TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 32
  • Hôm nay: 706
  • Tháng: 9408
  • Tổng truy cập: 5154673
Chi tiết bài viết

Để 500 tấn vàng chảy vào… bất động sản

“Ai lôi được 500 tấn vàng trong dân đổ vào bất động sản thì người đó thắng”. GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng riêng trong năm qua, bất động sản nghỉ dưỡng đã làm được điều này khi chứng minh được tiềm năng phát triển rất tốt.

Khách hàng tham quan một dự án căn hộ. Ảnh: Nguyên Vũ

Giải bài toán nguồn vốn

Theo ông Đặng Hùng Võ, bất động sản nghỉ dưỡng đã tạo ra lợi ích thực sự cho việc đầu tư kinh doanh. Bằng chứng là rất nhiều dự án thu hút được nguồn vốn từ người dân. Dù không ai biết chính xác số vàng trong dân thực sự đang là bao nhiêu và ông Võ cũng không khẳng định “ai là người thắng”, song những tín hiệu ghi nhận được từ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang rất khả thi trong năm 2017. Do vậy, thị trường hoàn toàn có quyền kỳ vọng chuyện này sẽ trở thành thực tế, góp phần giải tỏa áp lực cho bài toán nguồn vốn bất động sản từ trước đến nay.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực đánh giá, thời gian qua, tâm lý tích trữ vàng, ngoại tệ của người dân đã giảm nhiều. Việc đầu cơ, găm giá bất động sản cũng được hạn chế nhờ một số chính sách của Chính phủ. Nghị định 24/CP năm 2012 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng và nhiều quy định hướng dẫn liên quan đến quản lý thị trường ngoại tệ, đặc biệt là thông tin tuyên truyền giải tỏa tâm lý tích trữ vàng đã phát huy tác dụng khá tốt. Song, theo ông Lực, phải kiên định với chính sách chống “đô la hóa” và quản lý thị trường vàng lành mạnh hơn nữa. Qua đó tạo thuận lợi hơn nữa cho việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của người dân đổ vào thị trường bất động sản.

Khơi thông dòng vốn vào bất động sản

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh nhận định, bắt đầu từ năm 2013, tín dụng bất động sản có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng nền kinh tế. Việc ban hành Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014) đã xác định lộ trình giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn về 50%. Đồng thời nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% là cơ sở thúc đẩy dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản.

Theo bà Thanh, giai đoạn 2014-2016, thị trường bất động sản đã hồi phục rõ nét, thể hiện qua lượng giao dịch tăng, giá bán tương đối ổn định, lượng hàng tồn kho giảm, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu thực của thị trường.

Bà Thanh cho rằng, sự tăng trưởng như vậy, bên cạnh việc Nhà nước không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động thông suốt thì việc chính sách tín dụng cho bất động sản được nới lỏng cũng đã có phần đóng góp khá tích cực.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, năm 2016 thị trường bất động sản phát triển tốt, trở thành một trong những ngành năng động nhất. Thị trường đang chứng kiến những thay đổi tích cực về chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Tính đến thời điểm tháng 11-2016, tổng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản là 420.000 tỉ đồng, tăng 100.000 tỉ đồng so với năm ngoái.

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia thì cho biết, tính đến tháng 9-2016, tăng trưởng tín dụng đạt 10,2% so với cuối năm 2015. Trong đó riêng tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 5,3% so với cuối năm 2015, trong khi tín dụng tiêu dùng tăng 28,7%. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào nhu cầu sửa chữa nhà, mua nhà để ở (chiếm gần 50%)... Như vậy, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng được xem là tín hiệu khá tích cực cho thị trường bất động sản.

Phân tích trên cho thấy, tín dụng ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và là nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, thời gian tới, để tránh nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ những dự án có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Thêm vào đó, năm 2017 sẽ có 10 ngân hàng thương mại Top 10 được áp chuẩn Basel II. Nghĩa là các ngân hàng này phải chú trọng về quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý rủi ro, nên việc cho vay bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Với động thái như vậy, năm 2017 tín dụng cho lĩnh vực bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn so với năm 2016. 

Phát huy “thế tứ trụ”

Giới chuyên gia bất động sản đã nhiều lần đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cân đối cơ cấu nguồn vốn cho thị trường bất động sản, phát huy được vai trò của “4 chân trụ” là ngân hàng, vốn chứng khoán, trái phiếu và vốn FDI?

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cần có lộ trình hạn chế tín dụng bất động sản, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của chủ đầu tư.

Cùng nhận định, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thời gian tới ngân hàng sẽ quản lý chặt chẽ hơn việc cho vay để đầu tư vào bất động sản. Đây được coi là tín hiệu tốt, cho thấy Chính phủ sẽ có hướng quản lý để thị trường này phát triển lành mạnh hơn. Khi dòng tín dụng bị thắt chặt, thị trường bất động sản sẽ có những sáng tạo để phát triển các nguồn vốn khác.

Hiện lãi suất ngân hàng ở mức bình quân 6-10,5%/năm. Theo tính toán, mức lãi suất này không cao nhưng chắc chắn Chính phủ, doanh nghiệp sẽ có phương án để không để tăng lên nữa. Bằng chứng là Ngân hàng Nhà nước đã công bố kế hoạch giữ ổn định cân bằng lãi suất trong năm 2017. Ngân hàng phải có nhiều vốn đối ứng và phải chuyển một phần vốn đó sang thị trường bất động sản. Sang năm 2018, may mắn thị trường phái sinh ở Việt Nam sẽ được thành lập. Đây sẽ là công cụ để kiểm soát rủi ro được tốt hơn.

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thị trường bất động sản bước sang giai đoạn phát triển mới thì hướng đầu tư theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích sẽ tạo đà phát triển dài hạn. So với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các hình thức huy động từ chứng khoán, trái phiếu, quỹ tín thác mang lại hiệu quả cao hơn, độ rủi ro ít hơn. Các doanh nghiệp có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc niêm yết theo từng dự án. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán thực tế đã được một số doanh nghiệp triển khai khá thành công như Vingroup, Hoàng Quân, Nam Long, Khang Điền... Hoạt động này mang lại dòng vốn ổn định để doanh nghiệp phát triển các dự án quy mô lớn. Thế nhưng, nó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín nhất định và giá trị thương hiệu đã được khẳng định thì mới thu hút được nhà đầu tư. Do đó, phương thức niêm yết theo dự án được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Về nguồn vốn từ trái phiếu, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, năm 2017 câu chuyện bố trí vốn cho thị trường bất động sản bằng cách phát hành trái phiếu có khả năng thành hiện thực. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết lập các định chế tài chính đa dạng như quỹ tín thác đầu tư (REIT) cho phép người dân bỏ vốn vào, phát hành chứng chỉ đầu tư và được giao dịch trên sàn chứng khoán. Điều này sẽ tạo ra cú hích về nguồn vốn cho bất động sản và tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Về vốn FDI, theo nhận định của một số chuyên gia, năm 2017 và những năm tiếp theo, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) dự án vẫn diễn ra nhộn nhịp và trải đều trên nhiều phân khúc thị trường.

Theo Thesaigontimes

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness