TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 9
  • Hôm nay: 210
  • Tháng: 10215
  • Tổng truy cập: 5143534
Chi tiết bài viết

Đơn khiếu nại Phan Thị Trước gửi ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TẦM VU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ceôfd

 

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v xem xét việc ông Lê Văn Để kê khai và đứng tên trái pháp luật đối với nhà và đất toạ lạc tại số 13, đường Phan Văn Đạt, Khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An 

                                                                                                                                       

Kính gửi: - ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TẦM VU, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN   

Tôi là (nguyên đơn): Phan Thị Trước                                            Sinh năm: 1952

Nơi cư trú: số 13, đường Phan Văn Đạt, khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Nay bằng Đơn này tôi  đề nghị  UBND xem xét  ông Lê Văn Để kê khai và đứng tên trái pháp luật đối với nhà và đất toạ lạc tại số 13, đường Phan Văn Đạt, Khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An , ( quyền sử dụng đất đối với căn nhà và đất có diện tích 105,2 m2 , thửa số 89, tờ bản đồ 1K đất loại ODT, toạ lạc tại số 13, đường Phan Văn Đạt, Khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.)xâm hại đến quyền thừa kế hợp pháp của tôi .

 Nguyên Ông Lê văn Để Nơi cư trú: số 13, đường Phan Văn Đạt, khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An (Ông Lê Văn Để chuyển đến ngày 15 tháng 03 năm 2005, nơi thường trú trước khi chuyển đến 326 đường 827 khóm 02 thị trấn Tầm Vu).

Nội dung vụ việc như sau:

1/ Tôi là con nuôi hợp pháp của Mẹ Phan thị Minh :

            Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh Long an đã công nhận tôi là con nuôi  của Bà Phan Thị Minh theo quyết định số   

          Năm tôi 1 tuổi (năm 1953), sau khi ba mẹ tôi ly dị và mẹ ruột tôi là bà Phan Thị Biết đi lấy chồng khác, do thương tôi còn nhỏ nên bà Phan Thị Minh( là dì ruột của tôi) đã đề nghị và được sự đồng ý của ba mẹ tôi nhận tôi làm con nuôi. Việc mẹ Minh xin tôi về nuôi không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đều được gia đình hai bên chấp nhận và bà con hàng xóm biết đến. Từ đó, tôi về ở chung với mẹ và được mẹ Minh nuôi dưỡng, chăm sóc . Sau này khi Mẹ Minh lớn tuổi ,tôi cũng là người  duy nhất ở chung và chăm sóc cho đến ngày Mẹ Minh về  với Ông Bà .(2004)

   Năm 1983  mẹ Minh và tôi đã bỏ tiền dành dụm của riêng mình (cùng với sự giúp đỡ của các cậu và dì) để mua đất, cất nhà tại số 13, đường Phan Văn Đạt, khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nhà và đất nên trên đã được UBND, huyện Châu Thành cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có diện tích 105,20 m2, số thửa 89, tờ bản đồ 1K, đất loại ODT cho mẹ Minh đứng tên. Từ đó, chúng tôi sống chung và chăm sóc nhau cho tới ngày mẹ tôi mất.Tổng thời gian  hai  mẹ con ở và tạo dựng nhà   đến khị mẹ Minh mất  (2004)là 22 năm .

 

 

 

 

2/  Ông Lê Văn Để hoàn toàn không có quan hệ hôn nhân theo qui định pháp luật với  Mẹ Minh

          Thử hỏi  Ông Để có giấy tờ gì để chứng minh là chồng của Mẹ  Minh theo qui định pháp luật ?!!!. Mẫu Giấy xác nhận của UBND Thị Trấn Tầm Vu  về giấy tờ hộ tịch là giấy sử dụng để  xác nhận quan hệ ( cha, mẹ, con, ông, bà của người xin xác nhận ) không chứng minh được ông Để là chồng bà Minh.

      Hơn nữa việc  Ông Nguyễn Thanh Kiều PCT UBND  thị trấn Tầm Vu chứng nhận việc Ông Để , Bà Minh chung sống( không DKKH)  từ 1982  có đúng theo qui định pháp luật  và đúng thực tế hay không ? Tại sao  Ngày 7/7/2010 Ông Châu văn Lập Trưởng Công an thị Trấn Tầm vu  lại xác nhận là sau khi Bà Minh mất thì Ông Để mới chuyển hộ khẩu về  nhà Bà Minh .trước  ngày 15/03/2005  Ông Để thường trú tại  326 đường 827 Khóm 2 thị trấn  Tầm vu ?!!! . Công an  đã xác nhận ông Để không có thường trú tại nhà bà Minh , vậy cơ sở nào để nói hai người chung sống .Mặc dầu chung sống theo quan hệ    anh em  ,khác hẳn khái niêm chung sống theo quan hệ với  chồng .

 

Bộ luật dân sự  1995

§iÒu 51. N¬i c­ tró cña vî, chång

N¬i c­ tró cña vî, chång lµ n¬i vî, chång sèng chung vµ ®­îc x¸c ®Þnh theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 48 cña Bé luËt nµy.

Vî, chång cã thÓ cã n¬i c­ tró kh¸c nhau, nÕu cã tho¶ thuËn.

 

§iÒu 48. N¬i c­ tró

1- N¬i c­ tró cña mét c¸ nh©n lµ n¬i ng­êi ®ã th­êng xuyªn sinh sèng vµ cã hé khÈu th­êng tró.

Trong tr­êng hîp c¸ nh©n kh«ng cã hé khÈu th­êng tró vµ kh«ng cã n¬i th­êng xuyªn sinh sèng, th× n¬i c­ tró cña ng­êi ®ã lµ n¬i t¹m tró vµ cã ®¨ng ký t¹m tró.

2- Khi kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc n¬i c­ tró cña c¸ nh©n theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu nµy, th× n¬i c­ tró lµ n¬i ng­êi ®ã ®ang sinh sèng, lµm viÖc hoÆc n¬i cã tµi s¶n hoÆc n¬i cã phÇn lín tµi s¶n, nÕu tµi s¶n cña ng­êi ®ã cã ë nhiÒu n¬i.

3- C¸ nh©n cã thÓ lùa chän mét n¬i kh¸c víi n¬i c­ tró cña m×nh ®Ó x¸c lËp, thùc hiÖn quyÒn, nghÜa vô d©n sù, trõ tr­êng hîp ph¸p luËt cã quy ®Þnh kh¸c.

 

Cũng theo thông tư liên tịch  01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 thì ông Để và Mẹ  Minh không chung sống với nhau như vợ chồng

Trả lời: Theo quy định tại khoản d điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- TAND- VKS- BTP thì được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau

- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình, người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình

 

      Nếu  công nhân Ông Để là chồng Bà Minh căn cứ vào những lời khai  của  một số người mà bỏ qua không tính đến những nhân chứng phản diện thì có đúng hay không ?

       Nếu công nhận Ông Để là chồng Bà Minh mà không xác minh thông qua cơ quan công an về việc hai người này có chung sống theo  Điều 48 và Điều 52 Bộ luật dân sự  1995  và theo Điều lệ về đăng ký quản lý nhân hộ khẩu  thì có đúng không ?

 

         Nếu công nhận Ông Để là chồng Bà Minh mà không xác minh về tình trạng hôn nhân của hai người năm 1982 thì có đúng với pháp luật không ?

 

  Hai người “ sống chung “ như vợ chồng  gần 23 năm sao không có con chung và tài sản không ghi tên chung ,hộ khẩu nhà Bà Minh không có Ông Để ( ghi là chồng ) và ngược lại Hộ khẩu nhà Ông Để không có tên Bà Minh ( ghi là vợ )  .Đề nghị quý Tòa tham khảo  định nghĩa  về chung sống như vợ chồng  tại văn bản

THÔNG TƯLIÊN TỊCH CỦA BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG XV"CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH" CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

“3.1…. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, .. có tài sản chung..

 2-1/  Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;

       Cuối năm 1982  mẹ Minh  về  ở với tôi và nói rằng gia đình Ông Để đã đuổi Mẹ đi .Như vậy  quan hệ hôn nhân thực tế đã chấm dứt . Vì không có đăng ký kết hôn  ,không có con chung  và cũng không có tài sản chung nên hai người không có tranh chấp gì.

  Từ sau 1987,Ông Để và Mẹ Minh hai người chỉ gá ghép với nhau, không có con chung, tài sản chung.   Trong khoảng thời gian hai người gá ghép qua lại từ 1987 đến 2004 là 17 năm . Qui định pháp luật yêu cầu đăng ký kết hôn tại Xã .tại sao hai người không lập đăng ký kết hôn ?!!!

      Nếu Mẹ Minh coi ông Để là chồng thì tại sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có mình bà Minh,đứng tên.căn nhà cũng do Mẹ  Minh đứng tên .Quá trình tạo dựng căn nhà ,quá trình  canh tác  đất Ông Để hoàn toàn không dính líu .

         Rõ ràng   tính từ 1987 đến ngày Mẹ Minh mất Ông Để và Mẹ Minh không sống chung.   Ông Để hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc bà Minh những lúc ốm đau cho đến khi  Mẹ  Minh qua đời, không chia sẽ trong cuộc sống.

           Như vậy thì giữa họ chỉ gá ghép thỉ thoảng qua lại –không có tạm trú - không chung sống như vợ chồng, khi Mẹ Minh chết rồi thì ông Để mới tìm cách chuyển hộ khẩu của mình về căn nhà do Mẹ  Minh tạo lập để nhằm chiếm đoạt tài sản( Đúng ra khi Mẹ Minh  mất chỉ còn tôi một mình đứng hộ khẩu ,nhưng do tôi cả tin đưa hộ khẩu cho Ông Để ) .

                    Năm 2004, sau khi mẹ Minh mất một thời gian, ông Để nói ông không có nhà và xin tôi cho ở nhà để nhang đèn cho Mẹ Minh .. Do nghĩ ông đã già yếu và trước đây có quen biết  ( không có hôn nhân )với mẹ Minh. Vả lại, trong thời gian này tôi củng thường xuyên đi làm ăn  trên TP. Hồ Chí Minh nên tôi không phản đối việc ông dọn đến ở chung tại căn nhà của  tôi  ở.

          Nhưng sau đó, ông Để đã tự ý đăng ký kê khai di sản thừa kế (với tư cách là chồng của mẹ Minh ?) để chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của mẹ Minh qua tên ông đối với căn nhà và đất nêu trên. Trong thời gian này, tôi đang ở Thành phố nên hoàn toàn không hay biết sự việc. Do đó, tôi không thể có bất kỳ ý kiến hay động thái phản đối hành vi của ông Để được. Việc ông Để tự  ý chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sang tên ông khi tôi không có ở nhà và cũng không hỏi ý kiến của tôi là tôi không đồng ý. Vì khối tài sản này hoàn toàn là công sức của tôi và mẹ Minh tôi tạo nên. Ông Để không phải là chồng của mẹ Minh, ông cũng hoàn toàn không có công sức đóng góp tạo nên khối tài sản trên.

. Việc ông Để tự ý chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sang tên ông khi tôi không có ở nhà và cũng không hỏi ý kiến của tôi là tôi không đồng ý. Vì khối tài sản này hoàn toàn là công sức của tôi và mẹ Minh tôi tạo nên. Ông Để không phải là chồng của mẹ Minh, ông cũng hoàn toàn không có công sức đóng góp để tạo nên khối tài sản trên.

Yêu cầu

Từ những trình bày trên, với tư cách là con nuôi và đồng thời cũng chính là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà Phan Thị Minh, nay tôi kính đề nghị Quý cơ quan, xem xét, giải quyết các yêu cầu cụ thể sau:

  1. Thu hồi giấy  sở hữu nhà và sữ dụng đất căn nhà và đất có diện tích 105,2 m2 , thửa số 89, tờ bản đồ 1K đất loại ODT, toạ lạc tại số 13, đường Phan Văn Đạt, Khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
  2.  Xem xét Kiến nghị UBND huyện Châu Thành huỷ toàn bộ Giấy tờ nhà, đất hiện do ông Lê Văn Để kê khai và đứng tên trái pháp luật đối với nhà và đất toạ lạc tại số 13, đường Phan Văn Đạt, Khóm I, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An  theo các nội dung trình bày trên. Vì lẽ Ông Để không liên quan gì đến việc thừa kế di san của Bà Minh

Kính mong Cơ quan xem xét và sớm giải quyết yêu cầu nêu trên, tôi chân thành biết ơn.

Trân trọng.

Kèm theo Đơn :

1. Các giấy xác nhận con nuôi bảng photo;

2. Đơn xin xác sổ hộ khẩu gia đình, Giấy xác nhận sống chung với Dì ruột bảng photo;

3. Đơn xin xác nhận nguôn gốc nhà bảng photo;

4. Đơn xin xác nhận người đứng tên hộ khẩu bảng photo;

5. Hộ khẩu bảng photo;

6. Giấy chứng minh nhân dân (sao y).

Châu Thành, ngày 16 tháng 07 năm 2010

Người khởi kiện

 

 

 

 

 

 

Phan Thị Trước

 

 

 

 

Chung sống trước ngày 3-1-1987 là hôn nhân thực tế?

Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, hiện nhiều thẩm phán đang có cách hiểu khác nhau khi vận dụng Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội.

Có người nói nam nữ cứ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 là hôn nhân thực tế, có người lại bảo phải đủ điều kiện kết hôn mới được công nhận…

Một ví dụ tiêu biểu đã được đưa ra: Ông A chung sống với bà B nhiều năm, đã có con chung và tài sản chung. Đến năm 1970, ông A lấy thêm vợ lẽ là bà C (có tổ chức cưới hỏi), sau đó sống với bà C. Năm 2002, ông A xin ly hôn bà C. Vậy quan hệ giữa ông và bà C có phải là hôn nhân thực tế hay không?

Chỉ cần chung sống như vợ chồng?

Những thẩm phán theo cách hiểu thứ nhất cho rằng trong trường hợp này, quan hệ giữa ông A và bà C vẫn được công nhận là hôn nhân thực tế dù vừa vi phạm về hình thức (không đăng ký kết hôn) vừa vi phạm về nội dung (ông A đã có vợ hợp pháp là bà B).

Các thẩm phán lý giải: Theo Điều 3 Nghị quyết 35, hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn thì được tòa công nhận là vợ chồng khi ly hôn. Như vậy, điều khoản trên không hề quy định nam nữ sống với nhau như vợ chồng phải có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình.

Vì luật không quy định nên các thẩm phán cho rằng chỉ cần điều kiện duy nhất là hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 thì công nhận họ là vợ chồng mà không cần điều kiện gì khác. Luật pháp không bắt buộc mà chỉ khuyến khích họ đi đăng ký kết hôn nên giả sử họ không đăng ký thì thực chất họ vẫn có mối quan hệ vợ chồng.

 

Một phiên tòa xử ly hôn tại TAND quận 10, TP.HCM. Ảnh minh họa: HTD

Hay phải đủ các điều kiện kết hôn?

Ngược lại, nhiều thẩm phán khác không đồng tình với cách hiểu trên. Theo họ, ông A và bà C sẽ không được công nhận là vợ chồng dù hai bên có tổ chức cưới hỏi đàng hoàng, có sống chung từ năm 1970 bởi ông A đang có vợ là bà B.

Theo các thẩm phán, Điều 3 Nghị quyết 35 chỉ châm chước cho các trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 mà vi phạm điều kiện về hình thức là chưa đăng ký kết hôn; còn về nội dung phải thì tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1960 (Trừ những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc trước giải phóng lấy tiếp vợ hai, đã có thông tư hướng dẫn riêng).

Tòa Dân sự TAND Tối cao đồng ý với quan điểm này vì Điều 35 Nghị quyết 35 không yêu cầu có đủ điều kiện kết hôn cũng không có nghĩa là không cần tuân thủ điều kiện khi kết hôn. Theo Tòa Dân sự, thẩm phán hiểu khái niệm không quy định điều kiện kết hôn đồng nghĩa với khái niệm không cần đủ điều kiện kết hôn là máy móc và không chính xác. Đánh đồng hai khái niệm trên sẽ dẫn đến chuyện áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.

Mặt khác, Tòa Dân sự cho rằng nếu áp dụng theo quan điểm thứ nhất thì rất khó xử lý những trường hợp đặc biệt như những người cùng dòng máu về trực hệ như cha, con, anh em; cha mẹ nuôi với con nuôi. Tương tự là giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng; những người có họ trong phạm vi ba đời... Bởi thực tế có trường hợp thuộc một trong các trường hợp trên sống với nhau như vợ chồng, có tổ chức lễ cưới, thực sự chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ nhau nhưng làm sao có thể công nhận họ là vợ chồng được!

Theo một lãnh đạo Tòa Dân sự, luật hôn nhân và gia đình các năm 1960, 1986 và 2000 đều quy định hôn nhân muốn được coi là hợp pháp trước hết phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Do đó, Điều 3 Nghị quyết 35 của Quốc hội cũng không thể thoát ly ngoài các quy định đó.

Không chỉ dựa vào câu chữ

Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, khi tìm hiểu, giải thích pháp luật, để đảm bảo tính chính xác và không mâu thuẫn với quy định khác thì không chỉ căn cứ vào câu chữ cụ thể mà còn phải tổng hợp các quy định về các vấn đề đó. Có như vậy mới đảm bảo tính ổn định và thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật, không rơi vào chuyện áp dụng máy móc, trái thực tế, trái đạo đức.

Không thể vi phạm điều kiện về nội dung

Tôi cho rằng trong trường hợp hai người sống với nhau nhưng vi phạm điều kiện kết hôn về nội dung như đang có vợ (chồng) hoặc vi phạm đạo đức thì không nên công nhận hôn nhân thực tế cho họ. Nếu có tranh chấp thì tòa chỉ nên giải quyết về vấn đề tài sản hoặc con chung cho họ.

Nếu chấp nhận một cách dễ dãi theo kiểu luật không quy định điều kiện theo quan điểm thứ nhất thì sẽ có người được công nhận nhiều hôn nhân một lúc, gây nhiều khó khăn, rắc rối khi giải quyết hậu quả phát sinh.

Thẩm phán HOÀNG VĂN HẢI, Phó Chánh

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness