TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 417
  • Tháng: 4779
  • Tổng truy cập: 5150044
Chi tiết bài viết

Giá bất động sản hạng sang sẽ tăng vọt trong năm 2016?

 Giá bất động sản chỉ tăng chủ yếu nhờ những dự án mới ở vị trí vàng và khu vực trung tâm mở rộng chào ở mức 2.500- 10.000 USD/m2 cho TP. HCM, và khoảng từ 1.600 - 3.500 USD/m2 cho Hà Nội, CBRE Việt Nam cho biết.

Giá bất động sản hạng sang sẽ tăng vọt trong năm 2016?

Ảnh minh họa.

Bất động sản cao cấp sẽ tăng giá?

Ghi nhận của CBRE Việt Nam cho thấy, niềm tin của khách mua nhà ở vào thị trường ngách được cải thiện và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2016.

Trên thực tế thị trường bất động sản, niềm tin vào thị trường được đẩy mạnh thông qua số dự án chào bán mới cũng như lượng giao dịch tăng vọt, giá bán cải thiện trong năm 2015. Xuyên suốt các phân khúc, 41.787 căn được ước lượng chào bán tại TP. HCM và 28.283 căn tại Hà Nội.

Phần lớn của những con số này tập trung vào phân khúc “hạng sang,” với chất lượng biến đổi tùy thuộc vào định nghĩa các chủ đầu tư.

Các căn hộ hạng sang và cao cấp đã có sự trở lại ngoạn mục nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012 với 16.674 căn được chào bán, nằm dọc tuyến Metro số 1 tại phía Đông của thành phố.

Hà Nội đã ghi nhận được 6.000 căn, với phần lớn các dự án hạng sang và cao cấp tọa lạc tại khu rìa trung tâm và phía Tây.

Các tòa nhà này hướng đến khách mua là nhà đầu tư mua để cho thuê lại vì tỷ suất sinh lời cao khoảng 6 - 8%. Ngoài ra, phân khúc bình dân cũng chiếm một phần lớn của nguồn cung được chào bán và là lựa chọn số một cho hầu hết khách mua để ở. 

Tỷ lệ tăng trưởng giá dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016. Với người mua ngày càng kén chọn hơn trong khi nguồn cung thì lại dồi dào hơn, chủ đầu tư sẽ phải cẩn trọng trong việc tăng giá để đảm bảo mục tiêu doanh số như kế hoạch đề ra.

Giá chỉ tăng chủ yếu nhờ những dự án mới ở vị trí vàng và khu vực trung tâm mở rộng chào ở mức 2.500- 10.000 USD/m2 cho TP. HCM, và khoảng từ 1.600 - 3.500 USD/m2 cho Hà Nội. 

Xét về nguồn cầu, tỷ lệ tiêu thụ năm 2016 dự kiến sẽ chậm hơn so với năm 2015, và giảm trong năm 2017 và 2018 cho cả hai thị trường. 

CBRE cho biết, hiện khách hàng là người nước ngoài vẫn đang xem xét thị trường bất động sản địa phương trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp, sự thông thạo ngôn ngữ và tính thuận tiện trong thanh toán là một trong các vấn đề quan trọng để chuẩn bị cho đợt khách hàng mới này.

Nhiều rào cản, nhà đầu tư ngoại sẽ gom mua dự án bán lẻ

Đối với thị trường đầu tư, ghi nhận của CBRE cho thấy, sau thời gian khá thận trọng với việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư và các khoản vay không hiệu quả, các ngân hàng bắt đầu cho vay lại các dự án bất động sản trong năm 2014. 

Do tính chất thị trường bất động sản Việt Nam hiện còn non trẻ và đang phát triển, một tỷ lệ lớn các giao dịch chuyển nhượng là cho các khu đất dự án, trong đó gần một nửa các giao dịch và nhu cầu đầu tư cho các khu đất là cho mục đích sử dụng hỗn hợp bao gồm nhà ở.

Hạng mục này vẫn là phân khúc rất được quan tâm do nhu cầu đang dồi dào từ quy mô dân số lớn và tỷ lệ đô thị hóa cao. 

Năm 2016, xét về bất động sản thương mại đang hoạt động, bất động sản văn phòng sẽ tiếp tục là mục tiêu chính. TP. HCM và Hà Nội vẫn là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới một khi TPP có hiệu lực. 

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ sôi động do Việt Nam đang nổi lên như một điểm nghỉ dưỡng mới.

Trong khi đó, bất động sản công nghiệp cũng được kì vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các tập đoàn đa quốc gia mở rộng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam để tận dụng lợi thế của hiệp định TPP và những ưu thế về giao thương khác.

Tuy nhiên, rào cản gia nhập thị trường bán lẻ cao sẽ thúc đẩy các đối thủ mới mua lại các danh mục hiện hữu trong kế hoạch gia nhập và mở rộng thị trường của họ. 

VŨ MINH

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness