TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 8
  • Hôm nay: 413
  • Tháng: 10418
  • Tổng truy cập: 5143737
Chi tiết bài viết

Chữa suy tim

Suy tim Theo y học hiện đại.

Suy tim là một trạng thái bệnh lý làm cho tim mất khả năng bảo đảm cung lượng tim theo nhu cầu oxy của cơ thể, lúc đầu khi sức về sau cả lúc nghỉ ngơi, tổn thương trung tâm trong suy tim là suy yếu sự co bóp cơ tim.

Suy tim có suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Nguyên nhân gây suy tim là do các bệnh về van tim như hở, hẹp các van (thường do thấp tim), các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về động mạch như hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch và các nguyên nhân như là cao huyết áp, các bệnh phổi mạn tính, viêm cơ tim do thấp, viêm tim toàn bộ, thiếu máu nặng, thiếu vitamin B1, bệnh Basedow.

Suy tim được chia ra làm 4 độ, với độ IV việc điều trị rất khó phục hồi vì suy tim đã ở giai đoạn cuối.

Nguyên tắc điều trị chung của suy tim là chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý tùy mức theo mức suy tim, trường hợp nặng phải nghỉ ngơi tại giường. Chế độ ăn uống nhạt tùy theo mức độ suy tim tường lượng muối < 1g/1 ngày, hạn chế uống nước, ăn thực đơn nhẹ nhàng. Cho thuốc chữa tim với đợt tấn công, đợt củng cố, dừng thuốc khi nhịp tim dưới 70 lần/ 1 phút. Cho thuốc lợi niệu và cần phải bổ sung kali. Có thể thêm các thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm, cho thuốc an thần và điều trị tích cực nguyên nhân suy tim.

Theo y học cổ truyền

Suy tim là một hiện tượng bệnh lý được miêu tả trong phạm vi các chứng: Tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thủy thũng…

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh căn bản là tâm và huyết mạch bất túc và cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp có thể trình bày như sau:

– Tâm huyết suy tổn, tâm khí không đầy đủ, khí âm đều hư, thủy ẩm, huyết ứ ngưng, tại tâm, tâm bào lạc, xuất hiện chứng tim đập mạnh, loạn nhịp.

– Phế khí hư không túc giáng, thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên trên xuất hiện chứng suyễn thở.

– Thủy thũng có liên quan đến phế, tỳ, thận và khí hóa của tam tiêu, tâm tỳ dương hư khí không chủ thủy, thủy thấp của hạ tiêu tràn lên, xuất hiện chân phù thũng, tim hồi hộp, ăn ít, bụng trướng đầy. Thận dương hư thì khí thịnh phù thũng từ eo lưng trở xuống, thận khí hư và cả bàng quang kém khí hóa nên lượng nước tiểu ít gây phù thũng.

– Tâm khí không đầy đủ nên khí huyết không thông dẫn tới huyết ứ, xuất hiện ngực sườn đau tức, môi tím, tay nhợt tím.

Các triệu chứng chủ yếu của suy tim

Suy tim gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan nội tạng (kể cả chính trái tim) và các cơ bắp, nên triệu chứng điển hình của suy tim là khó thở, mệt mỏi và ho, phù.

Khó thở:

Đây là triệu chứng thường gặp sớm của suy tim. Thường, khó thở diễn biến từ từ nên bệnh nhân có thể hạn chế dần dần các hoạt động để tránh cảm giác khó chịu này. Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống

Khó thở phải ngồi

Bệnh nhân suy tim, đặc biệt khi suy tim tiến triển, thường thấy dễ thở hơn khi phần trên cơ thể được nâng cao (gối đầu cao hoặc ngồi dậy).

Khó thở kịch phát về đêm

Hiện tượng gần giống với khó thở phải ngồi nhưng mô tả các đợt khó thở nặng thoáng qua xảy ra về đêm khi bệnh nhân đang nằm và có thể không hết sau khi ngồi dậy.

Mệt mỏi và yếu

Ngoài các triệu chứng hô hấp ở trên, mệt mỏi cũng là triệu chứng điển hình của suy tim, bởi do thiếu máu nuôi đến các cơ bắp, gây khó khăn cho việc hoạt động gắng sức hoặc ngay cả các hoạt động thường ngày của cuộc sống.

Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều

Phù và ho

Khi tim không đủ khả năng bơm máu đi, dịch sẽ tích tụ ở chân, sưng phù mắt cá chân, ở bàn chân và đôi khi ở bụng, đó là tình trạng phù, dịch còn có thể tích tụ ở phổi, gây suy tim ứ huyết. Sự ứ huyết ở phổi có thể làm ho kéo dài hay thở khò khè.

Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như: giảm khả năng tập thể dục, sưng bụng, kém ăn, buồn nôn, khó tập trung giảm sự tỉnh táo, tăng cân đột ngột …

CHỮA CHỨNG SUY TIM DO CÁC NGUYÊN NHÂN BỆNH GÂY RA.

Phương pháp chữa: Tăng trương lực cơ tim (kiện tỳ vị vì tỳ chủ về cơ nhục), chống sung huyết (hoạt huyết), lợi niệu.

Bài thuốc:

Bài 1:

Đẳng sâm

20g

Xuyên khung

16g

Bạch truật

16g

Ngưu tất

16g

Đan sâm

16g

Mộc thông

16g

Trạch tả

16g

Sa tiền

16g

Ý dĩ

16g

 

 

Phân tích bài thuốc :

Đẳng sâm, Bạch truật : Kiện tỳ ích khí.

Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất: Hoạt huyết, hóa ứ.

Trạch tả, Mộc thông, Sa tiền: Lợi niệu.

Bài 2:

Hoàng kỳ

20g

Bạch truật

20g

Đẳng sâm

20g

Bạch thược

16g

Đương quy

16g

Xuyên khung

12g

Ngưu tất

16g

Đan sâm

16g

Tỳ giải

16g

Bạch linh

12g

Trạch tả

12g

 

 

Châm cứu: Châm chiên trung, nội quan, túc tam lý.

 

CHỮA CHỨNG SUY TIM THEO PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN.

1. Suy tim Thể khí âm hư:

  • Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch kết đại.

Nếu trường hợp bệnh nặng thấy khí hư kèm theo huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu có vết hàn răng toát mồ hôi, khạc ra máu…

  • Phương pháp chữa: Ích khí liễm âm. Nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
  • Bài thuốc:

Bài 1: Sinh mạch thang gia giảm.

Đẳng sâm

20g

Ngũ vị tử

20g

Mạch môn

20g

Cam thảo

6g

Nếu có hiện tượng sung huyết gây khó thở, túc ngực thêm Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Đan sâm 16g.

Nếu ho ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi sao đen 20g, Trắc bách diệp 20g.

Phân tích bài thuốc:

Đẳng sâm: bổ phế khí.

Mạch môn: nhuận phế tả nhiệt.

Ngũ vị tử: liễm phế để thâu lại khí đã hao tán( liễm khí).

Cam thảo: điều hòa, bổ khí.

Bài 2: Nếu khí huyết hư :

Triệu chứng: Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.

dùng bài: Sinh mạch thang gia thêm.

Thục địa

16g

Bạch thược

12g

Đương quy

12g

Đan sâm

12g

Hoặc bài “ bát trân thang gia giảm”.

Thục địa

16g

Bạch truật

20g

Phục linh

16g

Xuyên khung

12g

Đương quy

12g

Ngưu tất

12g

Bạch thược

12g

Đan sâm

12g

Đẳng sâm

16g

Hồng hoa

12g

Ý dĩ

16g

Cam thảo

4g

Phân tích bài thuốc:

Đẳng sâm, bạch truật : Bổ ích khí.

Thục địa, đương quy, Bạch thược: bổ huyết, dưỡng huyết.

Đan sâm, Hồng hoa: hoạt huyết, hóa ứ.

Phục linh, Ý dĩ: Lợi thấp.

Hoặc bài: Quy tỳ thang

Châm cứu: Châm bổ các huyệt tâm du, tỳ du, phế du, thận du, túc tam lý, tam âm giao, nội quan…

2. Suy tim Thể tâm dương hư.

  • Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, không nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít, hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết mạch trầm tế kết đại.
  • Phương pháp chữa: ôn dương hoạt huyết lợi niệu.
  • Bài thuốc: Chân vũ thang gia giảm.

Phụ tử chế

12g

Bạch truật

12g

Phục linh

12g

Đương quy

12g

Can khương

6g

Nhục quế

6g

Sa tiền tử

12g

Cam thảo

6g

Đan sâm

16g

 

 

Phân tích:

Phụ tử chế, nhục quế: ôn dương, khu hàn.

Phục linh, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy.

Sa tiền tử: lợi thủy.

Cam thảo: kiện tỳ ích khí.

Đan sâm, đương quy: hoạt huyết dưỡng huyết.

Châm cứu. Cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, túc tam lý, tâm du, tỳ du, thận du.

3. Thể tâm huyết ứ

  • Triệu chứng: Ngực sườn đau tức, đau vùng tim, Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.
  • Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ.
  • Bài thuốc: Đào nhân hồng hoa tiễn gia giảm

Đương quy

15g

Uất kim

10g

Đan sâm

15g

Hồng hoa

6g

Đào nhân

15g

Long Cốt

15g

Mẫu lệ

15g

Huyền hồ

12g

Quế chi

10g

Xuyên khung

10g

Cam thảo

5g

 

 

Hoặc bài: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

4. Thể âm dương khí huyết đều hư: thường là suy tim toàn bộ, tình trạng bệnh nặng.

  • Triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, da mặt trắng bệch, thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại.
  • Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
  • Bài thuốc:

Bài 1: Độc sâm thang.

Nhân âm 8g.

Sắc uống ít một trong ngày.

Bài 2. Sinh mạch tán

Nhân sâm

8g

Ngũ vị tử

8g

Mạch môn

8g

Cam thảo

8g

Cách dùng: Sắc uống trong ngày.

Bài 3: Sâm phụ thang và sinh mạch thang gia giảm.

Nhân sâm

8g

Ngũ vị tử

12g

Hoàng kỳ

12g

Mạch môn

12g

Phụ tử chế

12g

Đương quy

12g

Đào nhân

6g

Trạch tả

12g

Hồng hoa

8g

Sa tiền tử

12g

Đan sâm

16g

Long cốt

16g

Phân tích bài thuốc.

Nhân sâm, hoàng kỳ: ích tâm khí.

Đương quy, đan sâm: hoạt huyết dưỡng âm.

Hồng hoa, đào nhân: hoạt huyết.

Ngũ vị: liễm khí.

Trạch tả, sa tiền: lợi niệu.

Châm cứu: chỉ nên cứu vào các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.

Phòng bệnh suy tim

  • Chủ động chữa bệnh tại tim và nguyên nhân bất lợi, đề phòng cảm nhiễm.
  • Ăn thanh đạm, nhiều bữa, kiêng mỡ động vật, hạn chế ăn muối, hạn chế rượu chè, cà phê, thuốc lá.
  • Chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness