là một loại thức uống cao cấp, nhất là đối với người dân của một số nước không có bóng một cây dừa trên xứ họ. Còn đối với người dân xứ nhiệt như Việt Nam thì đây cũng là thức uống lý tưởng đối với nhiều người. Vì ai cũng cho nó là gần như tuyệt đối trong sạch, vô trùng và lại ngon ngọt, mát mẻ. Có người còn nghe nói các bác sĩ đã nhiều lần sử dụng Nước dừa thay cho nước biết để truyền cho các bệnh nhân, các chiến sĩ bị bệnh trong chiến khu (đang thiếu dịch truyền trầm trọng lúc bấy giờ). Như thế rõ ràng đây là một thức uống lý tưởng và vô hại (vì nếu có hại, ai dám dùng thay thế cho dịch truyền?)

 

Nước dừa là một loại thức uống cao cấp

Thực tế là có nhiều người biết tai hại của Nước dừa, đó là ai? Là bà con ta ở nông thôn. Tôi còn nhớ lúc nhỏ, ông bà cô bác vẫn thường dặn: “đi xa ngoài nắng, về nhà đừng uống nước dừa, sẽ trúng đó!” “Trúng” đây có nghĩa là gì? Đó là ngã bệnh một cách nhanh chóng, ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao, thậm chí nếu đã đang mang bệnh trước đó thì có khi nguy hiểm đến tính mạng!

Tại sao một thức uống coi hiền lành trong sạch nhất so với các thức uống tự nhiên khác mà lại có thể tai hại nguy hiểm đến thế? Có thật vậy không, vì đâu có nghe tài liệu khoa học nào nói đâu!

Đúng là tài liệu khoa học của Tây y không có nói đến sự nguy hiểm, tai hại của Nước dừanhưng người dân bình thường, nhất là ở nông thôn có biết đến điều này. Đó là vì họ căn cứ vào thực tiễn, một thực tiễn vô cùng khắc nghiệt vì đôi khi họ phải trả giá bằng sinh mạng hay sức khỏe của họ. Chính thực tiễn đã dạy họ những bài học nhớ đời và do đó nó có giá trị hơn tất cả những luận cứ trong sách. Có thể họ không giải thích được tại sao, nhưng họ có kinh nghiệm. Kinh nghiệm từ đời ông cha họ để lại và họ đã thấy đúng.

 

Ngày nay tôi có được những khám phá về sự tai hại của Nước dừa cũng chính nhờ sự dạy dỗ của ông bà, của quần chúng. Nhờ những kinh nghiệm dân gian, tôi đã nghiên cứu sâu, theo dõi nhiều trường hợp và đến nay, sau một thời gian lâu dài kiểm nghiệm, tổng kết tôi có thể khẳng định Nước dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống nhiều và thường xuyên (ví dụ: ngày nào cũng uống 3 – 4 trái dừa). Nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh. Các bệnh nhân này nếu uống nhiều dừa sẽ gánh lấy hậu quả tai hại vô cùng. Còn đối với những người chưa có bệnh gì trầm trọng, nhưng nếu lạm dụng uống nhiều nước dừa mỗi ngày, cơ thể họ cũng tự nhiên sinh ra những bệnh mà trước kia họ không hề có. Ví dụ  như bệnh mắt (như cườm nước), bệnh nhức đầu kinh niên, bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, tim thòng, tim to, tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp, mỏi mệt gân cốt, làm biếng, mau mệt, trĩ nội, lòi dom, sa dịch hoàn, dễ bị xuất huyết nộ, rong kinh huyết trắng (do lạnh), loãng máu, u sầu, chán đời, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục (liệt dương, dương nuy), v.v... đặc biệt là dân nghề võ hay đá banh (túc cầu) rất kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu cũng vì nó làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhảy lanh lẹ và bền sức được.

Tôi có anh bạn thân đã được các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết là bị bệnh tim nhưng chữa mãi vẫn không khỏi. Sau này anh có dịp đi nhiều nước công tác. Đếu mỗi nơi anh đều nhờ bạn đưa vào bệnh viện ở ngoại quốc để khám và điều trị, nhưng không nơi nào chữa được bệnh của anh, thậm chí bệnh viện uy tín nhất ở Thái Lan còn cho rằng anh bị bệnh bao tử chứ không phải bệnh tim (Nhưng họ vẫn không chữa khỏi được). Sau cùng, anh đến nhờ tôi chữa bệnh. Khi nghe anh kể triệu chứng xong, tôi hỏi: “mỗi ngày bạn uống bao nhiêu trái dừa, bạn nói cho đúng đi rồi tôi sẽ chữa cho bạn”. Anh ngạc nhiên hỏi tại sao tôi lại biết anh uống nước dừa? Nhưng rồi anh cũng cho biết mỗi ngày uống 3-4 trái trong vòng nhiều năm!

Tôi nói đó chính là nguyên nhân bịnh của anh mà tôi cam đoan là ít ai biết – anh cũng công nhận tôi là người đầu tiên nói về vấn đề này.

 

Uống quá nhiều nước dừatrong một thời gian dài sinh ra lạnh tim

Vì đã biết được nguyên nhân bệnh của anh là do uống quá nhiều nước dừa trong một thời gian dài nên sinh ra lạnh tim, khiến tim đập chậm, yếu ớt, do đó có cảm giác mệt mỏi, nặng ngực, khó thở. Tôi chỉ dùng Điếu Ngải Cứu + hơ nóng vùng phản chiếu tim ở mặt, bàn tay, và ở ngực (vùng tim). Bạn tôi cảm thấy dễ chịu, dễ thở ngay. Và sau 10 lần điều trị, hiện nay anh đã đỡ nhiều.

Thật ra nước dừa, nhất là dừa xiêm rất tai hại cho những ai lạm dụng nó một thời gian lâu dài (như trường hơp bạn tôi) vì nước dừa thuộc âm, tức là nó có tính hạ huyết áp. Tuy nhiên nói nước dừa luôn luôn có hại là không đúng. Vì có lúc nước dừa cũng chữa được bệnh. Đó là tùy ở cách dùng của chúng ta là tùy trường hợp bệnh mà xem xét có nên sử dụng hay không. Vả lại ở những người bình thường thỉnh thoảng dùng nó cũng không có hại gì. Tôi xin nhắc lại nước dừa chỉ có hại khi ta lạm dụng nó hoặc sử dụng nó vào các trường hợp bệnh cấm kỵ dùng. Ví dụ: bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh (nhưng nếu là mệt tim do nóng thì lại dùng được và có tác dụng tốt!). Nếu chúng ta dùng không đúng lúc cũng rất tai hại. Ví dụ: dùng nước dừa vào buổi tối lại có thêm nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) nên rất dễ bị bệnh. Nếunước dừa uống vào buổi sáng hay buổi trưa thì đỡ hại hơn (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).

Để tóm kết đoạn nói về nước dừa tôi xin nhắc lại các bạn là ta nên thậm trọng khi sử dụng nước dừa, một loại thức uống tưởng là bổ dưỡng, vô hại mà thật ra rất tai hại nếu ta lạm dụng hay dùng không đúng lúc đúng bệnh. Nói cho cùng, sự điều độ bao giờ cũng là thầy thuốc hay. Nếu mọi việc trong đó có ăn uống mà ta biết điều độ thì bệnh rất khó nảy sinh. Điều độ là một trong các bí quyết của sức khỏe vậy.

Trích từ sách "ẨM THỰC DƯỠNG SINH" của GS,TS BÙI QUỐC CHÂu

 

Bài giảng điều trị suy thận mạn

(Dieutri.vn - Trang chuyên về y dược học, dành cho các bác sỹ, dược sỹ, học viên và sinh viên tự đăng bài viết về sức khỏe, trao đổi chuyên ngành nội bộ nhằm nâng cao kiến thức phục vụ công việc !)

Nguyên nhân gây suy thận mãn khác nhau tùy theo nước, ở Mỹ và Anh bệnh gây suy thận mãn nhiều nhát là tiểu đường và cao huyết áp trong khi đó tại Trung Quốc nguyên nhân hàng đấu gây suy thận là do viêm cầu thận.

Định nghĩa

Suy thận mãn là sự giảm dần độ lọc cầu thận (3 hay 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục toàn bộ chức năng của thận: rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, ứ đọng các sản phảm azote máu…

Năm 2002, NKF-DOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of the National Kidney Foundation (NKF)) đưa ra định nghĩa Bệnh thận mạn bao gồm cả bệnh suy thận mãn. Các tài liệu quốc tế thời gian gần đây đều áp dụng định nghĩa và cách phân độ bệnh thận mạn theo NKF-DOQI.

Định nghĩa bệnh thận mạn theo NKF-DOQI: Bệnh thận mạn là tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc và chức năng của thận, có hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận, biểu hiện bằng bất thường về bệnh học hoặc các xét nghiệm của tổn thương thận (bất thường xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hình ảnh học thận) hay độ lọc cầu thận < 60 ml/ phút/ 1,73 m2 da  ≥ 3 tháng có hay không kèm tổn thương thận.

Nguyên nhân

Bất kỳ bệnh nào trước thận, tại thận, sau thận lâu dài => tổn thương thận.

Trước thận: Cao huyết áp, bệnh mạch máu thận ....

Tại thận: Viêm cầu thận, bệnh thận do thuốc giảm đau, bệnh thận do tiểu đường...

Sau thận: Sỏi thận, lao niệu, viêm thận bể thận mạn...

Nguyên nhân gây suy thận mãn khác nhau tùy theo nước, ở Mỹ và Anh bệnh gây suy thận mãn nhiều nhát là tiểu đường và cao huyết áp trong khi đó tại Trung Quốc nguyên nhân hàng đấu gây suy thận là do viêm cầu thận.

Các yếu tố gây suy thận tiến triển

Các bệnh thận tiến triển

Do còn tồn tại bệnh miễn dịch.

Các yếu tố tăng nguy cơ tổn thương thận

Bội nhiễm, tắc nghẽn hệ niệu (CT, siêu âm giúp phát hiện bệnh), thuốc độc thận (gentamycin, tetracycline, hypothiazid).

Tăng huyết áp hệ thống

Tiểu đạm : Hiện diện đạm trong mô kẽ, tế bào ống thận gây viêm xơ hóa ống thận mô kẻ => xơ hóa cầu thận. Đây là phản ứng chống lại chất lạ của vi cầu thận khi có sự hiện diện của protein.

Loạn dưỡng mỡ

Các yếu tố gây tổn thương ống thận mô kẻ: Ca++ , P, Creatinine.

Các yếu tố khác: hút thuốc lá, nam giới, béo phì …

Lâm sàng

Phù

Do nguyên nhân suy thận mạn, tình trạng giữ muối nước, suy tim kết hợp.

Thiếu máu

Xảy ra sớm (khi creatinine máu > 2mg/dl), mức độ thiếu máu tùy theo giai đoạn suy thận. Suy thận càng nặng thiếu máu càng tăng.

Tăng huyết áp

80% bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp.

Các biểu hiện của hội chứng ure máu cao

Cơ năng:

Buồn nôn, nôn, chán ăn, ngứa, mệt mỏi, cảm giác yếu, lạnh.

Thực thể:

Da vàng tái (do ứ tụ urochrom).

Hơi thở có mùi ammoniac hoặc mùi giống nước tiểu.

Liệt dây thần kinh, thay đổi tâm thần : lú lẫn hoặc hôn mê (bệnh thần kinh do ure máu cao).

Xuất huyết.

Vôi hoá mô mềm, hoại tử mô mềm.

Tiếng cọ màng ngoài tim có thể kèm tràn dịch màng tim.

Chẩn đoán xác định

Bệnh cảnh lâm sàng.

Giảm độ lọc cầu thận

Độ lọc cầu thận dựa vào độ thanh lọc Creatinine, bình thường 100 - 120 ml/ phút/ 1,73 m2 da.

Tính theo công thức cổ điển:

C = U x V/P

C: Độ thanh lọc creatinine (ml/ phút).

U: Nồng độ creatinine trong nước tiểu (mg%).

P: Thể tích nước tiểu trong 1 phút (ml/ phút), tính từ thể tích nước tiểu 24 giờ.

Độ thanh lọc creatinin cao hơn độ lọc cầu thận khoảng 10% (do creatinin còn được lọc qua ống thận).

Có nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra công thức ước tính độ thanh lọc creatinin, trong đó công thức Cockroft - Gault và MDRD thường được dùng.

Công thức Cockroft - Gault:

Cl-Cr (ml/ phút) = {(140 - tuổi) × trọng lượng (kg)}/{72 × Creatininine máu (mg/dl)} × 0,85: với bệnh nhân nữ)

Tính GFR theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease):

GFR (mL/min per 1.73 m2) = 1.86 x (PCr)–1.154x (age)–0.203  ( x 0.742 : Với nữ).

Các xét nghiệm khác

Hình ảnh học thận: Siêu âm, Doppler, CT, MRI.

Sinh thiết thận: Phân loại bệnh thận.

Kháng thể miễn dịch đặc hiệu.

Nước tiểu: Tiểu máu, tiểu đạm, tế bào, trụ.

Nếu trên siêu âm: thận teo và không phân biệt tủy vỏ hay kết quả sinh thiết thận: Xơ chai cầu thận, xơ hoá mô kẽ, teo ống thận là biểu hiện giai đoạn muộn, tổn thương bất hồi phục.

Phân độ suy thận mạn theo giai đoạn:

 Mức độ

Cl-Cr (ml/ phút)

Creatinine máu(Micromol/ ml)

Triệu chứng lâm sàng

Độ I

 

60- 41

< 130

Bình thường

Độ II

 

40- 21

130- 299

Thiếu máu nhẹ

Độ III a

 

20- 11

300- 499

Triệu chứng tiêu hóa.

Thiếu máu vừa

Độ III b

 

10- 5

500- 900

Thiếu máu nặng

Hội chứng ure máu cao

 Độ IV

< 5

> 900

Tiểu ít

Chẩn đoán nguyên nhân

Chẩn đoán nguyên nhân giai đoạn sớm để làm chậm tiến triển suy thận. Khi thận đã teo, GFR < 20- 30 ml/ phút việc chỉ định sinh thiết thận không cần thiết.

Điều trị

Nguyên tắc

Giảm tốc độ tiến triển suy thận mãn, ngăn tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Cải thiện các biểu hiện và triệu chứng của suy thận mạn (Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu…).

Kiểm soát huyết áp, tiết chế đạm, kiểm soát biến dưỡng.

Trị bệnh thận, loại bỏ các chất độc thận.

Tùy theo mức độ suy thận mạn sẽ có điều trị khác nhau.

Giai đoạn bệnh thận mạn và những việc cần làm:

Xác định giai đoạn của bệnh thận mạn chủ yếu dựa vào độ lọc cầu thận.

Giai đoạn bệnh thận mãn

Giai đoạn

Mô tả

 GFR  (ước tính)       (ml/phút/1,73m2 da)

Việc cần làm

1

Tổn thương thận với GFR bình thường hoặc tăng

≥90

Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân , làm chậm tiến triển bệnh thận, giảm yếu tố nguy cơ gây STM

2

Tổn thương thận với GFR giảm nhẹ

60–89

Đánh giá sự tiến triển

3

GFR giảm trung bình

30–59

Đánh giá và điều trị biến chứng

4

GFR giảm nặng

15–29

Chuẩn bị điểu trị thay thế thận

5

Suy thận

<15

Điều trị thay thế thận

Chế độ ăn

Đạm và phosphorus:

Theo GFR  (ước tính)       (ml/phút/1,73m2 da)

Protein, g/kg/ ngày

Phosphorus, g/kg/ ngày

≥ 60

Không hạn chế đạm

Không hạn chế

30- 59

0.6 g/kg/ ngày gồm 0.35 g/ kg/ ngày đạm có giá trị dinh dưỡng cao

10

< 30

 

0.6 g/kg/ ngày gồm 0.35 g/ kg/ ngày đạm có giá trị dinh dưỡng cao. Hoặc

10

0.3 g/kg/ ngày + EAA  (0,2- 0,3 g/ kg/ ngày)

9

GFR
 

0.8 g/kg/ ngày (+1 g đạm /g 1g đạm niệu). Hoặc

12

0.3 g/kg/ ngày + EAA  (0,2- 0,3 g/ kg/ ngày) (+1 g đạm /g 1g đạm niệu)

9

Chống chỉ định điều trị dinh dưỡng/ suy thận mạn.

Chán ăn, nôn ói nhiều.

Không nhận đủ năng lượng/ ngày (35Kcal/kg/ngày).

Không chịu đựng nỗi chế độ ăn kiêng.

Đang bị các tình trạng thoái biến đạm (nhiểm trùng nặng, đại phẫu).

Có các biểu hiện viêm màng ngoài tim.

Viêm thần kinh ngoại vi rõ trên lâm sàng.

Các thành phần dinh dưỡng khác:

Lipid (40- 50% tổng năng lượng) với tỷ lệ acid béo đa bão hoà/ bảo hòa= 1/1.

Đường (45- 55%).

Chất xơ (20- 25g), khoáng chất (Muối 1- 3g, canxi 1,4- 1,6g, kali 40- 70 mEq…).

Vitamin (B1, B6, B12,  E, C…).

Tổng năng lượng: Bệnh nhân < 60 tuổi: 35Kcal/kg/ngày, ≥ 60 tuổi: 30- 35 Kcal/kg/ngày.

Tăng huyết áp

Huyết áp mục tiêu dựa theo protein niệu:

Protein niệu

Huyết áp mục  tiêu (mmHg)

≤ 1 g/ 24h

Huyết áp ≤ 130/80 (Huyết áp trung bình ≤ 98)

> 1g/ 24g

Huyết áp ≤ 125/75 (Huyết áp trung bình ≤ 92)

Bệnh nhân lọc máu định kỳ nên giữ Huyết áp ở mức 135/ 85 mmHg.

Điều trị không dùng thuốc: Hạn chế muối (Na+ < 100 mEq/ ngày), hạn chế đạm, điều trị rối loạn Lipid máu (chỉ định trên bệnh nhân < 65 tuổi kèm rối loạn nặng).

Điều trị thuốc hạ áp:

Lợi tiểu: Là thuốc được lựa chọn đầu tiên, thường dùng nhóm lợi tiểu quai (Thiazide không hiệu quả khi creatinine ≥ 2,5 mg%),không dùng lợi tiểu giữ kali.

Cl - Cr < 20 ml/ phút: Liều cao nhất của Furosemide là 160 mg/ ngày ( 320- 400 mg với liều uống). Dùng liều cao hơn không hiệu quả , gây độc tính trên tai.

Bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu định kỳ không nên dùng lợi tiểi.

Thuốc chẹn giao cảm:

Chẹn bêta: Cần thiết khi bệnh nhân có kèm bệnh mạch vành.

Dùng chẹn bêta tan trong mỡ (propranolol, Alprenolol…).

Chẹn a và ß (Labetalol): rất có hiệu quả, lưu ý thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.

Thuốc ức chế Canxi:

Không hại đến thận, được dùng rộng rãi.

Phối hợp với nhóm thuốc ức chế men chuyển thường dung nạp tốt và rất hiệu quả trong điều trị hạ áp.

Nhóm không Dihydropyridine (Diltiazem, Verapamil…) có tác dụng bảo vệ thận.

Thuốc ức chế men chuyển:

Chỉ định đầu tiên ở bệnh nhân tiểu đường có đạm niệu, Tăng huyết áp/ bệnh thận khác.

Có tác dụng bảo vệ thận, phối hợp với lợi tiểu để giảm huyết áp và làm chậm tiến triển suy thận.

Không dùng khi creatinine ≥ 3 mg%.

Thuốc đồng vận a 2 giao cảm trung ương (Clonidine, Methyldopa, Monoxidine…): Thường dùng Methyldopa( Aldomet 250 mg, 2- 4 viên / ngày), gây tác dụng phụ lừ đừ, buồn ngủ, khô miệng, tổn thương gan.

Điều trị thiếu máu

Cơ chế chính: Thiếu Erythropoietin, ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như ức chế tủy xương, tán huyết (do hội chứng ure máu cao), mất máu, thiếu sắt và folate.

Hb mục tiêu: 10- 12 g/dl.

Erythropoietin (Epokin):

Bắt đầu điều trị thiếu máu khi Hb < 10 g/dl.

Trước khi điều trị:

Phải khảo sát serum ferritine.

Tìm các nguyên nhân khác gây thiếu máu (viêm nhiễm mạn tính, cường lách, ngộ độc nhôm, hội chứng urea máu cao (điều trị bằng lọc thận…).

Chống chỉ định: Cao huyết áp kháng trị, co giật không kiểm soát được.

Theo dõi: Hct, hồng cầu mỗi tuần để điều chỉnh liều thích hợp.

Bổ sung Fe, vitamin B12, B6, acid folic.

Điều trị xuất huyết

Nguyên nhân:

Thiếu yếu tố đông máu không quan trọng.

Ức chế kết dính tiểu cầu vào tế bào nội mạch (urea máu cao).

Tế bào nội mô mạch máu tăng tiết PG I2 làm giảm kết dính tiểu cầu vào thành mạch.

Giảm chất lượng tiểu cầu do giảm tiết thromboxan.

Điều trị:

Phòng ngừa: Truyền máu, Erythropoietine (trên bệnh nhân thiếu máu)

Chảy máu cấp: Cryoprecipitate (cải thiện yếu tố Von - Willebrand), Desmopressin (Dẫn xuất Vasopressin).

Điều trị lâu dài: Estrogen tổng hợp (cơ chế không rõ).

Điều trị bệnh xương do thận

Nguyên nhân: Giảm bài tiết Phosphat qua thận, giảm hấp thu canxi qua đường tiêu hoá, giảm sự biến đổi từ 25- hydroxyl vitamin D thành 1,25- dihydroxy vitamin D.

Điều trị: Dựa vào nồng độ canxi máu, phosphat máu và PTH máu trong lựa chọn thuốc điều trị. Cắt bỏ tuyến phó giáp khi có chỉ định.

Thuốc: Calcitriol (vitamin D3), Calcium carbonate, Hydroxide nhôm.

Điều trị suy tim

Nguyên nhân: Tăng huyết áp, ứ dịch ngoại bào, các yếu tố gây xơ vữa mạch, thiếu máu, rối loạn chuyển hoá canxi - phosphor.

Điều trị: Hạn chế muối nước, điều trị thiếu máu, ức chế men chuyển, kiểm soát huyết áp.

Digoxin, thuốc dãn mạch khi có chỉ định. Lưu ý phải giảm liều Digoxin.

Lượng Digoxin thải mỗi ngày = 14% + (Độ thanh thải creatine (ClCr))/5 (14% là lượng digoxin thải qua gan mỗi ngày).

Điều trị toan máu

Duy trì dự trữ kiềm 20 - 22 mEq/l.

Thuốc: NaHCO3 hoặc Na citrate, chỉ dùng khi HCO3 - ≤ 16 mEq/l, dùng liều 0,5mEq/kg/ngày và điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.

Điều tri bằng lọc máu ngoài thận

Chỉ định:

Suy thận mạn với GFR < 10 ml/phút hay sớm hơn (< 15 ml/phút) ở bệnh nhân tiểu đường.

Hoặc ở giai đoạn sớm hơn khi bệnh nhân có những chỉ định cấp cứu đe dọa tính mạng:

Tăng Kali máu không đáp ứng điều trị nội khoa.

Toan chuyển hóa (khi việc dùng Bicarbonate có thể gây quá tải tuần hoàn).

Quá tải thể tích không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.+ Hạ Na+ có triệu chứng (< 120 mEq/l).

Viêm màng tim, biểu hiện bệnh não, chảy máu trầm trọng do hội chứng urê huyết cao.

Thoái dưỡng tăng cao: Creatinine tăng > 2mg%/ ngày, BUN tăng> 30 mg%/ngày.

Các phương pháp lọc máu ngoài thận:

Thận nhân tao.

Thẩm phân phúc mạc.

 

Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền

Tác giả : Thạc sĩ PHẠM XUÂN PHONG (Viện Y học cổ truyền Quân đội)

Vai trò của thận và các bệnh lý thận theo quan điểm Đông y

Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan có nhiều vai trò rất quan trọng như: thận vi tiên chi bản mệnh chi căn, thận chủ thủy dịch, thận tư phong tàng, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh tủy, thận khai khiếu vô nhĩ, cập nhĩ âm, thận kỳ hoa tại phát, thận tàng chí... Vì vậy khi thận bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe.

Bệnh thận trong Đông y được gọi là thủy lũng. Thủy lũng nằm trong bệnh chứng “cổ”, là một trong tứ chứng nan y: “phong, lao, cổ, lại”. Đây là bệnh có biểu hiện rất phức tạp, hư thực thác tạp, trên lâm sàng rất khó xác chẩn.

Khi thận bị bệnh, có thể sẽ biểu hiện rất nhiều triệu chứng ở các cơ quan: sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, biến loạn xương khớp. Trong thực tế, các thầy thuốc thường chia làm ba loại chính:

Loại bệnh về chức năng bế tàng: Vô sinh, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, tảo tiết, ù tai, kiện vong, đau lưng, rụng tóc...

Loại bệnh về thủy: phù thũng, lâm chứng, di niệu...

Những bệnh khác của các tạng phủ liên quan trực tiếp đến thận như:hen suyễn, ngũ canh tả...

Điều trị bệnh thận thế nào?

Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của những tổn thương thận, nhờ đó giúp các thầy thuốc có thể điều trị bệnh thận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh phức tạp và gây hậu quả nặng nề nên bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Viêm cầu thận mạn tính thường được phân loại điều trị theo Bản hư và Tiêu thực. Bản hư bao gồm phế tỳ thận hư, khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư. Tiêu thực bao gồm ngoại cảm, thủy thấp, thấp nhiệt, ứ huyết... Trên cơ sở đó, thầy thuốc có thể thay đổi bài thuốc mà cơ bản là bổ bản hư kết hợp với tả tiêu thực.

Suy thận mạn tính có thể chia làm chính hư và tà thực. Trong đó chính hư bao gồm tỳ thận khí hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư, khí âm lưỡng hư, âm dương suy kiệt. Tà thực bao gồm thấp trọc, thủy khí, ứ huyết, thấp nhiệt, phong động... Tại viện Y học cổ truyền Quân đội, các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu điều trị cho 117 bệnh nhân và đạt kết quả nhất định, các triệu chứng đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ngứa... được cải thiện.

Một số chú ý khi điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền

Ngày nay, các thuốc Đông y đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên việc dùng thuốc không đúng cách và không theo dõi sát sẽ gây những hậu quả có hại cho người bệnh thận.

- Ngộ bổ: thận đa hư chứng nên thường dùng thuốc bổ, nhưng nếu thận quá hư nhược (viêm cầu thận, suy thận mạn) kèm theo tà khí (thấp nhiệt, thủy thấp, ứ huyết), dùng thuốc bổ sẽ làm cơ thể không dung nạp được, tà khí bị lưu giữ (bổ năng lưu tà) làm bệnh nặng thêm.

- Ngộ trị: bệnh thận hay có phù, vì vậy việc dùng các thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm rối loạn nặng thêm.

Hiện trên thị trường có hơn 60 loại thuốc Đông y có thể gây suy thận nặng nề không hồi phục. Do đó thầy thuốc cần hết sức thận trọng khi chọn lựa và sử dụng cho bệnh nhân.

Một số thuốc Đông y có tác dụng trên bệnh thận

- Hoàng kỳ làm giảm đạm niệu, tăng khả năng miễn dịch.

- Lôi công đằng làm giảm đạm niệu, tăng protein trong máu.

- Thủy diệt làm giãn mạch máu, tăng nồng độ prostaglandin, tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn ngoại vi.

- Xuyên khung ức chế tập trung tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống oxy hóa, bảo vệ thận.

- Đông trùng hạ thảo làm tăng interleukin, tăng tế bào lympho.

- Đan sâm giúp tăng sự thanh thải của thận, tăng lưu lượng máu qua thận, chống xơ hóa thận.

 

Lương y Đào Hồ Phong Giao nói về tác dụng của thuốc nam

(PLO) -  Xuất thân từ gia đình nhiều đời theo nghề thuốc, cộng với niềm đam mê khám phá những cây thuốc dân gian, bác sĩ - lương y Đào Hồ Phong Giao (50 tuổi, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã nghiên cứu thành công nhiều bài thuốc dễ kiếm, hiệu nghiệm. Theo ông, bệnh suy thận cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng bài thuốc tự chế rất đơn giản, rẻ tiền.

Cây cỏ mực và đỗ đen trị bệnh suy thận cấp

Thành phần chính của bài thuốc là cây cỏ mực - cỏ nhọ nồi (có tên đông y là hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Hai loại thảo dược này rất tốt trong việc chữa trị chứng suy thận cấp, tức bệnh suy thận ở cấp độ mới mắc phải. 

Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp như sau: Tiểu đêm, ngủ hay gặp ác mộng, tóc bạc sớm kèm biểu hiện đau lưng mỏi gối. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị.

Ông Giao hướng dẫn: Hái cỏ mực đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. 

Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen phù hợp với mọi cơ địa, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Uống chừng vài thang thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu đêm thưa dần rồi giảm hẳn; đồng thời ăn ngon, ngủ ngon hơn. 

Bài thuốc không chỉ bổ thận mà còn giúp hệ thống cơ xương phát triển tốt. “Tây y bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp canxi trực tiếp. Còn Đông y bổ xương cũng thông qua việc tạo canxi nhưng thông qua bồi bổ thận”, lương y Giao giải thích. 

 

 Cây cỏ mực (có nơi còn gọi là cỏ nhọ nồi)

Tuỳ thể trạng từng người, bệnh tình thuyên giảm nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên đặc tính chung của thuốc  nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Cũng liên quan đến chứng suy thận, ông Giao khuyên mọi người nên chú trọng bảo vệ cơ quan này bởi thận giữ vai trò cốt yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh: “Thận hoạt động tốt, chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải hết ra ngoài, ắt bệnh tật tiêu tan”.

Phương pháp cai nghiện bằng châm cứu và thuốc đông y

Ngoài bài thuốc chứa suy thận cấp. ông Giao cũng cho biết có thể áp dụng liệu pháp châm cứu kết hợp thuốc đông y vẫn giúp con nghiện cắt cơn nghiện hiệu quả, đồng thời giảm chi phí đáng kể. 

Phương pháp châm cứu có tác dụng kích thích vào hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo hoóc môn của cơ thể, tạo sự cân bằng giúp con nghiện cắt cơn. Tất nhiên mỗi người nghiện ma tuý, nội tạng tổn thương ở mức độ khác nhau nên phương pháp kích thích bằng kim châm cứu cũng khác nhau. Mỗi lần châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào nhóm huyệt trên dưới 10 huyệt đạo. Thời gian châm cứu chỉ kéo dài chừng nửa tiếng đồng hồ. 

Khi áp dụng liệu pháp này, thầy thuốc cần nắm rõ chu kì lên cơn nghiện của con nghiện. Căn cứ vào đó, phải tiến hành châm cứu trước thời điểm phát cơn một tiếng đồng hồ nhằm giúp cơ thể sản sinh hoóc môn ức chế kịp thời. “Thông thường, mỗi liệu trình châm cứu kéo dài từ 15 - 25 ngày. 

Nếu con nghiện lên cơn 2 – 3 lần/ngày thì cũng phải châm cứu cắt cơn tương đương chừng đó lần. Bên cạnh tác dụng kích thích quá trình tạo hoóc môn kháng thể, châm cứu còn giúp ổn định hệ thần kinh người nghiện”, ông Giao trình bày.

Song song với quá trình châm cứu, người nghiện ma tuý nên sử dung bài thuốc “Thập toàn đại bổ” nhằm bổ dưỡng ngũ tạng tổn thương, lấy lại sức đề kháng. 

Bài thuốc gồm thành phần như sau, liều lượng mỗi vị dao động từ 6 đến 20g: Đản sâm (có tác dụng bổ khí, sơn thù; nói cách khác là bổ thận âm), bạch truật (bổ tỳ, tăng đề kháng, kích thích ăn uống), hoài sơn (bổ tỳ, khí), thục địa (bổ thận dương), sài hồ (bổ thận âm, thanh nhiệt), cam thảo (giải độc, làm trung hoà các dược liệu), bạch chỉ (kháng viêm, có tác dụng trị đau vùng thượng đình), táo nhân; và viên chỉ (có tác dụng an thần, bổ tâm can). 

Đem bài thuốc trên sắc lấy nước uống, thời gian uống là trước bữa ăn chừng 30 phút. Theo ông Giao, nếu kết hợp song song liệu pháp châm cứu và uống thuốc sẽ rút ngắn thời gian cai nghiện hơn. Nguyên lý chung của hai phương pháp đều nhằm mục đích tạo sự cân bằng cơ thể, ổn định thần trí. Từ đó người nghiện “quên” đi cơn “đói” ma tuý.

Tương tự bài thuốc nam trị chứng suy thận cấp, cai nghiện bằng y học cổ truyền giúp con nghiện rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, sử dụng thuốc đông y hoàn toàn không lo lắng xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nhất là người nghiện ma tuý sử dụng nhiều thuốc tây y dễ gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Vị lương y cung cấp thêm, tất cả mọi người, nhất là người lớn tuổi đều có thể áp dụng bài “Thập toàn đại bổ” để tăng cường sức khoẻ. 

 

bác sĩ: Đào Hồ Phong Giao ngụ đường Hoàng Hoa thám , Phường 5 , quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh nói về chữa bệnh thận bằng đông tây y kết hợp. Bài thuốc của ông dùng cho người suy thân cấp gồm có 2 vị  là : Cỏ mực + đậu đen sao vàng, nấu nước uống.Phù hợp với mọi cơ địa, mỗi ngày dùng :30g cỏ mực ( nhọ nồi ) đã thái nhỏ sao vàng + 40 g đỗ đen sao cháy vừa, đun sôi chắt uống như nước hàng ngày.

Và đây là đoạn nội dung của bài thuốc tôi cóp về :

 Cây cỏ mực và đỗ đen trị bệnh suy thận cấp Thành phần chính của bài thuốc là cây cỏ mực - cỏ nhọ nồi (có tên đông y là hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Hai loại thảo dược này rất tốt trong việc chữa trị chứng suy thận cấp, tức bệnh suy thận ở cấp độ mới mắc phải.

Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp như sau: Tiểu đêm, ngủ hay gặp ác mộng, tóc bạc sớm kèm biểu hiện đau lưng mỏi gối. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Ông Giao hướng dẫn: Hái cỏ mực đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen phù hợp với mọi cơ địa, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Uống chừng vài thang thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu đêm thưa dần rồi giảm hẳn; đồng thời ăn ngon, ngủ ngon hơn.

 

Bài thuốc không chỉ bổ thận mà còn giúp hệ thống cơ xương phát triển tốt. “Tây y bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp canxi trực tiếp. Còn Đông y bổ xương cũng thông qua việc tạo canxi nhưng thông qua bồi bổ thận", lương y Giao giải thích. Tuỳ thể trạng từng người, bệnh tình thuyên giảm nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên đặc tính chung của thuốc nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Cũng liên quan đến chứng suy thận, ông Giao khuyên mọi người nên chú trọng bảo vệ cơ quan này bởi thận giữ vai trò cốt yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh: “Thận hoạt động tốt, chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải hết ra ngoài, ắt bệnh tật tiêu tan". 

Tôi nhận thấy có 1 vị thuốc gần giống nhau : đó là cây cỏ mực và cây mực . Vậy tôi rất mong nhận được thông tin thêm về các bài thuốc dân gian, bạn nào biết rõ hơn, và đã có người nhà sử dụng 2 bài thuốc mà tôi đã nêu, hoặc bài khác, xin đóng góp giúp tôi.

ĐÂY LÀ CÂY MỰC.

 Tôi xin Chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các bạn xa gần .

 

Cỏ mực cây thuốc nam đặc biệt

Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, Y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảoviết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ.Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.

Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

 

Cỏ mực cầm máu trị thương

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Viêm lợi, chảy máu chân răng: cỏ mực 20g, ngân hoa 10g, chi tử 10g, hoàng liên 10g, bạch mao căn 20g, tang diệp 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết: cỏ mực, cỏ sữa, tang diệp, bạch mao căn mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.

Hoặc cỏ mực, râu ngô, cỏ mần trầu, mã đề thảo, rau má mỗi thứ một nắm nấu nước uống trong ngày.

Và một số loại bệnh khác

Can khí uất kết: Biểu hiện đau tức hạ sườn phải, da vàng tiểu đỏ, đại tiện bí kết, tinh thần bứt rứt, ăn ít, giấc ngủ không yên. Dùng bài: cỏ mực 20g, hạ liên châu 16g, củ đợi 10g, rau má 20g, mã đề thảo 16g, lá đinh lăng 20g, cỏ mần trầu 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Loét lưỡi, viêm miệng: cỏ mực 20g, rau má 20g, hoàng liên 10g, tang diệp 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lá đinh lăng 16g, sài hồ 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh tâm hỏa, chống viêm, tiêu độc.

Viêm gan virut: cỏ mực 24g, hạ liên châu 16g, nhân trần 12g, đan bì 10g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, bạch truật 12g, ngũ gia bì 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng từ 10 – 15 ngày liền. Công dụng: chống viêm, lợi gan mật, lợi tiểu, phục hồi chức năng gan.

Viêm mũi xuất tiết: cỏ mực 20g, thương nhĩ 10g, cây cứt lợn 20g, trần bì 10g, cát cánh 16g, phòng sâm 16g, kinh giới 12g, sinh khương 6g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh zona: cỏ mực 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 16g, nam hoàng bá 16g, củ đinh lăng 12g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 12g, ngân hoa 10g, kê huyết đằng 16g, huyền sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 – 4 ngày là bệnh lui.

Hội chứng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, đau tức vùng hạ sườn phải, túi mật căng, da vàng mắt vàng. Phép điều trị là chống viêm, thông đường dẫn mật, nếu có sỏi thì bài thạch, ống dẫn mật thông suốt thì các triệu chứng sẽ hết.

Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này

 

Qua tìm hiểu thông tin trên mạng qua báo  và y học, qua thực tế tôi đã dùng trà mướp đắng (chứa nhiều vitamin C)để uống tiêu phù khi có bầu.Tôi thấy nếu bạn nào không bị bệnh suy thận phù ,mà chỉ suy thận  thì không dùng lá cây muối( chứa nhiều vi ta min C ) trong bài thuốc của chị Dung nói trên.

 

ĐÂY LÀ CÂY NỔ

Còn cây quýt có gai và cây nhọ nồi thì ai cũng biết

Hiện nay có 2 loại bệnh suy thận:  suythận cấp và suy thận mãn.

Thận  suy cấp : mới phát nguyên nhân do ăn uống có thể chữa khỏi dứt điểm bằng tây y.Triệu chứng : đau lưng mỏi gối đi tiểu đêm nhiều lần, tóc bạc sớm, ngủ hay gặp ác mộng.

Thận suy mãn : lâu ngày thành độ 1 2,3,4,5.phù nề,..tây y chỉ làm cho ngừng không phát triển thêm kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để kéo dài thời gian cho bệnh nhân khỏi phải chạy thận nhân tạo, ghép thận.Theo tây y loại này người bệnh phải dùng thuốc cả đời.

TRIỆUCHỨNG:

- Buồn ngủ, mệt mỏi: Là triệu chứng thường gặp nhất của suy thận giai đoạn đầu. Những biểu hiện đầu tiên rất dễ bị bỏ qua. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên buồn ngủ, mệt mỏi, đặc biệt là với những người có áp lực công việc cao.

Đa số bị xoáy vào vòng quay của công việc, khi mệt mỏi chỉ cần nghỉ ngơi chút là hồi phục, nên càng dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh.

. Sắc mặt vàng nhạt: Là một trong những triệu chứng thường gặp của bênh suy thận giai đoạn đầu. Là do thiếu máu gây nên, những biểu hiện này phát triển hết sức chậm, trong thời gian ngắn sẽ không thấy có bất cứ biểu hiện gì bất thường, giống như chúng ta gặp nhau hàng ngày thì khó có thể phát hiện ra những thay đổi.

. Phù nề: Là một trong những triệu chứng có biểu hiện trực quan nhất của bệnh suy thận giai đoạn đầu. Đây là một biểu hiện dễ nhận ra nhất. Do thận không lọc bỏ được lượng nước dư thừa khiến cho nước tích trong các mô của cơ thể. Giai đoạn đầu chỉ phù nề ở mắt cá chân, vùng mắt, sau khi nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm. Nếu tiếp tục phát triển sẽ dẫn đến phù nề toàn thân, bệnh đã đến giai đoạn nặng.

. Lượng nước tiểu thay đổi: Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh suy thận giai đoạn đầu, do chức năng của thận bị suy giảm gây ra triệu chứng này. . Khi chức năng lọc của thận suy giảm, tùy theo tình trạng của bệnh mà lượng nước tiểu tích tụ cũng giảm đi.

Ngay cả khi về mức bình thường, do những độc tố trong nước tiểu được loại bỏ, chất lượng xuống cấp, không thể đào thải được những tạp chất còn tồn đọng trong cơ thể, cho nên ở một mức độ nào đó lượng nước tiểu không thể chứng minh được rằng thận của bạn là tốt hay xấu. 

Còn Đông y và cây lá nam thì chưa có kết luận chính xác, nhưng người bệnh cũng đành kết hợp  đông tây y, may ra qua được, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ .

              Chẩn đoán bệnh : Đây là mẫu bệnh của 1 bệnh nhân suy thận khá nặng,và làm cho nội tạng suy yếu toàn phần, xin giới thiệu cùng các bạn.

                Khám bệnh : Xếp dấu hiệu theo ngũ hành tạng phủ : Động mạch

 vành thuộc tim.  Cao mỡ máu, ở chỗ đông người dễ chóng mặt thuộc gan. Rối loạn tiền đình thuộc thận. Ra mồ hôi ban đêm, người lạnh, thuộc tâm dương hư. Mất ngủ do đi tiểu đêm thuộc thận dương hư. Khó thở thuộc phế bị co thắt nguyên nhân cũng do gan. Định bệnh : Gan hư không chứa đủ huyết (thiếu máu), tính tình dễ nóng giận bất thường làm khí huyết xáo trộn, co thắt gân cơ, máu bơm lên não không đủ, van tim đóng mở không đều, tâm trương số thứ hai khi bình thường là 80 khi hạ còn 60 do hẹp van tim làm mệt, lúc đó động mạch vành không đủ máu kéo trở về tim, có 2 nguyên nhân là nguyên nhân cơ học, sự đóng mở của van tim và nguyên nhân thiếu máu. . Theo ngũ hành tạng phủ có 3 hành liền nhau đều bệnh hư theo vòng tròn tương sinh là thủy, can, tâm. Phế bị co thắt khó thở là chức năng phế cũng yếu do người thuộc thổ cũng yếu, thổ yếu do tâm hỏa yếu, như vậy bệnh cũng đi qua đủ 5 hành là một bệnh nặng. Nếu chữa ngọn theo từng hành, sẽ chữa được hành này mất hành kia, bệnh sẽ biến chứng càng nghiêm trọng hơn. Chữa bệnh thiếu máu : Phải chữa vào hành can mộc, giúp can khí can huyết đầy đủ. Nếu chữa theo 5 chất của cơ thể và theo khí công, ngoài việc uống thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu (Sirop Tankwe-Gao hay Gin, có bán ở tiệm thuốc bắc) bổ sung chất thủy, tập khí công để chuyển hóa chất thủy chữa được chất thổ. Trước mỗi bữa cơm 5 phút pha 2 muổng canh sirop với 1 ly nước nóng, uống như một loại rượu khai vị trong bữa ăn, thì không có ảnh hưởng gì khi đang dùng thuốc tây. Cách chữa phối hợp khí huyết : Một mặt dùng thuốc bổ máu là bổ thùy, một mặt tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần. Cào Đầu, Cào Gáy, Chà Tai, Xoa Mặt, mỗi động tác 20 lần, mỗi ngày 2 lần tập liên tục, và uống thuốc đều đặn trong 1 tháng, sẽ phục hồi chức năng van tim, động mạch vành, thở dễ, hết chóng mặt ù tai khi ở chỗ đông người, hết rối loạn tiền đình, khỏi bệnh ra mồ hôi, đi tiểu đêm. Vì tập khí công đủ mạnh là sinh hóa, khi nghỉ ngơi nó sẽ chuyển hóa nuôi chất thủy, cùng lúc bổ sung chất thủy là thuốc sirop bổ máu, khí sẽ chuyển máu nuôi chất thổ bổ sung máu cho động mạch vành chuyển máu về tim, phục hồi chức năng của ngũ tạng lục phủ, tâm, can, tỳ, phế, thận đều được đầy đủ khỏe mạnh, giúp cơ thể ăn được ngủ được, tiêu hóa tốt, hết bệnh tật, chính là nhờ siêng năng tập luyện khí công, tập càng nhiều càng gia tăng tuổi thọ phòng chống được mọi bệnh tật. Kiêng ăn uống chất chua, chất lạnh, vì chất chua sẽ làm mất hồng cầu, mất máu, chóng mặt, chất lạnh sẽ đi tiểu nhiều. Uống bớt lượng nước mỗi lần chừng 1/2 ly là đủ. Ăn rau xanh phải có ít gừng làm ấm bao tử. Sau 8 giờ tối không được uống nước, và phải đi tiểu trước khi đi ngủ, để đêm không bị đi tiểu làm phiền giấc ngủ. Chữa bệnh mất ngủ, đi tiểu đêm : Nằm thở thiền trước khi đi ngủ 30 phút, đặt tay theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần làm cơ thể tăng dương hỏa, ấm người, ngủ ngon, khắc chế được thận thủy, biến thành thận khí, sẽ không còn bị bệnh đi tiểu đêm. Khi áp huyết đo ở 2 tay lên đều đến 130/85mmHg mạch 70-80 thì ngưng thuốc sirop bổ máu, chỉ cần tập khí công mỗi ngày đều đặn, và tập thở thiền mỗi tối là đủ. 

Bây giờ ta tìm hiểu về từng loại cây Thuốc đó, và nhiều cây khác có tác dụng tương tự  nha :

 

 1 . Cây nhọ nồi :Vị ngọt, chua, kinh vị vào 2 kinh : can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lị, dùng chữa can âm thận kém, lỵ và đi ngoài ra máu, làm đen râu tóc.chữa  mụn nhọt,sốt xuất huyết và cầm máu , rong kinh rất tốt.Đặc tính dược học :Chống sưng viêm, bảo vệ gan,làm hạ huyết áp,Trung hòa tác dụng của nọc rắn.

- đi ngoài ra máu : lấy cỏ nướng trên miếng ngới, tán bột, ngày dùng 8g với nước cơm.

**Tại Ấn độ :cỏ mực : trị sói đầu,nhuộm tóc, trị gan lá lách phù trướng,sưng gan vàng da và làm thuốc bổ tổng quát.

*TẠI TRUNG QUỐC, LÁ CHO LÀ GIÚP MỌC TÓC,chống sưng và chống nhiễm độc. THÂN cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, đau lưng, sưng ruột, sưng gan vàng da

.*Việt nam dùng trị xuất huyết nội tạng, ho ra máu,xuất huyết ruột chảy máu răng,nướu, lợi, trị sưng gan, sưng bàng quang,sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh,bó ngoài giúp liền xương. Cách dùng thông thường là dùng khô sắc uống,dùng ngoài da thì giã nát đắp lên vết thương.

-Tiểu ra máu : cỏ mực, mã đè bằng nhau, giã tươi uống ngày 3 lần , mỗi lần 1 chén, uống lúc đói. hooawcj nấu cháo với 100g cỏ mực + 3 lát gừng

-Trĩ ra máu : 1 nắm cỏ mực giã nát lấy nước pha vào chén rượu uống, bã đắp hậu môn

-Đứt tay chân lấy nhọ nồi nhai đắp, hoặc giã đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm : Lấy nhọ nồi tươi, giã nát  nấu thành cao, cô đặc,cho gừng, mật ong cô tiếp, ngày dùng 2 thìa, mỗi lần 1 thìa pha với nước ấm hoặc cho ít nước gạo để uống,cao này có tác dụng : bổ thận , ích tinh huyết.

Trẻ tưa lưỡi: nhọ nồi 4 g, lá hẹ 2g giã nhuyễn lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cứ 2 h chấm 1 lần.

 Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong Rong kinh, Trĩi ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng từ 6-12g, dạng sắc uống hoặc làm thành viên. Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi xoa tau chữa bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc, nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen.

*. Chữa chảy máu cam Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

*. Chữa viêm họng Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.

*. Chữa sốt cao Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

*. Chữa mề đay Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

*. Chữa sốt phát ban Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4*lần uống trong ngày.

*. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

*. Chữa bạch biến Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.

*. Trị eczema trẻ em Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng. *. Chữa gan nhiễm mỡ Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

*. Chữa sốt xuất huyết nhẹ Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. 

 

 2.Cây quýt gai:

 Cây quýt gai thuộc họ cam, cành có nhiều gai. Vỏ quả quýt gai tươi có chứa tinh dầu, vitamin A, B có tác dụng chữa lỵ, ho. Lá có tinh dầu thơm, đun nước xông, uống để trị cảm. Theo Đông y quýt gai có vị cay, tính ấm. Tất cả cây quýt gai đều dùng làm thuốc. Cây quýt gai chữa phong thấp, đau lưng TPO - Cây quýt gai thuộc họ cam, cành có nhiều gai. Vỏ quả quýt gai tươi có chứa tinh dầu, vitamin A, B có tác dụng chữa lỵ, ho. Lá có tinh dầu thơm, đun nước xông, uống để trị cảm. Theo Đông y quýt gai có vị cay, tính ấm. Tất cả cây quýt gai đều dùng làm thuốc. Lá cây quýt gai Trị chứng rắn cắn: Khi bị rắn cắn lấy 1 nắm lá quýt gai tươi rửa sạch, giã nhỏ thêm ít muối, cho 1 bát nước đã đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống và bã dùng đắp vàp vết cắn. Trị chứng sưng tấy, ứ huyết: 40g lá quýt gai chia làm 2 phần, 1 phần phơi khô, sao vàng sắc nước uống, 1 phần để tươi, giã nát đắp lên chỗ đau. Làm liên tục trong 3 - 4 ngày sẽ đỡ. Trị chứng mụn rò có mủ lâu ngày không khỏi: Lấy 20g lá quýt gai, 10g tinh tre, 20g lá chanh, tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương. Trị chứng cảm cúm, nhức đầu: Lá quýt gai, lá hương nhu, lá bưởi, lá cúc tần, lá sả, lá chanh, lá đại bì… đun lấy nước uống trước sau đó xông sẽ đỡ. Quả quýt gai: Trị chứng ho nhiều đờm: Lấy 8 16 quả quả quýt gai xanh trọn với 1 thìa đường trắng hoặc mật ong, 1 ít muối ăn và 5g bồ hóng (đốt bằng củi). Đem tất cả hấp cơm khoảng 15 - 20 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Vỏ thân cây quýt gai: Trị chứng kiết lỵ: 20g vỏ thân cây quýt gai, 10g búp ổi, 20g rễ tầm xuân, 20g vỏ quả lựu, 20g vỏ quả chuối hột. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống. Vỏ rễ cây quýt gai và rễ cây quýt gai: Vỏ rễ chữa chứng ho do phong nhiệt: 20g vỏ rễ quýt gai, 10g rễ hoặc lá cam thảo nam (hoặc 5g cam thảo bắc), 10g vỏ rễ dâu. 3 vị trên thái mỏng, phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, chia uống 2 - 3 lần hằng ngày. Trị chứng phong thấp, đau lưng: 16g rễ quýt gai, 8g thiên niên kiện, 12g thổ phục linh, 12g ngưu tất, thái nhỏ, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Trị chứng đau răng, sâu răng: Lấy rễ quýt gai rửa sạch, thêm ít muối nhai và ngậm sẽ đỡ. 

.3...Cây nổ : còn gọi là cây sâm đất:sử dụng toàn cây cả gốc, rễ.

BẠN NÀO CÓ BỆNH CHỈ XIN HẠT VỀ  gieo ra ngõ, vườn, cây mọc rất nhanh.

LÁ : Vị hơi đắng , cay tính lạnh,có ít độc

RỄ : Có vị ngọt, cay, tính mát.Hạ nhiệt , trị táo bón, làm sổ , mửa,

Chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo,bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường,nhiễm trùng đường tiểu,rễ tán bột chữa viêm loét dạ dày tá tràng,chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm thận...

Nấu nước toàn thân, lấy nước đó uống thuốc bột tán từ rễ.

Hạt : có dạng gần như hạt hồ tiêu, ngâm nhão, bôi mụn nhọt,và các vết đứt.

Hoa :Màu tím , nở về chiều và đêm.tính mát

 

4.CÂY MUỐI : Thân gỗ, thường được trồng trên các đường phố làm bóng mát, mỗi nơi khác nhau màu lá cũng khác nhau.

Lá muối chứa nhiều vitamin C, ..Caroten và nhiều chất dinh dưỡng khác.,..,Lá già và vỏ chứa nhiều   ..tanin,

 chồi non, lá non làm rau để xào hoặc nấu canh ăn, cũng có nơi người ta dùng lá để ăn gỏi cá. Lá già và vỏ thân có chứa nhiều tanin được dùng để nhuộm hoặc sắc lấy nước để ngâm chữa được mụn nhọt, lở loét, khí hư, viêm ngứa âm đạo. Lá khô sắc uống chữa được tiêu chảy; ngậm trị được răng, lợi sưng đau, viêm họng. Quả Muối cũng có nhiều vitamin C, ăn được, khi còn xanh ăn hơi chua chua, khi chín ăn ngọt, tuy nhiên thịt quả rất mỏng nên chỉ có trẻ con dùng ăn chơi. Ở Trung Quốc, lá Muối được dùng để điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, cam tích ở trẻ em, viêm hầu họng, cũng dùng ngoài để trị mụn nhọt, lở ngứa; vỏ thân và rễ được dùng trị phong thấp. Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu, khư phong thấp. Quả có tác dụng thu liễm trấn khái, hoại huyết giải độc. Ngũ bội tử, có vị chua mặn, tính bình, có tác dụng cô sáp liễm hàn, sát trùng chỉ dương. Rễ, lá dùng trị cảm mạo phát nhiệt, thổ huyết ăn uống không tiêu đi ỉa lỏng, đòn ngã, gãy xương, đao thương đâm xuất huyết, ong vàng châm. Dùng ngoài trị mẩn ngứa ngoài da, ghẻ ngứa, ngứa sần, trẻ em mồ hôi trộm. Liều dùng 15-60g, dạng thuốc sắc.Rễ cũng dùng trị rắn cắn, mụn nhọt độc. Ở Thiểm Tây (Trung Quốc), người ta dùng vỏ rễ trị đòn ngã, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm khí quản mạn tính, bệnh sởi, cảm mạo, hoàng đản, thuỷ thũng, phong thấp đau nhức khớp, ho ra máu, đái ra máu. Liều dùng 2-8g sắc uống, ngoài dùng tuỳ lượng, giã tươi đắp. Quả ăn được và dùng trị đái ra máu, ói ra máu, trĩ và dùng ngoài trị bỏng, lở ngứa. Thành phần hóa học: Quả chứa tanin, acid gallic. Ngũ bội tử cũng chứa tanin. ***Ngũ bội tử cũng chứa tanin được dùng trị lỵ ra máu, ỉa chảy mạn tính, ho mạn tính, trẻ em ra mồ hôi trộm, di tính, trĩ ra máu, phân đen, sa trực tràng, vết thương chảy máu. Dùng bôi ngoài trị bỏng và khỏi đau nhức, lại có tác dụng diệt khuẩn. Liều dùng: 2-4g dạng thuốc bột. Chữa đi lỵ ra máu lâu ngày: Dùng Ngũ bội tử 1 lạng (40g). Phèn phi 5 đồng cân (20g) tán bột viên với hồ, uống với nước cơm mỗi lần 2g đến 8g, ngày uống 2-3 lần (Nam Dược thần hiệu). .Chữa ho lâu ngày, khạc ra máu: Dùng Ngũ bội tử sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè vào sau bữa ăn, ngày uống 2-3 lần (Nam Dược thần hiệu). . Chữa loét lợi và đau răng: Dùng Ngũ bội tử xát xỉa vào chỗ đau. . Lòi dom, lở loét, vết thương: Rửa bằng dung dịch 5-10% Ngũ bội tử. . Thủy thũng: Vỏ rễ cây Muối 4-8g, nấu nước uống. ..còn......CÂY RAU MUỐI MỌC HOANG MÀU TRẮNG, HOẶC MÀU ĐỎ CỦA MIỀN BẮC. Rau muối có vị ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, nhuận tràng, sát trùng, điều hòa các khí, làm thông ấm tỳ vị, chữa đau bụng, phong lở, đau răng, đầu gối và bàn chân sưng nhức. Theo Đông y, rau muối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát khuẩn, chữa tả lị, chống ngứa. Nó cũng có tác dụng nhuận tràng và trừ giun. Lá có tác dụng chống viêm, an thần, nhuận tràng nhẹ, trị kiết lỵ, tiêu chảy, rắn độc cắn. Nước sắc rau muối làm thuốc chữa đau răng, chân răng có mủ (sắc đặc, để ngậm trong miệng). Rễ sắc uống chữa đau bụng (20g rễ, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày). Hạt nhai chữa các bệnh đường tiết niệu. Nước ép thân dùng chữa vết tàn nhang và cháy nắng. Nước ép rễ chữa kiết lỵ ra máu. Dùng ngoài, lấy một lượng lớn cành lá rau muối đun sôi trong nước để xông chân bị cước khí đầu gối, bàn chân sưng đau. Khi nước còn ấm (hết hơi) thì cho cả 2 chân vào ngâm. Sau đó, lau khô và xoa bóp chân, làm như vậy nhiều lần sẽ rất tốt (theo Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp). Cây rau muối dễ trồng bằng hạt, phát triển tốt trên mọi loại đất, không thấy sâu bệnh. Đây là một loại rau sạch, không độc hại. Nếu tận dụng đất hoang để trồng nhiều thành hàng hóa thì nó có thể bổ sung vào danh sách các loại rau ăn trên thị trường, thậm chí là loại rau đặc sản. Cây già dùng làm thức ăn cho lợn. Ngoài ra, nó còn là một cây thuốc dân gian nếu chúng ta biết sử dụng.

.

5. CÂY XẤU hổ : CÒN GỌI LÀ MẮC CỠ, TRINH NỮ: vị ngọt , tính hàn có ít độc, có tác dụng an thần, hạ nhiệt, làm dịu cơn đau,long đờm chống ho, hạ nhiệt,tiêu viêm, lợ tiểu.

toàn thân thái nhỏ, phơi khô , sao vàng,sắc uống hàng ngày thay trà trị bệnh nhức mỏi và sưng phù.Rễ được dùng để trị sốt rét , hen suyễn,kinh nguyệt khó khăn.

Chữa đau nhức xương:Rễ thái mỏng, phơi khô, mỗi lần dùng đem120g sao lại, tẩm rượu 40 độ sao tiếp, cho tiếp 600ml nước đun vơi 1 nửa, chia 3 lần uống trong ngày, sau 5 ngày có kết quả tốt.

Viêm dạ dày mãn tính, mắt hoa đau đầu, mất ngủ:15 g rễ xấu hổ sắc uống.

Bệnh Zona lấy lá xấu hổ đắp vào chỗ bị bệnh.

Viêm phế quản mãn tính lấy 100g rễ xấu hổ, sắc 600ml nước, vơi 2// chia 2 lần uống trong ngày.

- chỉ định và phối hợp: thường dùng trị 1. Suy nhược thần kinh, Mất ngủ; 2. viêm phế quản; 3. Suy nhược thần kinh ở trẻ em; 4. Viêm kết mạc cấp; 5. viêm gan, viêm ruột non; 6. Sỏi niệu; 7. Phong thấp tê bại; 8. Huyết áp cao. Dùng 15-25g dạng thuốc sắc. Người có thai không dùng. Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Dùng tươi giã đắp. Rễ cây cũng được dùng uống trị sốt rét, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn,dùng gây nôn. Hạt dùng trị hen suyễn và gây nôn. Một số bài thuốc từ cây hoa mắc cỡ: - Thuốc ngủ, an thần, xoa dịu thần kinh cột sống: Nữ giới dùng 20gr lá + 20gr rễ + 1/3 muỗng đường phèn sắc với 300ml nước còn 100ml, mỗi 6 giờ uống 1 lần. Liên tục 5 ngày sẽ dễ ngủ. Đối với bệnh đau nhức thần kinh cột sống thì uống trong 10 ngày. - Đau nhức khớp, cẳng chân, cẳng tay, khớp ngón chân (như gút): sử dụng 100gr rễ (rửa sạch cát, đất, thái khúc 3cm, sao khử thổ) + thân cây (luôn cả gai, thái khúc 3cm, sao khử thổ) từ 200-250gr, tán nhuyễn pha vào 1,5 lít rượu, để trong 3 ngày. Uống trưa và tối (sau bữa ăn), 10-15ml/lần. Liên tục đến khi hết rượu. Nếu chưa dứt, uống thang thứ 2 sẽ có kết quả. - Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, đau nhức khớp gối, đau bụng đột xuất (không do xung huyết): Dùng 150gr rễ, cây và hoa, phơi 2 nắng, thái khúc 2-3cm, nấu trong 800ml nước còn 200ml. Chia làm 4 phần (50ml/phần), uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày. - Nam giới dưới 40 tuổi tóc bạc trắng (không do gien): dùng 200gr thân cây trinh nữ + 100gr hà thủ ô + 100gr đậu đen, nấu với 600ml nước còn 150ml, chải tóc ngày 3 lần, liên tục 7 ngày, tóc sẽ đen mướt, không còn bạc. 

Một điều chú ývề chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận : Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều can xi, kali, phot pho.

  Người suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia... Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn. Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.

.- Người bị viêm đường tiết niệu nên tránh

- Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, pho mát, các sản phẩm từ sữa, socola, cà phê, chè.

- Hạn chế những đồ cay nóng, đồ uống có ga, đồ uống có cồn.

- Hạn chế muối trong các món ăn một cách tối đa. 

Những thức ăn nên hạn chế - Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng. - Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ. - Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim....

Hạn chế thức ăn có nhiều chất đạm,chứa nhiều muối,chứa nhiều kali, phốt pho,

 

.

Những thức ăn nên dùng - Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang. - Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt. - Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải. - Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.

.

Các món ăn có lợi nhất: - Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ. - Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường. - Bột sắn dây nấu chè. - Bánh bột lọc. - Khoai tây, khoai lang rán. Lượng thực phẩm dùng trong một ngày - Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ. - Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê. - Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ. - Nước mắm 1 thìa. - Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g. - Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g. Chúc bạn có sức khỏe tốt! 

.

  Đề phòng và điều trị bệnh suy thận

 - Do viêm đường tiểu không chữa trị dứt điểm, dẫn đến viêm bàng quang,viêm thận, suy thận.

Có 2 nguyên nhân viêm đường tiểu là :

*Nguyên nhân do vi khuẩn Qúa trình nhiễm khuẩn gây nên bệnh viêm đường tiết niệu thường là do việc vệ sinh không tốt hoặc vi khuẩn xâm nhập theo từ hậu môn vào đường tiết niệu. Mắc viêm đường tiết niệu do vi khuẩn thường có các triệu chứng nhận biết như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, nước tiểu khai, các biểu hiện này sẽ tăng mạnh về cấp độ nếu người bệnh không đều trị kịp thời.

.

. *Nguyên nhân do thấp nhiệt Để nhận dạng được nguyên này thì chúng ta cần để ý đến những người có cơ địa nhiệt dễ gây táo bón, nhiệt lở miệng, ngứa ngáy, mề đay, mụn nhọt ở mặt, lưng… Những người thường xuyên xuất hiện các biểu hiện trên thường nóng trong và dễ phát sinh bệnh viêm đường tiết niệu.

.

Với những trường hợp viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt thì người bệnh chỉ dừng lại ở ba triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng sậm, mức độ thường không tăng nặng nhưng bệnh dễ tái phát khi gặp các điều kiện thuận lợi.

.

. -***với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh, còn với nguyên nhân do thấp nhiệt thì kháng sinh không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn làm cho bệnh phát triển nặng thêm. 

Theo nghiên cứu của Y Học Phương Đông thì lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược. Đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, giúp bải tiết độc tố trong cơ thể. Nhờ đó, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh suy thận.

.

Các loại thức ăn có chứa ít kali gồm:Táo, dâu tây, lê, mận, khóm, dưa leo, bắp cải, bông cải, cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Khi có tăng kali, cần kiêng mọi loại trái cây cho đến khi có chỉ định của bác sĩ cho dùng lại.

.

Tăng phốt pho gặp ở những người bệnh thận có suy thận, làm xương yếu, dễ gãy. Lắng đọng ở da gây ngứa và lắng đọng ở hệ tim mạch. Phốt pho có nhiều trong sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa như ya-ourt, phô mai, các loại đậu.

.

Các loại thức ăn có chứa nhiều kalinhư chuối, dưa hấu, dưa tây, cam, quýt, xoài, nhãn, khoai tây, cà chua, trái bơ, kiwi, trái đào, các loại trái cây khô, hạt rang, các loại rau có màu xanh đậm và các loại nước ép trái cây. [/embed]

.

Còn nếu bạn mới bắt đầu bị viêm đường tiết liệu , đau lưng, tiểu buốt thì bạn hãy dùng cây mã đề, râu ngô nấu nước uống.

Khi tôiCó triệu chứng như vậy , cha tôi là bác sĩ ngoại khoa đã cho sử dụng thuốc tây y, kết hợp với nước lá, tôi đã không bị sỏi thận dẫn đến suy thân như chị của tôi.

Tôi xin chia sẻ cùng các bạn ngay đây :

Bạn cũng có thể dùng cây cỏ mần trầu để nấu nước uống hàng ngày: lấy 1 bó lớn rửa sach gốc , cắt bỏ rễ, lá vàng, cho vào xoong lớn đổ ngập nước, nếu không có nồi lớn bạn có thể chặt đoạn ngắn để bớt thể tích,đổ ngập nước đun sôi , uống thay nước hàng ngày, ngọt và dễ uống thôi, ngon hơn nước râu ngô rất nhiều, kết hợp liều thuốc tây y viêm đường tiết niệu triệu trứng bệnh lý sẽ khỏi nhanh chóng , bài này Mai Tuyết dã dùng và hiện nay thận của mình đã siêu âm không sao hết.

 

ĐÂY LÀ CÂY CỎ MẦN TRẦU( có nơi gọi màn trầu )

Nếu bạn có những biểu hiện đó mà không chữa trị dứt điểm thì nguy cơ bạn mắc chứng sạn thân, rồi sỏi thận rất cao, mà sỏi thân để lâu không  tan hết sẽ làm thận hư dẫn đến suy thân đó nha.

Xem thêm thông tin về cây mần trầu còn có rất nhiều công dụng khác, mùa hè nắng nóng, lấy pha như trà 3 ngày uống 10 ngày nghỉ, sẽ phòng được viêm não . Bạn nào quan tâm , tìm thông tin trên mạng nha.

 Dân gian có bài vè ca ngợi cây cỏ mần chầu như sau:                                               

Cỏ mần chầu mọc tràn lan

   Nhưng nhiều công dụng luận bàn xem sao

 Hạ huyết áp, thoái nhiệt nào

           Chữa bụng chướng, tiểu tiện gào không thông

 Mát gan nên mát cả lòng

 Dùng cho sản phụ muốn mong thế nào

             Chữa động thai, mửa, nhức đầu

Tức ngực, bón, sốt uống vào mới an

Chưa hết kinh nghiệm dân gian

                      Xem thường loại cỏ mọc hoang sao đành.

.

Ở nước ta cỏ mần chầu được dùng để chữa các trường hợp sau :

Bệnh nhân cao huyết áp, nhổ toàn cây, cả rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Cân 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống trong ngày.

- Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng lấy cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.

- Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực. Ngày sắc 12-16g khô trong 300ml nước uống 2-3 lần.

- Trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rơm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi, cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.

- Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ, cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

- Trẻ đái dầm, cỏ mần trầu 20g, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

- Ngoài ra, cỏ mần trầu với bồ kết đun lấy nước để gội đầu dùng để trị tóc bạc sớm. 

.

*** Điều trị tiểu ra máu do sỏi bằng các bài thuốc dân gian. iểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu.

Đông y cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường niệu hoặc do sỏi. Khi viên sỏi di chuyển làm niệu quản hoặc niệu đạo bị tổn thương, nước tiểu có màu đỏ lẫn máu. Tiểu ra máu thường kèm theo đau buốt, bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần. Bệnh nhân có cảm giác bế tắc khó chịu…

Tiểu ra máu do sỏi: người bệnh bí tiểu, đau buốt, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu. Đau có thể tăng lên làm người bệnh phải lấy hai tay ôm lấy bụng, người còng xuống.

Bài viết sau là các bài thuốc các bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã sưu tầm, các bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

Bài 1: mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.

 

Bài 2: kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 – 9 ngày liền. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.

-Do thận hư lâu ngày, thấp nhiệt tích tụ ở bàng quang làm chức năng thăng giáng lưu thoát bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, có khi lẫn máu.Người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép trị: thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm. Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1: sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.

-Bài 2: sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.

-Trong khi điều trị, nên kết hợp dùng món ăn để hỗ trợ: chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 250g, đậu đen 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Đậu đen và bí đỏ cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín mềm, cho đường vào quấy đều, thêm 1 – 2 lát gừng giã nhỏ là được. Ăn nguội. Công dụng: nhuận huyết, bổ âm, dưỡng thận, thanh thấp nhiệt. 

 

QỦA SUNG cũng rất hữu ích trong việc chơx trị sỏi thân., sỏi mât.

Bạn dùng quả khô uống 7 ngày, nghỉ 3o ngày, cứ như vậy khỏi lo sỏi thận.

- Muốisung lên ăn như cà. Mùa này sung nhiều, mỗibữăn 5 quả,nấu chín với thịt,hoặc muối, ăn với bột vừng đen trong bữa cơm rất tốt cho sức khỏe.

Bạn có thể bổ đôi quả sung mà phơi khô hoặc rang khô.

Muốn dùng gấp thì thái mỏng sao khô.

Còn 1 loại quả sung phơi sấy khô, nếu bạn bị đi tiểu đêm nhiều lần và khó ngủ. Bạn hãy lấy1 nắm sung khô chừng 20 quả , đổ  2 bát nước đun sôi, để cho bã chìm xuống là được, sáng sớm uống 1 bát ăn 1 nửa bã, còn 1 bát đến tối, trước khi đi ngủ uống và ăn hết sốbã quả còn lại.Đảm bảo bạn ngủ yên giấc, không hề tiểu dêm. Khi khỏi bệnh dừng uống.

Còn người thường thì 1 tuần uống phòng 1 ngày thôi nhé..

Món quả sung và cỏ màn trầu mình đã uống rất hiệu nghiệm. bạn nào có bệnh, mua 2 cây sung cảnh đã ra quả, hàng ngày tưới lên thân cây, bón tro bếp và tưới nước gạo vào gốc cây là bạn đã đủ quả dùng cho chữa bệnh muối sung cho cả nhà ăn, thay cà, vừa sạch sẽ, ngon miệng vừa đảm bảo an toàn ,không những chữa bệnh thận, quả sung còn tốt cho dạ dày , ruột, chống táo bón, cung cấp chãt béo, omega 3 và omega 6 chống ung thư , tạo môi trường sinh thái ,thật là tốt phải không nào.

***CÒN ĐÂY LÀ CÂY CỦ SẢ

 

- Gần y mình đã dùng thử nước trà sả : lấy1 cây sả tươi, thái nhỏ cho vào ấm + 3 cốc nước LỌC đun sôi chừng 5 phút, tắt bếp, khi nào thấy bã chìm xuống thì lấy uống, chia 3 lần uống khi đói.Thông tiểu hết ý- Bạn nào bị bí tiểu, dái rắt uống rất tốt, tiểu  rất mạnh sẽ kéo theo vi khuẩn trôi theo.

Mỗi tuần người 0 có bệnh có thể uống 1 ngày chủ nhật, sẽ tống khứ vi khuẩn gây sạn thận và viêm đờng tiết niệu nằm trong niệu đạo. Mùi thơm và dễ uống thôi.Người có bệnh thì uống  nhiều hơn 3 cốc / ngày.

 

**** Còn đây là cây mía dò .

 

Tự nhiêm vườn nhà mình mọc lên 1 khóm mía dò. Nhưng lúc đầumình không biếtl à cây gì , tưởng cây dại nhổ vứt đi. Nhưng còn 1 nhánh nhỏ trong khe đá chắc quá không lay được nên để lại.Tình cờ 1 hôm mình sang nhà ông thầy thuốc Nam chơi, thấy có1 cây giống y chang cây ở vườn nhà mình. Mình hỏi tên và biết là cây MÍA DÒ.

 

LÊN MẠNG TRA MÌNH CŨNG THẤYCÓ NHIỀU CÔNG DỤNG KHÁNG VIÊM , TRONG ĐÓ CÓ BỆNH THẬN, NÊN CÓP VỀ NHÀ ĐỂ XEM và biết đâu có ích khi cần dùng đến.

Bạn nào có nhu cầu tìm thuốc hãy đến các trạm y tế cấp xã , phường, mình mới ra thăm thấy trồng rất nhiều.

 

-Mía Dò (tên khoa học: Costus speciosus Smith) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chống viêm.

.

 - Đây là loài thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen.

-Mùa ra hoa khoảng tháng sáu đến tháng tám, ra quả khoảng tháng chín đến tháng mười một. Bộ phận dùng của cây cát lồi là thân rễ, được thu hái quanh năm, thường cất giữ bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cát lồi còn dùng được cả ngọn và cành non. Thân và lá thường dùng làm thuốc, đọt có thể ăn được.

.

***Theo Y HỌC CỔ TRUYỀN :

.

Mía dò Chữa viêm thận, phù thũng, chữa viêm gan cổ trướng. Thân rễ sắc uống chữa sốt, chữa đái buốt, đái nước tiểu vàng, chữa viêm bàng quang, làm ra mồ hôi. Chữa cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều. Ngày dùng 10-20g. Thân rẽ là nguồn dược liệu dùng để chiết xuất diosgenin. 

.

 - Viêm thận phù thũng cấp: Dùng 15g mía dò đun sôi uống.

-Đái dắt, đái vàng, đái buốt, thấp khớp, đau lưng, đau vai, đau dây thần kinh: thân rẽ mía dò 20g sắc uống hàng ngày.

- Chữa đái dắt, đái buốt: Mía dò, bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, cam thảo dây, Rẽ cỏ tranh mỗi thứ 10g, sắc mỗi ngày một thang, chia 2-3 lần uống.

*- Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mía dò 12g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Thổ phục linh 12g, Xa tiền tử 12g, Sâm bố chính 12g, Bồ công anh 12g, Mạch môn 10g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày một thang.

.

- Chữa bệnh cổ trướng( bụng thũng nước to như cái trống), bác có thể sử dụng theo phương pháp sau:

(1) Dùng rễ mía dò tươi giã nát, bọc trong vải lụa , buộc lên rốn, tiểu tiện được bệnh sẽ khỏi dần( Lĩnh nam thái dược lục)

(2) Dùng rễ của mía dò tươi 30-60gam nấu cùng với 100gam lợn, chia ra ăn trong ngày (Lĩnh Nam thái dược lục)

(3) Dùng củ khô 4-12gam , sắc nước uống hoặc tùy theo chứng trạng phối hợp với các (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam)

Ngoài ra còn có thể sử dụng để chữa:

(1) Chữa tiểu tiện đục, tiểu tiện khó khăn: Dùng rễ củ mía dò 30-60 gam tươi, nấu thành thịt lợn nạc chia làm 2 lần ăn trong ngày.

(2) Chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt sưng đau: Dùng rễ củ hoặc thân lá mía dò, nấu nước rửa những da chỗ bị bệnh.

(3) Chữa viêm tai giữa: Dùng thân lá mía dò, nướng thơm, vắt lấy nước, nhỏ vào tai

.

.Độc tính và cách giải độc. -Rễ mía dò đã đồ chín, phơi khô chỉ hơi độc nhưng củ tươi rất độc

Theo sách “Nam Phương chủ yếu hữu độc thực vật" Mía dò tươi rất độc, dùng quá liều có thể dẫn tới trúng độc, với biểu hiện choáng váng, nôn mửa kịch liệt. -Cách giải cứu: Ăn cháo loãng ướp lạnh, mỗi lần 1 bát, cứ 15 phút ăn một lần cho tới khi cầm được ỉa chảy thì ngừng. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Trung Quốc có thể dùng cam thảo 2 tiền( 6 gam) nhai hoặc sắc nước uống. Trường hợp nặng cần đưa ngay tới bệnh viện để đối chứng trị liệu. 

.

MÍA DÒ DẠNG TƯƠI hơi độc, tác dụng lợi thủy tiêu thủng, thanh nhiệt mát gan, giải độc,Chữa viêm thậ phù thũng xơ gan cổ trướng.:15-30g sao vàng, nấu nước uống.

.

Viêm đường tiết niệu , đái buốt , đái dắt, ho gà, giảm niệu;100g mía dò + rau sam sắc uống.

Cảm sốt môi rộp khát nươc nhiều ;100g mía dò,20g lá tre tươ,14 g gừng tươ sắc uống

Viêm tai , mày đay, mụn nhọt: 100 g mía dò sắc uống, ngoài giã tươi đắp.

.

-Cát lồi có công dụng chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngọn và cành non còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức. Về mặt khoa học, chưa có công trình nghiên cứu để xác định rõ phạm vi chữa bệnh.

-Theo dân gian Việt Nam, mía dò dùng để chống viêm, chữa các bệnh như sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngọn và cành non còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức

.

Công dụng, cách dùng:

-*Thân rễ chữa viêm thận thuỷ thũng, xơ gan; Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu; Ho gà;  Giảm niệu; Ðái buốt, đái dắt, đái vàng, đau dây thầnkinh ; Cảm sốt,phát ban , môi rộp, viêm cuống phổi ,khát nước nhiều.

Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai.mát gan, giảm đau nhức

-Thân rễ là nguồn dược liệu dùng để chiết xuất diosgenin.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cao mềm.

-*Bài thuốc: Viêm thận phù thũng cấp: Dùng 15g Mía dò đun sôi uống.

-*Eczema, mày đay: Nấu nước Mía dò với lượng vừa đủ để xoa, rửa.

.

CHÚC CÁC BẠN PHÒNG BỆNH TỐT NGAY TỪ KHI CÒN ĐANG KHỎE NHÉ. ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ, AI CŨNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIỂU ĐẤY.

VÀ GHI NHỚ NGUYÊN TẮC : PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH.

.

.Mình sẽ thường xuyên cập nhật những lá cây, củ quả mà mình từng sử dụng và thấy hiệu quả. Mình cũng phòng bệnh thôi. Bởi theo người  ta nói : trong gia đình có người mắc  bệnh thận thì anh, em cùng gia đình cũng có nguy cơ cao.

Vậy nên mình tích cực dùng định kì trà lá  sả, quả sung , vừng đen, và các loại hạt đậu.

Hiện tại đi siêu âm thận của mình vẫn ổn không sao.

.

 

SUY THẬN MÃN

 Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

 Chế độ ăn bệnh suy thận mãn

Tự tham khảo cách chữa:

I. Đại cương

Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin để duy trì số lượng hồng cầu…

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút). Chức năng thận giảm dần không hồi phục mất dần khả năng điều chỉnh nội môi, làm cho cặn bă ứ đọng gây nhiễm độc cho cơ thể. Chức năng nội tiết suy giảm cũng gây thiếu máu, cao huyết áp ...

Bệnh thường gây ra do Bệnh viêm cầu thận mạn, Bệnh viêm thận, bể thận mạn, Bệnh viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài ... khi đã bị suy thận thì các nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn gồm cao huyết áp, các viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm ở đường tiết niệu, dùng các thuốc có độc, thuốc lợi tiểu lasix quá nhiều, ăn nhiều protid.

Khi suy thận, lượng creatinin, acid uric, renin, erythropoietin, nước trong cơ thể rối loạn gây thiếu máu làm mặt mũi xanh xao, phờ phạc, tư duy sút kém, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, Nôn mửa ,Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, phân nhạt mùi, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Xuất huyết tiêu hoá do giảm tiểu cầu, Viêm khớp do tăng axit uric máu. Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.

Các triệu chứng cận lâm sàng để xác định suy thận là ure và creatinin trong máu cao,Protein niệu 2-3 g/24h.  

 Theo đông y thận ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người, cho nên chứng suy thận trong đông đông y và tây y có sự khác biệt. Tuỳ từng giai đoạn và triệu chứng khác nhau, chứng suy thân mạn trong tây y thuộc phạm vi các chứng huyết hư ( thiếu máu), tiết tả (ỉa chảy), ẩu thổ (nôn mửa), long bế (tiểu ít), hư lao (mệt mỏi), phù thũng (phù), xuất huyết...

Cách điều trị của đông y chủ yếu là bồi bổ chính khí, song song với thông phủ tiết trọc giải độc cho cơ thể

II. Điều trị

1.           Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì

Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận

Bài thuốc : Chân vũ thang

Suy thận dương hư

Phụ tử

10

Nhục quế

2

Hoàng kỳ

20

Đẳng sâm

20

Hoài sơn

15

Bạch truật

10

Tiên mao

15

Ba kích

15

Sơn thù

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30.

Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10.

Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.

2. Khí âm lưỡng hư

Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay  có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: ích khí dưỡng âm.

Dùng : Sinh mạch tán hợp lục vị địa hoàng thang

Nguyễn Hữu Toàn – Thaythuoccuaban.com

Suy thận khí âm hư

Hoàng kỳ

30

thái tử sâm

20

thục địa

15

mạch môn

15

Hoài sơn

15

 

sơn thù

15

Phục linh

15

hoàng tinh

15

biển đậu

10

kỉ tử

12

đan bì

10

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Can thận âm hư 

Đau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.

Pháp tư dưỡng can thận.

Dùng câu kỉ địa hoàng hoàn+ nhị chí hoàn.

Suy thận can thận âm hư

hạn liên thảo

15

bạch thược

15

ngưu tất

15

Kỉ tử

15

Hoài sơn

10

sơn thù

10

tang kí sinh

15

nữ trinh tử

15

cúc hoa

10

trạch tả

10

Phục linh

12

thục địa

15

đan bì

10

 

 

 

 

4. Âm dương lưỡng hư

Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: âm dương song bổ

Dùng: kim quỹ thận khí hoàn+  tả quy hoàn

Nguyễn Hữu Toàn – Thaythuoccuaban.com

Suy thận âm dương lưỡng hư

thục địa

15

kỉ tử

15

thỏ ty tử

12

phục linh

15

Phụ tử

10

sơn thù

10

lộc giác giao

15

ba kích

15

đan bì

10

sơn dược

10

trạch tả

10

nhục quế

3

 

 

 

 

 

 

5. Thấp trọc  

Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.

Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc

Bài thuốc:

Nguyễn Hữu Toàn – Thaythuoccuaban.com

Suy thận thấp trọc  

chỉ xác

10

Bán hạ

12

Hoàng kỳ

20

tô diệp

20

trúc nhự

15

 

Sinh khương

10

đại hoàng(sắc sau)

10

Thạch xương bồ (đã cấm dùng tại VN)

12

thổ phục linh

30

Tằm sa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là  1 trong những chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản

Chữa Suy Thận Mãn bằng Đông y

Suy thận mãn, bệnh Suy thận mãn, chữa bệnh Suy thận mãn Chế độ ăn bệnh suy thận mãn

 

Tự tham khảo cách chữa:

I. Đại cương

Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin để duy trì số lượng hồng cầu…

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút). Chức năng thận giảm dần không hồi phục mất dần khả năng điều chỉnh nội môi, làm cho cặn bã ứ đọng gây nhiễm độc cho cơ thể. Chức năng nội tiết suy giảm cũng gây thiếu máu, cao huyết áp ...

Bệnh thường gây ra do Bệnh viêm cầu thận mạn, Bệnh viêm thận, bể thận mạn, Bệnh viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài ... khi đã bị suy thận thì các nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn gồm cao huyết áp, các viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm ở đường tiết niệu, dùng các thuốc có độc, thuốc lợi tiểu lasix quá nhiều, ăn nhiều protid.

Khi suy thận, lượng creatinin, acid uric, renin, erythropoietin, nước trong cơ thể rối loạn gây thiếu máu làm mặt mũi xanh xao, phờ phạc, tư duy sút kém, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, Nôn mửa ,Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, phân nhạt mùi, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Xuất huyết tiêu hoá do giảm tiểu cầu, Viêm khớp do tăng axit uric máu. Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.

Các triệu chứng cận lâm sàng để xác định suy thận là ure và creatinin trong máu cao, Protein niệu 2-3 g/24h.

Theo đông y thận ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người, cho nên chứng suy thận trong đông đông y và tây y có sự khác biệt. Tuỳ từng giai đoạn và triệu chứng khác nhau, chứng suy thân mạn trong tây y thuộc phạm vi các chứng huyết hư ( thiếu máu), tiết tả (ỉa chảy), ẩu thổ (nôn mửa), long bế (tiểu ít), hư lao (mệt mỏi), phù thũng (phù), xuất huyết...

Cách điều trị của đông y chủ yếu là bồi bổ chính khí, song song với thông phủ tiết trọc giải độc cho cơ thể

II. Điều trị Suy thận mãn

1.  Suy thận mãn Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì

Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận

Bài thuốc : Chân vũ thang

Suy thận dương hư

Phụ tử 10

Nhục quế 2

Hoàng kỳ 20

Đẳng sâm 20

Hoài sơn 15

Bạch truật 10

Tiên mao 15

Ba kích 15

Sơn thù 10

Nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30.

Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10.

Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.

2. Suy thận mãn Khí âm lưỡng hư

Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: ích khí dưỡng âm.

Dùng : Sinh mạch tán hợp lục vị địa hoàng thang

Suy thận khí âm hư

Hoàng kỳ 30

Thái tử sâm 20

Thục địa 15

Mạch môn 15

Hoài sơn 15

Sơn thù 15

Phục linh 15

Hoàng tinh 15

Biển đậu 10

Kỉ tử 12

Đan bì 10

3. Suy thận mạn thể Can thận âm hư

Đau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.

Pháp tư dưỡng can thận.

Dùng câu kỉ địa hoàng hoàn+ nhị chí hoàn.

Suy thận can thận âm hư

Hạn liên thảo 15

Bạch thược 15

Ngưu tất 15

Kỉ tử 15

Hoài sơn 10

Sơn thù 10

Tang kí sinh 15

Nữ trinh tử 15

Cúc hoa 10

Trạch tả 10

Phục linh 12

Thục địa 15

Đan bì 10

4. Suy thận mạn thể Âm dương lưỡng hư

Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: âm dương song bổ

Dùng: kim quỹ thận khí hoàn+ tả quy hoàn

Suy thận âm dương lưỡng hư

Thục địa 15

Kỉ tử 15

Thỏ ty tử 12

Phục linh 15

Phụ tử 10

Sơn thù 10

Lộc giác giao 15

Ba kích 15

Đan bì 10

Sơn dược 10

Trạch tả 10

Nhục quế 3

5. Suy thận mạn thể Thấp trọc

Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.

Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc

Bài thuốc:

Suy thận thấp trọc

Chỉ xác 10

Bán hạ 12

Hoàng kỳ 20

Tô diệp 20

Trúc nhự 15

Sinh khương 10

Đại hoàng (sắc sau) 10

Thạch xương bồ (đã cấm dùng tại vn) 12

Thổ phục linh 30

Tằm sa

Đây là 1 trong những chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản.

  

Bài thuốc nam chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định "giải mã" với suy nghĩ cứu người là trên hết.

Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :

1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)

2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )

3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )

4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae

5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectoriusPark. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )

7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )

8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằmMoraceae)

9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)

10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )

11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)

12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )

13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )

14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)

15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae

16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)

17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

...

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít - bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú

(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit

Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.

Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr) - Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn

Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.

Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.

CÁC LOẠI THẢO DƯỢC ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BÀI THUỐC ĐỀU LÀ CÁC CÂY CÓ THỂ TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP DÙNG LÀM THỨC ĂN, THỨC UỐNG CHO CON NGƯỜI NÊN RẤT AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG!

Tôi hy vọng rằng không có ai dùng bài thuốc này để kinh doanh hay chế biến thành sản phẩm để kinh doanh. 
Nếu gặp khó khăn gì cần chỉ dẫn hãy gọi số: 0905-237-247 để được hướng dẫn thêm.

Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!

 

MIỄN PHÍ VÀ MÃI LUÔN NHƯ THẾ!

 

 

Thạch xương bồ, Thủy kiếm thảo, Nham xương bồ - Acorus tatarinowii Schott, thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả: Cây thảo thủy sinh, thân rễ to 5-8mm, chia đốt. Lá mọc đứng, hình gươm, dài 20-50cm, rộng 2-6 (10)mm; gần gần như đều nhau, mảnh. Hoa mọc thành bông mo dài 6-10cm, vàng, trên một trục cao 15-20cm, với một lá bắc to và dài như lá tiếp trụ thân; hoa nhỏ, lưỡng tính, nhị 6. Quả mọng xoan, khi chín màu đỏ nhạt.

Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8.  

 

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Acori Tatarinowii, thường gọi là Thạch xương bồ.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở dọc theo các khe suối, có khi bám trên đá ven suối, ở các tỉnh vùng núi phía Bắc đến Khánh Hoà. Cũng thường được trồng. Thu hái thân rễ già vào mùa thu đông, cạo sạch rễ con, thái phiến rồi phơi khô.

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa a-, b-, g-asarone, asarylaldehyl, bisasarin, eugenol.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng khai khiếu hóa đàm, khư phong trừ thấp, giải độc lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị động kinh, phong hàn thấp tê, mụn nhọt ghẻ nấm ngoài da, tai điếc, ù tai hay quên, tỳ vị hư hàn, viêm amygdal có mủ.

Nói chung cây được dùng làm thuốc thanh lương, kiện vị, tăng cường tiêu hoá, khư phong trị đau răng và lợi chảy máu. Dân gian dùng rễ làm thuốc thanh tâm, sáng mắt, thông khiếu.

 

Chuối tiêu chữa nhiều bệnh

Nếu như quả chuối tiêu xanh được dùng chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ thì chuối tiêu chín lại có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Chuối chín còn giúp làm dịu các thương tổn ở ruột, thúc đẩy chúng lên da non.

Quả chuối tiêu chín rất tốt cho trẻ nhỏ, trẻ đang độ lớn, người dưỡng sức, người già, người lao động trí óc và tay chân. Chuối tốt cho hệ xương, sự sinh trưởng và cân bằng thần kinh. Người suy nhược nên ăn chuối hằng ngày.

Vỏ quả chuối tiêu chữa lỵ, đau bụng, thổ tả, ngày dùng 15-30 g sắc uống; hoặc sắc lấy nước rửa những chỗ mẩn ngứa, lở loét. Bột quả chuối tiêu xanh để phòng và chữa loét dạ dày. Vỏ quả chuối xanh có tác dụng diệt nấm, nhựa của quả chuối xanh chữa hắc lào.

Lá chuối tiêu non còn ở trong thân đem giã nát, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, làm dịu vết bỏng. Củ và rễ chuối tiêu giã lấy nước cốt hoặc dịch thân cây uống chữa sưng tấy, nhọt sưng đau, nóng quá phát cuồng, mê sảng, co giật, kiết lỵ tiêu chảy.

Sau đây là các bài thuốc có chuối tiêu:

Chữa trúng độc do ăn uống: Củ chuối tiêu thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước, lấy một bát cho uống để làm nôn mửa.

Chữa nhọt, sưng tấy, mụn nhọt: Củ hoặc rễ chuối tiêu giã nát đắp.

Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: Rễ chuối tiêu 60 g, rau sam 30 g, giã nát, ép lấy nước, đun ấm, bỏ bã uống nước.

Chữa đái ra máu: Rễ chuối tiêu tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g, sắc nước uống.

Chữa sốt cao phát cuồng, mê sảng, co giật: Dùng một lóng trúc hoặc nứa vót nhọn đầu, chọc vào giữa thân cây chuối tiêu cho nước chảy ra. Hứng lấy một bát uống. Có thể dùng củ và rễ, giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Chữa hắc lào: Rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho sượt da ra, lau khô. Lấy một quả chuối xanh c̣n non trên cây, bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm bôi vào chỗ có nấm, làm 4-5 lần.

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Thịt quả chuối tiêu xanh, phơi sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C, tán bột, ăn hằng ngày với liều 20-30 g.

Chữa phụ nữ ít sữa và người già táo bón: Hoa chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hoặc muối lạc rang, ăn 2-3 bữa liền.

Chữa táo bón: Chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín ăn, dùng nhiều lần.

Chữa tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu 30-60 g, sắc uống, dùng nhiều lần.

 

Hỏi và đáp về bệnh suy thận

Suy thận mạn là hội chứng chức năng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng theo thời gian. Để giải đáp thắc mắc của độc giả, trang web 
http://tuvansuckhoe24h.com.vn đã mời chuyên gia Trần Văn Chất, tham gia chương trình giao lưu trực tuyến về căn bệnh này.

Câu hỏi: Ba tôi 58 tuổi, bị sỏi thận cách đây 15 năm và đã mổ cắt một quả thận bên trái. Hiện tại, quả thận còn lại vẫn hoạt động tốt, nhưng tôi rất lo có thể ba tôi sẽ bị suy thận mạn vì ba tôi mắc cả bệnh tăng huyết áp. Ba tôi cần ăn uống ra sao và có thể dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa suy thận được không?

Trả lời: Theo như mô tả thì ba của chị có tiền sử bị sỏi thận và tăng huyết áp, đây chính là hai trong số các nguyên nhân có thể dẫn tới suy thận mạn. Do đó, việc chị lo lắng để tìm cách phòng bệnh cho ba là rất đúng đắn, đặc biệt là khi ba chị chỉ còn một quả thận.

Lời khuyên của tôi là chị nên giúp ba kiểm soát tốt huyết áp, duy trì ở mức không vượt quá 130/80mmHg. Ba chị cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 4 tháng/lần, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá chức năng thận. Chế độ dinh dưỡng cần lưu ý nên ăn nhạt, uống nhiều nước trong ngày. Để phòng ngừa suy thận, chị nên cho ba dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, đặc biệt là sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành kết hợp cùng các thảo dược quý khác giúp bảo vệ tế bào thận, tăng cường chức năng thận, kiểm soát các bệnh gây suy thận như: viêm cầu thận, sỏi thận, tăng huyết áp… phòng ngừa suy thận mạn.

 

Ảnh minh họa

Câu hỏi: 2 năm trước, tôi bị suy thận độ 2. Tôi uống thuốc điều trị trong một tháng thì thấy giảm các triệu chứng đó. Gần đây, tôi lại tiếp tục bị như trước kèm theo đi tiểu rất nhiều lần (15-20 lần/ngày), thỉnh thoảng tiểu ra máu. Tôi đã dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên 3 tháng nay thì thấy tình trạng tiểu dắt giảm, không còn bị phù, người dễ chịu. Xin bác sĩ cho biết, tôi có thể sử dụng sản phẩm này lâu dài được không?

Trả lời: Theo thông tin mà chị cung cấp, tôi nghĩ có thể chị bị suy thận do viêm cầu thận mạn tính. Bệnh này có các triệu chứng như: phù, da nhợt, tăng huyết áp, trong nước tiểu có nhiều protein, hồng cầu, nồng độ creatinin và urê trong máu tăng.

Hiện nay, chị đang dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đạt hiệu quả tích cực thì nên tiếp tục duy trì sử dụng. Sản phẩm này có thành phần gồm các dược liệu quý, giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu ra máu, sưng phù, mệt mỏi và hỗ trợ điều trị suy thận, tăng cường chức năng thận mà không gây tác dụng phụ nên chị có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Sử dụng Ích Thận Vương cho hiệu quả bền vững:

Với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên, thực phẩm chức năng Ích Thận Vương rất an toàn, cho hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy thận; cải thiện chức năng thận, bảo vệ thận, giúp làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân chạy thận... Ngoài ra, Ích Thận Vương còn giúp kiểm soát các nguyên nhân gây suy thận như: đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận…

GPQC: 663/2013/XNQC - ATTP
Điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 / 08.3977.0707
Truy cập trang web: 
http://suythanman.vn để biết thêm thông tin

Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.

 

TÂM SỰ CỦA MỘT BỆNH NHÂN SUY THẬN KHỎI BỆNH NHỜ NHÂN ĐIỆN

Dù không phải là một Phật Tử thuần thành, tôi vẫn tin thuyết “nhân duyên” nhà Phật, “cơ duyên” Đông Phương, tôi tin “nhân duyên” hay “cơ duyên”, dù tôi không biết rõ nhân duyên nào, cơ duyên nào, đã đưa tôi đến với Nhân Điện, và đưa tôi gặp gỡ, quen biết, học hỏi Nhân Điện với Thầy Đáng.

Như phần đông những người tìm đến Nhân Điện, thường là vì những lý do đau yếu bệnh họan, và thường là những bịnh họan, ốm đau nghiêm trọng, mà Tây y, Đông y đều không chữa trị được, người ta mới phải tìm Nhân Điện. Thực tế, phần đông người ta tìm đến Nhân Điện như là làm một chuyện cầu may khi đã đến bước đường cùng, khi không còn phương cách gì khác, như câu tục ngữ: ... 

 

Dù không phải là một Phật Tử thuần thành, tôi vẫn tin thuyết “nhân duyên” nhà Phật, “cơ duyên” Đông Phương, tôi tin “nhân duyên” hay “cơ duyên”, dù tôi không biết rõ nhân duyên nào, cơ duyên nào, đã đưa tôi đến với Nhân Điện, và đưa tôi gặp gỡ, quen biết, học hỏi Nhân Điện với Thầy Đáng.

Như phần đông những người tìm đến Nhân Điện, thường là vì những lý do đau yếu bệnh họan, và thường là những bịnh họan, ốm đau nghiêm trọng, mà Tây y, Đông y đều không chữa trị được, người ta mới phải tìm Nhân Điện. Thực tế, phần đông người ta tìm đến Nhân Điện như là làm một chuyện cầu may khi đã đến bước đường cùng, khi không còn phương cách gì khác, như câu tục ngữ: “còn nước còn tát”.

Tôi cũng đã đến với Nhân Điện trong tinh thần cầu may “còn nước còn tát” nầy, sau khi tôi được một người bạn giới thiệu về Nhân Điện, bạn tôi cũng đã đến với Nhân Điện trong tinh thần cầu may “còn nước còn tát” nầy, và may mắn đã gặp may, đã cứu được mạng đứa con gái, đang bị một chứng bịnh trầm trọng, nói theo kiểu bình dân là “Bác Sĩ chạy, nhà thương chê”.

Tôi cũng bị một chứng bịnh nặng, cũng trong tình trạng “Bác Sĩ chạy, nhà thương chê”, không có thuốc trị, và không có cách trị, tôi bị chứng thận suy thóai, tế bào thận sơ chai, với những bướu máu trong cả hai trái thận, khiến tôi có những hệ chứng: đi tiểu ra máu, áp huyết cao, chân phù, vân vân. Tôi phải thường xuyên đi khám Bác Sĩ chuyên khoa thận, Giáo Sư Bác Sĩ Kincaid Smith, Giáo Sư Đại Học Y Khoa Melbourne, Y Sĩ Trưởng Y Sĩ Đòan Úc Châu.

Nhưng Bác Sĩ chuyên khoa Thận của tôi, dù danh tiếng, tài giỏi, cũng chỉ có thể theo dõi tình trạng bịnh của tôi, chữa trị những hệ qủa, tức là chữa trị ngọn, chớ không trị được gốc bịnh, không có cách nào làm phục hồi được những tế bào thận đang trên đà suy thóai và sơ chai của tôi. Với tình trạng bịnh ngày một tiến triển, tương lai sức khỏe của tôi chắc chắn sẽ lâm nguy, khi cả hai trái thận không còn làm việc được nữa, thì giải pháp tạm sẽ là dùng máy lọc nước tiểu, trường hợp nặng hơn thì phải thay thận, ít nhất cũng là thay một trái thận.

Y học tiến bộ ngày nay cũng đã làm được một số ca phẩu thuật thay ghép thận thành công, nhưng thực tế là việc không dễ dàng, thực tế là việc vô cùng khó khăn, trở ngại, tốn kém, đầy bất trắc, rủi ro. Bằng chứng là ngay cả nhà tỉ phủ lừng danh Úc, ông James Parker, chủ sòng bạc Crown Casino, và nhiều cơ sở kinh doanh, tài chánh lớn của Úc, tiền rừng bạc biển, có người sẵn sàng hiến thận cho ông cấy ghép, nhưng kết qủa là ông cũng chết, không sống được.

Người cấy ghép thận thành công cũng có, nhưng rất hiếm, phần nhiều thất bại, phần đông không thành công, mặc dù y học ngày nay rất tiến bộ, tài tình, giải phẩu rất tài giỏi, công việc rất cẩn thận, vân vân. Y học rất tài giỏi, nhưng y học không biết được lý do thất bại trong những trường hợp cấy ghép cơ phận con người, bởi vì có những nguyên nhân, yếu tố, sự việc, sự kiện, vân vân, mà y học không chịu nhìn nhận, thậm chí còn phủ nhận. Nhiều người không biết là bên cạnh những yếu tố vật chất hữu hình, mà y học y khoa, đã dày công nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, hiểu biết, vân vân, còn có những yếu tố vật chất vô hình, tâm linh siêu hình, mà y học chưa có nhiều nghiên cứu, học hỏi, hiểu biết, vân vân.

Bằng chứng, thực tế, cho dù một trái thận hiến tặng, đã được thử nghiệm đầy đủ tất cả các yếu tố vật chất, tế bào, vân vân, phù hợp với cơ thể người nhận, nhưng kết qủa, trái thận cấy ghép vẫn có thể bị đào thải, ngay cả trường hợp người bịnh đã dùng những thứ thuốc chống sự đào thải. Có một trường hợp rất hy hữu đã xảy ra tại Melbourne, người bịnh là một cô gái trẻ, đã tiếp nhận một trái thận của người khác một cách hòan hảo, không cần tới thuốc chống đào thải, nhưng đây chỉ là trường hợp một trong muôn một, thực tế, không có nhiều trường hợp may mắn như vậy, không có mấy người được may mắn như thế.

Lý do đào thải, hay không đào thải của cơ quan bộ phận người khác cấy ghép vào cơ thể của mình, như đã nói, ngòai yếu tố vật chất còn có những yếu tố tâm linh siêu hình, đó là yếu tố linh hồn của cơ quan bộ phận cho, và linh hồn của người nhận. Phải coi xem hai linh hồn nầy có hòa hợp với nhau hay không, hai linh hồn nầy, linh hồn của trái thận cấy ghép với linh hồn của người nhận phải hoà hợp nhau, phải chấp nhận một cuộc sống chung, hợp tác, hòa bình, thì mới tránh được trường hợp bộ phận cấy ghép bị đào thải.

Về chi tiết thì, sự hòa hợp nầy còn có nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, nhiều hình thức, vân vân, rất phức tạp và rất khác nhau, thông thường người được cấy ghép cơ quan bộ phận của người khác sẽ mang thêm những yếu tố tinh thần, tình cảm, tư tưởng, tánh tình, vân vân, của người khác. Nói cách khác là sau khi được cấy ghép bộ phận của người khác, tim, gan, thận, vân vân, người bịnh có thể biến đổi tâm tính, tư tưởng, tình cảm, vân vân, có thể gần như là biến thành một người khác, cho dù là chỉ có cấy ghép một bộ phận nhỏ, bởi vì người nầy đã có thêm một linh hồn khác trong cơ thể của mình.

Bài viết nầy không có tính cách chuyên môn, nên sẽ không đi sâu vào chi tiết những vấn đề trên, chỉ dừng lại ở đây, và đưa ra một vài điều nhận định về những cái mới lạ mà tôi đã học hỏi được từ Nhân Điện và Thầy Đáng. Tôi đến với Nhân Điện như đã nói, như là một điều cầu may, một dịp tình cờ, một nhân duyên, cơ duyên, vân vân, và tôi đã trải qua nhiều lớp học, nhiều cấp lớp Nhân Điện khác nhau, tôi đã học hỏi được những điều khác nhau, và những điều khác biệt nhau qua nhiều cấp lớp.

Tổng quát, Nhân Điện có 3 cấp lớp: Sơ Cấp, Trung Cấp, và Cao cấp, trình độ, khả năng, tri thức khác nhau, tâm linh khác nhau, vân vân, nhưng dù ở trình độ, cấp lớp nào, Học Viên cũng có một số điều học hỏi chung, lợi ích chung. Bài víêt nầy muốn trình bày những điều lợi ích chung của Học Viên, qua những kinh nghiệm bản thân, mà hôm nay, nhân Lễ Giỗ đầu năm, và Lễ Tưởng Niệm Thầy Đáng, tôi muốn được chia xẻ cùng Anh Chị Em Nhân Điện, và tất cả mọi người.

Tôi hy vọng có thể chia xẻ những điều tôi hiểu biết, học hỏi, kinh nghiệm, lợi ích, vân vân, tôi đã có được nhờ Nhân Điện, học Nhân Điện, và học Thầy Đáng, cho mọi người, như là một bổn phận của tôi đối với Thầy Đáng, và đối với Anh Chị Em Nhân Điện, những người đồng Đạo, đồng môn, những bằng hữu, tôi vũng muốn chia xẻ với những ai đau bịnh, những ai đau khổ, và những ai cần tới những sự giúp đỡ.

Cụ thể, kinh nghiệm lợi ích cá nhân tôi, là chứng bịnh thận suy thóai, sơ chai, bướu máu, tiểu máu, phù nề, vân vân, của tôi, chứng bịnh y khoa không chữa trị được, chứng bịnh lẽ ra phải khiến tôi ngày nay, hoặc là đã mất, hoặc đã bịnh nặng, nhưng, những thử nghiệm y khoa mới nhất về tất cả các thứ trong người của tôi, kết quả là rất tốt. Mọi thứ cơ quan, bộ phận, máu huyết, gan, thận, vân vân, trong người của tôi hiện nay, đều tốt đẹp, bình thường, tay chân tôi từ trước lúc nào cũng lạnh và ướt mồ hôi, nay tay chân tôi lúc nào cũng khô ráo, ngay cả mùa đông cũng ấm.

Cái ấm áp của tay chân, thân thể của tôi là cái rất tốt, rất cần, rất lợi ích, vân vân, cho sức khỏe của tôi, những cái nầy có thật và có thể kiểm chứng, tất cả những cái nầy đều quan trọng đối với đời sống một con người, nhưng tôi muốn nói với AnhChị Em là, trên đời nầy, thực ra vẫn còn có những cái còn quan trọng hơn cả những lợi ích về cơ thể vật chất, sức khỏe con người, vân vân. Cái quan trọng, và theo tôi là rất quan trọng, mà Nhân Điện có thể mang lại cho Học Viên, cho chúng ta, dù là Học Viên cấp lớp nào, sơ cấp, trung cấp, hay cao cấp, là “những khả năng Nhân Điện, những khả năng tâm linh vô hình, và siêu hình của ngành học Nhân Điện”, mà bất cứ một Học Viên Nhân Điện nào, trên nguyên tắc, cũng có thể có, cũng có thể xử dụng, cũng có thể cứu mình, giúp người, vân vân.

Có thể cứu mình bằng nhiều cách, có thể giúp người cũng bằng nhiều cách, nhiều việc, nhiều điều khác nhau, ở những không gian, thời gian, hòan cảnh, trường hợp khác nhau; điểm đặc biệt nhất của ngành học Nhân điện là chúng ta có thể cứu mình, giúp người mà không cần đến bất cứ một thứ phương tiện vật chất nào hết, những thứ thường là chúng ta không có. Với Nhân Điện, chúng ta chỉ cần có tấm lòng, và có tâm linh, cái trên nguyên tắc người Học Viên Nhân Điện nào cũng có, phải có, mà theo tôi thì cái nầy là cái tài tình nhất, cái tuyệt vời nhất, cái siêu đẳng nhất, cái kỳ lạ cũng nhất của ngành Nhân Điện.

Y học, y khoa, Đông Tây Kim Cổ gì cũng có thể nói là hay, giỏi, tài ba, vân vân, nhưng muốn chữa trị bệnh tật gì, cho ai, bệnh nặng hay bệnh nhẹ, cũng đều cần tới những phương tiện, thông thường nhất là những dược phẩm, thuốc men, một Bác Sĩ dù tài ba thế nào, nhưng nếu không có y dược, thuốc men, phương tiện y khoa, vân vân, thì cũng không chữa trị bịnh được. Nhân Điện, thì khác, dù Nhân Điện không phải là y học, y khoa, dù Nhân Điện không có y dược, y thảo, nhưng nhiều khi Nhân Điện vẫn có thể trị được bệnh, nhiều lúc vẫn có thể cứu được người, Nhân Điện tài tình nhất là cái nầy, điểm nầy.

Đặc biệt nhất là những chứng bịnh không phải do những nguyên nhân vật chất, những bệnh có những nguyên nhân Tâm Linh siêu hình, mà thực tế những bệnh trạng lọai nầy rất nhiều, nhất là những người bệnh dạng Tâm Thần, và những lọai bệnh gọi là “bệnh Thần Kinh giả”, những bệnh do những nguyên nhân, yếu tố vô hình, và siêu hình: Tà Ma, âm khí, lãnh khí, vân vân. Đây là những lọai bệnh có thật, mà y học y khoa không thể biết, và không thể trị, nhưng Nhân Điện thì có thể trị liệu được, và phần nhiều là trị liệu rất hiệu quả, rất nhanh chóng, rất dễ dàng, càng học những cấp lớp NhânĐiện cao cấp, càng trị liệu kết qủa, có những kết qủa rất thần kỳ, gần như là những phép lạ, những chuyện có thể nói là “khó tin nhưng có thật”.

Thí dụ như là “bệnh tâm thần phân liệt”, hay “bệnh tâm thần đa nhân cách”, người bình dân gọi là “bịnh Tà Ma”, với những lọai bệnh tâm thần nầy, thì y học gần như là bó tay, không thể nào trị liệu được, và số phận của những bệnh nhân nầy rất thảm thương, rất tội nghiệp, có thể là suốt đời họ không hết bệnh, có thể là suốt đời họ bị giam trong những nhà thương Tâm Thần. Nhưng nếu những bịnh nhân nầy gặp được một Học Viên Nhân Điện, nhất là một Học Viên Nhân Điện cao cấp, và nhất là họ may mắn gặp được Thầy Đáng, người bịnh sẽ lập tức khỏi bệnh, lập tức có thể trở về đời sống bình thường.

Nhân Điện không chỉ có những năng lực Tâm Linh đối với người sống, mà ngay cả với những người chết, Nhân Điện cũng có những năng lực Tâm Linh đặc biệt, có thể giúp đỡ những người nầy, giúp đỡ linh hồn họ được siêu thóat, hoặc tái kiếp đầu thai, hoặc trở về với Thượng Đế, Thượng Thiên. Phần đông con người đều rất sợ chuyện khi chết mà linh hồn không siêu thóat, lang thang trong những cõi vô định, vô hěnh, không về được cõi thiên đàng mà mọi người đều mong muốn, không được đầu thai, và sợ nhất là linh hồn họ bị những ông Thầy Phù Thủy bắt bớ, giam cầm, sai khiến làm nô lệ, hoặc phải vào chốn âm ty, địa ngục, vân vân.

Thầy Đáng nói “người đời nói cứu một mạng người bằng xây 5, 7 kiểng Chùa, nhưng cứu cái thân xác của một người không quan trọng bằng cứu linh hồn của người đó, bởi vì thân xác của con người nào rồi cũng chết, cái quan trọng là khi chết, linh hồn của người đó có siêu thóat hay là không”. Cái quan trọng là người Học Viên Nhân Điện nào được Thầy Đáng mở Luân Xa 100% thì khi chết, tự động linh hồn sẽ siêu thóat, và cái quan trọng khác nữa là người Học Viên nầy còn có được những quyền năng khả năng Tâm Linh để cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thóat, cái nầy là những công đức vô lượng, hơn cả chuyện xây 5, 7 kiểng chùa.

Nhân Điện giúp Học Viên tự trị bịnh cho mình được, giúp người khác bớt đau, bớt bệnh có khi cũng được, nhưng mà không phải là người nào học Nhân Điện xong thì đều sẽ trở thành Bác Sĩ, cũng làm được những công việc của Bác Sĩ, cũng trị bịnh cho người ta được, điều nầy ngay cả Học Viên Nhân Điện cũng có người nhầm lẫn. Nhân Điện không đào tạo cho bất cứ một người thường nào trở thành Bác Sĩ, Nhân Điện không cạnh tranh với bất kỳ ngành học y khoa nào, nhưng có những điều rất thú vị là bất cứ một Bác Sĩ nào cũng có thể học Nhân Điện, để bổ sung, bổ túc một số điều cần thiết, ích lợi cho nghề nghiệp Bác Sĩ Y Khoa, trị bịnh cứu người của mình.

Thực tế là trong ngành Nhân Điện có nhiều vị Bác Sĩ Y Khoa cũng theo học Nhân Điện, cũng là những Học viên Nhân Điện, có khi còn là những Học Viên Nhân Điện rất nhiệt thành. Bởi nhiều lý do, bởi những điều chúng ta đã từng nói đến, bởi có những trường hợp bệnh mà y học, y khoa không điều trị được, nhưng mà Nhân Điện có thể điều trị được, bởi vì dù là một Bác Sĩ, nhưng khi không có thuốc men thì cũng không thể nào trị bịnh được, và bởi vì rất nhiều lý do, nhiều nguyên nhân khác.

Còn điều rất quan trọng nầy nữa, là học Nhân Điện, thực ra không phải là học trị bịnh, hay để trị bịnh, ít ra thì cái nầy cũng không phải là mục tiêu thực sự, càng không phải là mục tiêu duy nhất của ngành Nhân Điện, cho dù trong rất nhiều trường hợp, người Học Viên Nhân Điện rất chú tâm, và rất chú trọng việc trị bịnh cho mình, hay trị bịnh cho người khác. Rất nhiều trường hợp, Học Viên Nhân Điện chỉ lo học trị bịnh, hay chỉ lo trị bịnh mà thôi, mà không biết là học Nhân Điện là học tổng quát, tổng hợp về mọi vấn đề của con người, của đời sống nhân sinh, xã hội, trần gian, vân vân, trong đó có vấn đề ốm đau, bệnh họan con người, nhưng đây chỉ là những phần phụ thuộc, không phải là phần chủ yếu của Nhân Điện, Thầy Đáng đã từng nói rằng trị bịnh chỉ là một phần ngàn đối tượng học hỏi, nghiên cứu của ngành học Nhân Điện mà thôi.

Học Nhân Điện trị được bịnh, và học Nhân Điện để trị bịnh là hai vấn đề, hai sự việc, hai công việc rất khác biệt nhau, nhưng muốn hiểu biết rõ và đủ những sự khác biệt tinh tế của nó, thì phải đòi hỏi một số điều kiện, căn cơ, trình độ, vân vân, càng học được nhiều, càng học lên cao, càng thực hiện thực hành nhiều bài học Tâm Linh, vân vân, thì Học Viên mới càng hiểu rõ, càng ý thức, càng minh tríêt, giác ngộ, vân vân, những ý nghĩa, mục tiêu, đối tượng, mục đích, vân vân, của ngành học Nhân Điện, những cái cao hơn, khác hơn, cần hơn, quan trọng hơn là những việc trị bịnh, những chuyện thể xác ốm đau.

Cuộc hành trình Nhân Điện của tôi đã trải qua 12 năm, trải qua nhiều lớp học, từ những lớp đầu tiên, sơ khởi, căn bản, tịnh tâm, hít thở, khai mở các Luân Xa, rồi tiến dần đến những lớp học về Kim Tự Tháp hữu hình, Kim Tự Tháp vô hình, rồi tiến dần đến các cấp lớp Nhân Điện cao cấp, những lớp học về Tâm Linh siêu hình, về triết học tâm linh, sinh tử, hạnh phúc, khổ đau, cầu nguyện Thượng Đế, Thượng Thiên, vân vân. Mỗi cấp lớp, mỗi giai đọan tôi đều có những thay đổi, thậm chí mỗi lớp học tôi đều có thể thay đổi, mỗi giờ học tôi đều có thể thay đổi, mỗi lời giảng của Thầy Đáng, đều có thể làm thay đổi tôi, hoặc có thể làm tôi thay đổi.

Tôi thay đổi, và tôi đã thay đổi nhiều thứ, nhiều điều, nhiều việc, vân vân, quan trọng nhất là tôi đã thay đổi nhiều nhận thức, nhiều ý niệm, nhiều tâm linh, vân vân, qua nhiều lớp học của Thầy Đáng, với Thầy Đáng. Những thay đổi nầy đã giúp tôi ngày một ý thức hơn, ngày một hiểu bíêt hơn, ngày một Giác Ngộ, minh triết hơn, vân vân, nhiều sự việc, nhiều vấn đề: nhân sinh, Đời, Đạo, thể xác, linh hồn, vật chất, tâm linh, hữu hình, siêu hình, Thượng Đế, Thần linh, Thần Thánh, vân vân.

Những hiểu biết, tri thức, ý thức, vân vân, nầy, về mặt tích cực đã giúp tôi: ngày một lạc quan hơn, phóng khóang hơn, cởi mở hơn, vân vân, và đồng thời giúp tôi: bớt bi quan hơn, bớt cố chấp hơn, bớt buồn phiền hơn, bớt ưu tư hơn, bớt lo lắng hơn, vân vân. Cho nên, tôi thấy những sự thay đổi nầy, sự giải phóng những Tâm trí, Tâm Hồn, Tâm Linh của con người nầy, rất cần thiết, và ích lợi, cho tôi, cho bạn, cho tất cả mọi người, những sự thay đổi chúng ta sẽ có, chắc chắn có, nếu chúng ta thực hiện thực hành những bài học tâm linh Giác Ngộ -Từ Bi của Thầy Đáng nói riêng, của Nhân Điện nói chung.

Điều tôi muốn cám ơn nhất đối với Thầy Đáng, chính là điều nầy, điều tôi muốn chia xẻ nhất với các bạn, với Anh Chị Em Nhân Điện, cũng chính là điều nầy, cuộc hành trình Nhân Điện 12 năm, cuối cùng đã cho tôi đi đến chỗ có những sự giải phóng Tâm Trí, Tâm Hồn, Tâm Linh nầy, những ý thức, những quan niệm mới hơn, rộng hơn, lớn hơn, vân vân, về con người, đời người, về nhân sinh, hạnh phúc, khổ đau, vân vân, những ý thức, những nhận thức rất cần thiết trong đời sống một con người ở thế gian.

Chúng ta, ai cũng muốn mình có hạnh phúc, không muốn mình khổ đau, nhưng hạnh phúc không bao giờ tự nhiên có, khổ đau thường do mình tạo ra, cho nên, muốn không có khổ đau thì mình không nên tạo ra khổ đau, muốn có hạnh phúc thì mình phải tạo ra hạnh phúc, không thể van xin, qùy lạy, van vái, cúng kiếng, nguyện cầu, vân vân, không thể hối lộ Thần Thánh, Thượng Thiên, bất cứ hình thức hối lộ nào.

Tạo ra hạnh phúc, giải trừ khổ đau, tìm kiếm bình an, xa lánh ưu phiền, vân vân, dĩ nhiên đều là những điều rất khó, nhưng đều là những điều mình có thể làm, bất cứ con người nào cũng có thể làm, nếu mình muốn làm, và mình quyết tâm làm, nhưng nếu là một Học Viên Nhân Điện thì mình sẽ có được những năng lực đặc biệt, những năng lực Tâm Linh để mình có thể làm tốt hơn, làm hiệu quả hơn, mình có thể tránh những khổ đau, có thể giảm những phiền muộn, có thể bớt những ưu tư, vân vân. Ngay cả những cái rất cụ thể, rất thiết thực như là mình có được sức khỏe tốt, mình hết đau, mình hết bệnh, vân vân, tất cả những cái nầy mình đều có thể làm được, càng học lên cao, mình càng có những năng lực tâm linh cao hơn, mình càng có những cơ hội tốt hơn, những điều kiện tốt hơn, để mình thực hiện thực hành những điều mình mong muốn, cho mình, hay cho người.

Điều quan trọng không phải là mình có học Nhân Điện hay không học Nhân Điện, điều quan trọng không phải là mình học Nhân Điện tới cấp lớp nào, Sơ Cấp, Trung Cấp hay Cao Cấp, cấp lớp Nhân Điện nào cũng có những điều tốt đẹp, và những điều lợi ích để mình học hỏi, để mình thực hiện thực hành, để mình cứu mình, giúp người. Trước nhứt là cứu giúp những người gần gũi thân thương của mình, mà trước hơn hết, chính là cứu giúp chính bản thân mình, không phải ai xa, không phải ai lạ, không ở đâu xa, mà là ở gần ngay trước mắt của mình, ở chung quanh mình.

Cứu giúp người bằng cách đem tiền bạc cho ai, cái đó rất khó, cho dù là đem tiền bạc cho người thân thuộc của mình, cái đó cũng là rất khó, nhưng mà bất cứ người Học Viên Nhân Điện nào, cho dù không có tiền bạc, không có của cải, cũng vẫn có những cái để mình cho, cho mình, và cho người. Học Viên Nhân Điện nào cũng có thể cho mình và cho người những món qùa của Thầy Đáng, của Thượng Đế, của Thượng Thiên, những Tình Thương, và những Năng Lượng, những thứ rất cần thiết, rất lợi ích, chúng ta có thể nhận, và có thể cho, cho mình và cho tất cả mọi người, lúc nào cũng có, ở đâu cũng có, bao nhiêu cũng có, bao nhiêu Thượng Đế cũng cho, Thượng Đế Từ bi chỗ nầy, ThượngĐế Bác Ái cũng là chỗ nầy.

Nhân Điện không phải điện con người, mà là quyền năng khả năng của Các Đấng Thiêng Liêng, Thượng Đế, Thượng Thiên ban cho con người, là những thứ tài sản vô giá và vô tận, quí báu và cao qúi, ích lợi và ân đức. Đó là những năng lượng Tâm Linh, những Tình Thương Giác Ngộ, và những Giác Ngộ Tình Thương, tôi đã nhận của Thầy Đáng, của Thượng Thiên, sau những năm tháng Hành Trình Nhân Điện. Xin cám ơn Thầy Đáng món qùa tài sản vô hình nầy, xin chia sớt với Anh Chị Em, xin chia xẻ với mọi người, không có điều kiện, cho tất cả những ai, cần muốn và cần có: những tài sản Tâm Linh, và những tài sản Tâm Hồn, của Thầy Đáng và của Thượng Thiên.

Về những công ơn của Thầy Đáng, đối với cá nhân tôi, những công ơn tôi đã kể ra, những công ơn tôi chưa có kể ra, và những công ơn tôi không thể kể ra, tất cả, tôi xin trân trọng kính gửi Thầy Đáng lời tri ân chân thành, kính mến, và sâu xa của tôi.

Về những công ơn của Thầy Đáng đối với chung tất cả chúng ta, những học tṛ của Thầy Đáng, những Học Viên Nhân Điện, vân vân, nhân ngày Lễ Giỗ và Lễ Tưởng niệm Thầy Đáng, tôi xin chia xẻ với Anh Chị Em, những người đồng Đạo, những người đồng môn, mấy câu thơ liễn công ơn của người Thầy, những câu thơ đối ý rất hay, mà tôi đã có dịp được đọc thấy, trên đường đi lên Chùa Yên Tử, ở Hải Dương:

“Chân trời, góc biển cũng có lúc cùng tận,
Chỉ có công ơn của người Thầy là vô cùng tận”

 

Nhận biết dấu hiệu suy thận

TT - Hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường. Vì vậy mới có chuyện cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu.

Bệnh nhân suy thận mãn được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: L.T.H

TT - Hai quả thận người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Người ta có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống bình thường. Vì vậy mới có chuyện cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu.

Thận của một người có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì một bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.

Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.

Trong khi đó, triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.

Để chẩn đoán suy thận mãn, phải cần đến những xét nghiệm cơ bản là đánh giá nồng độ urê máu và créatinine máu. Để phát hiện sớm một bệnh nhân có bị suy thận mãn hay không, trong quá trình theo dõi các bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường…) bác sĩ phải thường xuyên cho bệnh nhân kiểm tra định kỳ hai chỉ số urê và créatinine.

Để phòng ngừa suy thận mãn, khi bị nhiễm trùng đường tiểu phải đi khám và điều trị đúng cách; tránh bị sạn thận bằng cách uống nước nhiều. Khi bị sạn thận (cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu) phải điều trị ngay để không gây bế tắc. Uống đủ nước để duy trì lượng nước tiểu khoảng 1,5 lít/ngày. Không nên ăn quá nhiều đạm động vật, vì ăn nhiều đạm sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn (chức năng chính của thận là biến dưỡng chất đạm). Tránh ăn mật cá, mật rắn, tránh để nhiễm trùng, nhiễm độc… Khi bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... cần tuân thủ điều trị thuốc và thực hiện chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ.

Với những người chỉ còn một thận (cho người khác một thận, có bệnh lý bị teo một thận, bị sạn thận làm hư mất một thận, bị chấn thương mất một thận...), không có dự trữ thứ hai, tuyệt đối tránh các biến chứng do những bệnh khác gây ra.

Vậy còn nước tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu đêm, đau lưng liên quan đến bệnh thận hay không? Nước tiểu đục có ba nguyên nhân. Tiểu ra máu có đến hơn... 100 nguyên nhân. Đau lưng có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều lý do làm ta phải thức dậy tiểu đêm.

Vì vậy, để biết chính xác việc tiểu đục, tiểu ra máu, đau lưng, tiểu đêm... liên quan đến bệnh lý thận hay không, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh. Hiện nay ở TP.HCM, các bệnh viện đã làm được nhiều loại xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng... để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về thận.

Suy thận mãn ở tuổi 20

Khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân nam T.Đ.K., 21 tuổi, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. K. khá mệt mỏi, nhức đầu nhiều, da niêm nhợt, nặng hai mi mắt do phù và hai chân từ bàn đến cẳng đều phù nhiều, tiểu rất ít.

Hai ngày trước K. có lọc máu cấp cứu bằng máy thận nhân tạo tại một bệnh viện ở quận Bình Thạnh vì đang bị đợt cấp của suy thận mãn, bệnh rất nguy hiểm đe dọa tính mạng. Sau lọc máu K. thoát khỏi nguy kịch, và được bác sĩ tư vấn là đến lúc lọc máu kéo dài, cần làm fistula động tĩnh mạch để tạo đường mạch máu lâu dài cho việc chạy thận. K. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để làm fistula.

K. cho biết nghỉ học từ năm 16 tuổi do nhà khó khăn, sau đó đi làm thợ hồ và hay có những vết thương rách da hay sây sát chân tay do đụng chạm vật nặng hay nhọn. Do không hiểu biết đầy đủ nên K. cứ để vết thương tự lành mà không chăm sóc, trong đó có những vết thương mưng mủ.

Đến năm 19 tuổi thấy có hiện tượng hay đi tiểu máu sẫm màu hoặc màu đỏ. Hiện tượng này kéo dài đến bốn tháng thì K. cảm thấy mệt nhiều, tay chân phù, làm việc không nổi. K. đi khám bệnh phát hiện mình bị viêm cầu thận mãn tính, các bác sĩ điều trị cho K. tư vấn uống thuốc dài lâu nhằm làm chậm lại sự tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối ở những người viêm cầu thận mãn tính. Nhưng do việc mưu sinh nên sự hợp tác điều trị không được thường xuyên. Đến nay K. đã bị suy thận mãn tính mà không biết, bệnh cảnh đang bùng phát lên nhiều đợt cấp, đòi hỏi phải lọc máu kéo dài.

BS Trần Mạnh 

 

Cập nhật phương pháp điều trị suy thận mạn tính

Dù với sự tiến bộ vượt bậc của y học trong nhiều lĩnh vực, hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào giúp điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn (STM).

 

Điều trị suy thận mạn tính

Tuy nhiên, một khi không may đã bị STM, đặc biệt khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, với chế độ theo dõi khắt khe, xử trí, sinh hoạt thích hợp, diễn tiến STM có thể được làm chậm lại và có thểa phòng ngừa được các biến chứng bất lợi trên các cơ quan và trên tiên lượng lâu dài của người bệnh.

1. Điều trị bảo tồn: mục đích chính là làm chậm diễn tiến của STM và phòng ngừa hay hạn chế biến chứng của STM trên các cơ quan. Nó bao gồm điều trị tích cực nguyên nhân gây STM¸ kiểm soát tốt huyết áp, ổn định đường huyết, điều trị thiếu máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn phospho-canxi, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thích hợp, theo dõi bệnh định kỳ, đều đặn.

2. Điều trị thay thế thận: khi STM đã tiến triển đến giai đoạn cuối, chức năng thận gần như mất hết, bệnh nhân sẽ tử vong trong một thời gian rất ngắn nếu không được điều trị. Song, các điều trị này chỉ nhằm thay thế một phần hay phần lớn chức năng của thận khi còn bình thường chứ không thể giúp hồi phục chức năng thận đã mất, vì vậy người bệnh bắt buộc theo đuổi các điều trị này suốt đời.

Hiện có hai phương pháp điều trị thay thế thận chính là ghép thận và lọc máu.

a. Ghép thận: là phương pháp điều trị lý tưởng nhất vì người bệnh được ghép vào cơ thể một quả thận thật từ người cho có một mức độ tương hợp nào đó về mặt miễn dịch với họ. Vì thận ghép là quả thận thật nên sẽ đảm nhiệm được tất cả các chức năng của nó. Tuy nhiên, sau khi được ghép thận thành công không phải là đã đủ, mà để cho quả thận ghép này hoạt động lâu dài người bệnh bắt buộc phải theo đuổi suốt đời các điều trị nghiêm ngặt sau ghép như thuốc chống thải ghép, tim mạch, tiểu đường… Ngoài ra, trong giai đoạn hậu ghép còn có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra như loại thải thận đã ghép, nhiễm trùng, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư…

b. Lọc máu ngoài thận: chỉ thay thế được một phần chức năng của thận, gồm hai phương pháp chính:

- Chạy thận nhân tạo: trong phương pháp này, máu người bệnh được đưa ra khỏi cơ thể rồi đi qua một màng lọc nhân tạo. Tại đây các chất độc tích tụ trong máu (do thận bị suy không lọc được) sẽ được loại thải ra, đồng thời các rối loạn nước-điện giải và thăng bằng kiềm-toan trong cơ thể sẽ được điều chỉnh về mức gần bình thường. Máu "sạch" sẽ được đưa trở lại vào cơ thể.

Người bệnh được điều trị bằng chạy thận nhân tạo bắt buộc phải đến bệnh viện 2-3 lần/tuần, mỗi lần 4-5 giờ để được lọc máu, song song phải có chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt để tránh các biến chứng nguy hiểm như tăng kali máu (có thể gây tử vong đột ngột) hay thừa nước quá nhiều (gây ứ nước trong phổi không thở được, suy tim…). Ngoài ra, nguy cơ bị nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C rất cao do bị lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân trong lúc chạy thận nhân tạo.

- Thẩm phân phúc mạc hay lọc màng bụng: tác dụng điều trị giống như chạy thận nhân tạo, nhưng thay vì dùng màng lọc nhân tạo thì trong thẩm phân phúc mạc, phúc mạc hay màng bụng (lớp mỏng lót mặt trong ổ bụng) được sử dụng để lọc các chất độc và điều chỉnh nước-điện giải và thăng bằng kiềm-toan cho cơ thể. Bệnh nhân theo phương pháp này máu sẽ được lọc liên tục trong ngày, không cần đến bệnh viện thường xuyên mà có thể tự điều trị tại nhà, ăn uống tương đối tự do hơn so với chạy thận nhân tạo. Cũng do tự điều trị tại nhà nên không bị hiện tượng lây nhiễm chéo HIV, viêm gan siêu vi B, C giữa các bệnh nhân như trong chạy thận nhân tạo. Phương pháp này đặc biệt thuận tiện cho các bệnh nhân ở xa các trung tâm chạy thận nhân tạo.

Hà An

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness