TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 14
  • Hôm nay: 1122
  • Tháng: 11571
  • Tổng truy cập: 5144890
Chi tiết bài viết

Năm năm nhìn lại chuyên đề tiền tệ 2011

Nay sắp bước qua năm 2016 . Năm 2010 bất động sản nóng đầu năm do nhiều nguyên nhân trong đó không khí hồ hởi tăng trưởng với Ngọn gió Vinashin ,Vinaline sắp trở thành Tập đoàn qui mô như Đại hàn Samsung ,Huyndai .Cuối năm bắt đầu đảo chiều rồi qua 2011 thì thê thảm rên rỉ .  Nhà cầm quyền Việt Nam kịp thời điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa tạm gác lại tăng trưởng để chống lạm phát .

Nay ,trong không khí thiếu hụt ngân sách trầm trọng , Giá dầu thế giới giảm 50% và chưa có dầu hiệu tăng trở lại ,kinh tế doanh nghiệp cầm chứng .Chủ yếu nhờ vào FPI . Bất động sản tầm trung và tầm cao tăng nhẹ nhưng nguồn cung phải nói là dồi dào . Có những tín hiệu chính sách cho thấy không khuyến khích tín dụng vào bất động sản Trung Cao cấp nữa . Có nhóm lợi ích ủng hộ có nhóm không …

 Vậy năm 2016 sẽ ra sao ?!!!

 

Doanh nghiệp địa ốc lỗ nặng

SGTT.VN - Theo báo cáo tài chính quý 2/2011 của nhiều doanh nghiệp địa ốc có tên tuổi ở TP.HCM, tỷ lệ bị thua lỗ cao. Không bán được hàng nên hầu hết các doanh nghiệp đều có doanh số giảm tới trên 80%, thậm chí có công ty giảm 96%.

 

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang bán đất nền thay vì căn hộ chung cư như trước đây. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ.Ảnh: Lê Quang Nhật

“Các loại sản phẩm từ đất nền đến căn hộ, từ giá rẻ đến giá cao đều ế ẩm, sau lưng thì cứ mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày lo âu vì ngân hàng liên tục ra trát đòi nợ. Muốn xả hàng cắt lỗ cũng không dễ, mà nếu không bán được hàng, chắc chỉ còn nước để họ xiết nợ”, giám đốc một dự án bất động sản ở TP.HCM than thở.

Mới đây chủ đầu tư dự án chung cư T.K ở quận Bình Chánh do gặp khó khăn về tình hình tài chính, không thể tiếp tục hoàn thiện căn hộ chung cư nên đã gả bán dự án cho một đối tác. Dự án này bị chậm tiến độ và chủ đầu tư cũng đã liên tục điều đình với nhà đầu tư. Trên thị trường thứ cấp thời gian qua, những nhà đầu tư vào dự án này cũng đẩy sản phẩm ra khá nhiều với mức giá có thời điểm bằng với giá gốc công bố ban đầu của chủ đầu tư để cắt lỗ. Tuy nhiên, khi có thông tin dự án sẽ sang nhượng và chủ đầu tư đưa ra mức giá đền bù để huỷ hợp đồng mua bán thì các nhà đầu tư lại phản đối và đòi phải tăng giá. Một cái khó của câu chuyện chuyển nhượng này nằm ở chỗ là sau khi sang nhượng thì dự án sẽ biến đổi công năng thành một bệnh viện, do đó các nhà đầu tư cho rằng chủ đầu tư phải có một mức giá đền bù hợp lý vì đã chờ đợi hai, ba năm trời, tích luỹ đóng tiền theo tiến độ của họ, mất bao nhiêu chi phí cơ hội… Câu chuyện chỉ mới bắt đầu và chưa biết kết quả ra sao nhưng cũng đã cho thấy không phải chỉ cần bán dự án để cắt lỗ là xong.

Trong quý 2/2011, doanh thu của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chỉ đạt 185,9 tỉ đồng, giảm gần 66% so với quý 2/2010; lỗ 114,35 tỉ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà (Intresco), quý 2, doanh thu chỉ đạt 24,14 tỉ đồng, giảm 86% so với quý 2/2010; lỗ 19,62 tỉ đồng. Điều đáng lo ngại khác là chỉ số hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn trong quý 2 của nhiều doanh nghiệp rất lớn, chẳng hạn như ở công ty cổ phần bất động sản Việt Nam, con số đó là 92%.

“Trong sáu tháng đầu năm 2011, toàn TP.HCM chỉ có năm dự án được thi công, 1.691 căn hộ cung ứng cho thị trường. Đây là con số thấp nhất từ trước đến nay”, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết. Trước sức ép từ các doanh nghiệp, hiệp hội và các luật sư, UBND TP.HCM đã có công văn kiến nghị bộ Xây dựng những giải pháp nhằm khơi thông thị trường này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì các doanh nghiệp không nên hy vọng vào việc nới tín dụng bởi điều đó là không thể. Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa quản trị kinh doanh, đại học Ngân hàng TP.HCM, bài học ba năm trước vẫn còn, đặc biệt năm 2010 khi chỉ số của nền kinh tế hơi lạc quan một chút, Nhà nước đã nới tín dụng, hậu quả lạm phát tiếp tục phi mã. Bất động sản cứ giải quyết theo hướng cho vay nữa sẽ không ổn, mà theo chủ trương Chính phủ thì chắc chắn không tiếp tục cho vay. Hệ quả, thị trường sẽ buộc thanh lọc để tìm ra doanh nghiệp nào khoẻ sẽ tồn tại, doanh nghiệp nào yếu bị loại.

Theo người viết tìm hiểu thì hiện đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM vay vốn ngân hàng quá lớn, trong khi lượng hàng tồn kho nhiều, nên không trả được nợ đáo hạn. Ngân hàng buộc phải siết bằng cách bán lại dự án cầm cố với giá thấp để thu hồi vốn.

 

một số bài học cần rút ra đối với thị trường căn hộ chung cư (và bất động sản nói chung): - Do xác định thị trường cho giới đầu tư và đầu cơ (thay vì thị trường cho người dân mua ở) , nên các chủ đầu tư và ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh đầy mạo hiểm và rủi ro...họ đưa ra sản phẩm thực chất là chứng khoán giấy tờ có giá đầy rủi ro ( người đầu tư ứng tỷ lệ vốn, vay ngân hàng vốn thế chấp bằng chính hợp đồng mua căn hộ...) đã hình thành ra giấy tờ có giá là hợp đồng căn hộ. - Chủ đầu tư, người đâu tư, ngân hàng., cơ quan quản lý không có sự nhìn nhận sâu sắc sản phẩm rủi ro này để đưa ra chính sách kiểm soát và quản lý rủi ro (ít ra như thị trường chứng khoản và giấy tờ có giá khác..); Một cách thẳng thắn bài học lòng tham đã che lấp hết những rủi ro. - Hiện nay còn rất nhiều các sản phẩm rủi ro và giấy tờ có giá chưa được nhìn nhận là sản phẩm rủi ro cần quản lý trên thị trường (hợp đồng mua bán sản phẩm hình thành trong tương lai) ví dụ: Hợp đồng mua thẻ thành viên dài hạn 1 đến 5 năm của một số dịch vụ (Y tế, Khách sạn, Nghỉ dưỡng, Thể dục thể hình,.....golf, giá trị thẻ rất lớn tình từ 1000 USD)... không được quản lý khi các chủ các công ty này chuyển nhượng dự án hoặc về nước. hay bán cổ phần... người mua sẽ thiết không biết ai để đòi nợ... - Chúng ta nên tập trung đào tạo môn lịch sử phát triển kinh tế và thị trường trong hệ thống giáo dục, những bài học của các nước đã và đang phát triển luôn cho chúng ta những kin nghiệm quản lý thú vị , không ngây thơ.

 

 Có hay không nguy cơ vỡ “bong bóng” bất động sản?

10:10' 7/6/2011

TCCSĐT - Thị trường bất động sản trầm lắng, hàng loạt chung cư cao cấp bị “bán tháo”, nhiều nhà đầu tư lo ngại “bong bóng” bất động sản sẽ sớm bùng phát như năm 2008. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều, đang được dư luận quan tâm.

 

1. Khả năng vỡ “bong bóng” là có thật

Một số nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách tán thành nhận định này và cho rằng: lượng cầu về nhà ở tại Hà Nội rất nhỏ so với lượng cung, hàng trăm dự án nhà ở đã và đang được xây dựng. Với nhịp độ đầu tư cho phát triển các dự án như hiện nay thì chắc chắn cung sẽ vượt xa cầu khi dân số Hà Nội được dự báo chỉ khoảng 6-8 triệu người(1)

Với giá đất tại Hà Nội hiện vẫn đứng ở mức cao thì dù hiện tại giao dịch diễn ra rất thưa thớt và có thể coi là trầm lắng, thì về lâu dài giá bất động sản Hà Nội chắc chắn sẽ phải giảm xuống chứ không thể cứ cao mãi như hiện nay. Với giá cả bị găm lại ở mức cao trong một thời gian dài, đó là sự tích tụ những nguy cơ tiềm tàng có thể gây nên tình trạng “bong bóng”(2).

Các chuyên gia cho rằng: nguy hiểm nhất là ở chỗ thị trường bất động sản với lượng vốn tự có mỏng, nên chịu tác động của luồng vốn vay ngân hàng (cả trong và ngoài nước) tạo ra hiệu ứng tích tụ rủi ro lên hệ thống ngân hàng, và qua đó tác động đến cả nền kinh tế. Điều đó giải thích vì sao “cuộc đua lãi suất” huy động vẫn tiếp tục và ngày càng công khai, trong khi các doanh nghiệp lại phàn nàn vì không tiếp cận được với các nguồn vốn vay. Điều đó, chỉ có thể giải thích rằng luồng vốn đang tồn đọng trong các kênh bất động sản và thị trường chứng khoán. 

Nếu nhận định trên của các chuyên gia là đúng thì khi “bong bóng” bất động sản nổ ra sẽ gây tác động rất lớn, vì đây là thị trường có thời gian chu kỳ dài nhất và lượng vốn không nhỏ.

2. Vỡ “bong bóng” khó có thể xảy ra

Trong khi các chuyên gia kinh tế đang lo ngại về tình trạng “bong bóng” bất động sản, thì nhiều nhà doanh nghiệp lại cho rằng khó có thể xảy ra việc “bong bóng” nổ, mặc dù các doanh nghiệp cũng thừa nhận thị trường bất động sản hiện đang ở giai đoạn khó khăn.

Phó giám đốc Sàn Giao dịch bất động sản Lanmak cho biết các tháng vừa qua giao dịch bất động sản rất trầm lắng. Tuy nhiên, “bong bóng” bất động sản khó có thể xảy ra, vì ngoại trừ một số dự án nằm trong diện quy hoạch có giá bị đội lên quá cao, còn hầu hết các dự án khác, giá không những không bị đội lên mà còn giảm đôi chút.

Nếu có khó khăn về vốn thì chỉ đối với nhà đầu tư thứ cấp mua lại, đến hạn trả nợ ngân hàng buộc phải “bán tháo”. Còn đối với chủ đầu tư chính thì chưa có dấu hiệu giảm giá. Điều đó khiến cho bất động sản nếu có sự tụt dốc mạnh thì chỉ là ở một số phân khúc nào đó chứ chưa phải toàn bộ thị trường. Vì thế, nguy cơ nổ “bong bóng” bất động sản là khó xảy ra.

Các nhà đầu tư còn cho biết, hiện vẫn còn lượng khách hàng trường vốn, sẵn sàng đổ tiền vào thị trường bất động sản bất cứ lúc nào. Với lý do, thị trường trầm lắng lại đang là cơ hội hấp dẫn vì tỷ suất lợi nhuận ở kênh này là khá cao (20% - 26%/năm).

Vì vậy, giá bất động sản sẽ giảm nhưng không giảm tới mức để có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” nổ và sẽ không có hiện tượng “bong bóng” lặp lại như năm 2008(3).

Trả lời báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vincom, ông Lê Khắc Hiệp mong những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách không nên gom chung tất cả các lĩnh vực vào một “rọ”. Ông Hiệp cho rằng có nhiều dự án tốt, công ty có tài chính lành mạnh, có khả năng chi trả được lãi ngân hàng thì cần được khuyến khích.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng: Nếu như Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định với chính sách thắt chặt tiền tệ, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế dưới 20% trong suốt cả năm, khiến cho tổ chức tín dụng bắt buộc phải giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán thì nguồn vốn cho kênh bất động sản sẽ tiếp tục khan hiếm. Và vì thế, nguy cơ nổ “bong bóng” bất động sản vẫn còn đang để ngỏ.

Kịch bản nào sẽ diễn ra ?

Theo các chuyên gia kinh tế thời gian còn lại của năm 2011, thị trường bất động sản nước ta có thể diễn ra với 2 kịch bản sau:

Một là, Chính phủ sẽ kiên trì chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, “hy sinh” tăng trưởng để giữ mức lạm phát ở mức 15%; lãi suất tín dụng giữ  như mức hiện tại (14%);

một số chính sách kiểm soát giá cả được áp dụng đủ để chặn xu hướng tăng giá hàng hoá, thì thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu vốn, khiến các nhà đầu tư tiếp tục mở rộng việc áp dụng phương thức “mua bán trên giấy” để gọi vốn từ tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi trong dân cư. Vì vậy, những tháng cuối năm, theo nhận định của các chuyên gia, thì thị trường bất động sản vẫn sẽ thiếu vốn nghiêm trọng.

Hai là, Trong trường hợp lãi suất tín dụng tăng cao hơn mức độ hiện nay; một số chính sách kiểm soát giá cả được áp dụng để ngăn chặn xu hướng tăng giá hàng hoá thành công, đồng thời Chính phủ áp dụng một số giải pháp tăng vốn cho thị trường như khuyến khích đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản, cho phép thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài… thì thị trường bất động sản sẽ giảm áp lực về tình trạng thiếu vốn. Khi đó, thị trường không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng lãi suất tín dụng trong nước và có cơ hội phát triển ổn định hơn, do tình trạng thiếu vốn đã được giải quyết.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thì câu trả lời kịch bản nào có khả năng nhiều hơn vẫn còn đang ở phía trước, vì yếu tố tác động bên ngoài của sự phục hồi của nền kinh tế thế giới là không nhỏ./. 


-------------------------------------------

(1) Nguyễn Bá Ân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

(2) GS.TSKH Đặng Hùng Võ và Nguyễn Đức Thành, thành viên nhóm tư vấn Kinh tế vĩ mô của ủy ban Kinh tế của QH.

(3) Nguyễn Đình Toản, phó phòng kinh doanh công ty BĐS AZ

 “Kiệt sức” vì thắt chặt tiền tệ?

NGUYỄN HOÀI

 

 

 

Do cào bằng, không xác định và phân loại rõ bất động sản thiết yếu và không thiết yếu nên hầu hết các ngân hàng đã hết giới hạn cho vay bất động sản - Ảnh: Getty.

Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn vừa lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ, tại một cuộc tọa đàm do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức, hôm 12/8 tại Hà Nội.

Ngấm đòn

Mang tên gọi “Đánh giá tác động của lạm phát và việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng lớn tại BIDV”, cuộc tọa đàm của BIDV có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Kinh tế - Văn phòng Trung ương Đảng, Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) nghe phản hồi, kiến nghị từ hàng chục doanh nghiệp lớn để kịp thời tháo gỡ vướng mắc chính sách; một mặt giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, mặt khác, hạn chế họa nợ xấu cho ngân hàng này.

Theo số liệu tại tọa đàm, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 39.500 doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn đăng ký ước đạt 230.200 tỷ đồng, giảm 4,7% về số lượng và 12,8% về số vốn đăng ký.

Cùng đó, có tới 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể hoặc đóng cửa.

BIDV đã trực tiếp khảo sát 70 đơn vị bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp lớn của nhà nước và khu vực tư nhân là khách hàng, bạn hàng truyền thống của mình. Kết quả cho thấy: chỉ có 13,3% số lượng doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng, phần còn lại đều bị tác động rất lớn, trong đó có 16,6% số doanh nghiệp bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực tế này dẫn tới 16% doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng phải gia hạn nợ gốc và lãi vay.

Có tập đoàn tư nhân một thời lừng lẫy trên thị trường bất động sản và đồ gỗ ở Gia Lai, ông chủ sắm cả máy bay, nhưng công ty mẹ đã lỗ trong quý 2/2011 tới 114 tỷ đồng.

Do cào bằng, không xác định và phân loại rõ bất động sản thiết yếu và không thiết yếu nên hầu hết các ngân hàng đã hết giới hạn cho vay bất động sản. Vì thế, nhiều dự án bất động sản thiết yếu như nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư hạ tầng công nghiệp… cũng bị vạ lây.

Lãnh đạo một doanh nghiệp nói: “Trong bất động sản có rất nhiều phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở cho tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp. Phân khúc này gắn chặt với giải pháp thứ 5 về an sinh xã hội của Chính phủ tại Nghị quyết 11, vậy tại sao lại hạn chế tín dụng?”.

Đối với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ như phân phối hàng hóa, trước áp lực thắt chặt tiền tệ, họ đành giở bài “chiếm dụng vốn” lẫn nhau. Đại diện một tập đoàn nói: “Chúng tôi đã cố tiết giảm, cố thu hẹp sản xuất, thậm chí tắt cả điện khi tiếp khách, nhưng khó khăn không giảm. Vì thế, phải chiếm dụng vốn, chây ỳ trả nợ bạn hàng theo phương thức “ba càng”: càng nhiều, càng lâu, càng tốt”.

Một doanh nghiệp khác nhận xét rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay gần như “triệt sản” đồng loạt, từ cụ ông 90 tuổi cho đến thanh niên, mà không có sự phân loại cần thiết.

Người viết đã nêu băn khoăn về mẫu đo lường hơi ít so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, một lãnh đạo BIDV nói: “Mặc dù đối tượng khảo sát chỉ 70 đơn vị, rất nhỏ so với số lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng đây là những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn cả khu vực nhà nước và tư nhân, chiếm thị phần chủ yếu trong nền kinh tế nên ở một chừng mực nào đó, kết quả khảo sát cũng phản ánh thực trạng chung của đời sống doanh nghiệp hiện nay”.

Làm sao vẹn cả đôi bề?


Giải thích nguyên nhân của những khó khăn hiện nay, quan điểm từ các doanh nghiệp cho rằng, lý do đầu tiên là thay đổi chính sách đầu tư công. Theo đó, thực hiện Nghị quyết 11, các bộ ngành và địa phương phải cắt giảm 80.550 tỷ đồng, không ứng trước vốn kế hoạch 2012, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, dự án sắp hoàn thành nên đã ảnh hưởng lớn đến những doanh nghiệp vệ tinh xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Điều đáng lo ngại là do thời gian rà soát kéo dài, khá nhiều dự án không nằm trong diện cắt giảm cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiến độ thanh toán chậm lại, làm tăng nợ tồn đọng, luân chuyển dòng tiền bị trì trệ theo, khiến ngân hàng rất khó khăn thu nợ gốc và lãi.

Thứ hai, chi phí sản xuất tăng do lãi vay đang làm đau đầu các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp trong diện khảo sát  đều có tỷ trọng chi phí/tổng doanh thu tăng so với 31/12/2010 và so với cùng kỳ 2010. Đặc biệt, chi phí trả lãi vốn vay tăng từ 20% - 30% so với cùng kỳ. Thực tế này đưa đến trớ trêu: doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận gần như… bất động. Bởi thế, tình trạng tài chính của hầu hết doanh nghiệp ngành điện, xi măng, sắt thép, bất động sản, vận tải ngày càng xấu thêm.

Thứ ba, các ý kiến đều cho rằng trong số các nguyên nhân thì chính sách tiền tệ từ tỷ giá đến lãi suất là yếu tố số 1 gây nên tình trạng sản xuất đình trệ hiện nay. Thời gian vừa qua, do tỷ giá của các ngoại tệ mạnh biến động rất mạnh so với VND, nên hàng loạt doanh nghiệp bị lỗ vì rủi ro tỷ giá. Những khoản vay nợ ngoại tệ do không có nguồn ngoại tệ tương lai trong khi không được bảo hiểm rủi ro tỷ giá từ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chỉ có nguồn thu nội địa như ngành điện, xi măng đang phải méo mặt vì thứ rủi ro này.

Cùng đó, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, cung tiền hạn chế, đã làm cho thanh khoản các ngân hàng bị ảnh hưởng; lãi suất huy động bất minh và ở mức cao tới 17 - 18%/năm nên lãi vay tất cả các kỳ hạn tăng tới 22%/năm, đã làm cho các doanh nghiệp có hệ số dư nợ vay lớn thêm khó khăn bội phần.

Xung quanh vấn đề “lãi suất bất minh”, một khái niệm vô cùng mới trong đời sống tín dụng hiện nay, đã được thảo luận khá sôi nổi tại tọa đàm. Trước ý kiến của một lãnh đạo BIDV cho rằng, các ngân hàng đang huy động lãi suất “chui” 18%/năm, ông Phạm Quang Lực, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Văn phòng Trung ương Đảng, nói: “Đó là thông tin anh biết, còn với tôi, thì có ngân hàng mời gửi lãi tới 19%/năm!”.

Đại diện một doanh nghiệp tại buổi tọa đàm nói: “Chính sách tiền tệ đang chuyển từ thắt sang thít, khiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm nay chắc chỉ dưới 15% thay vì dưới 20% như mục tiêu. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ vỡ trận hàng loạt”.

Điều ông này nói cũng có cơ sở, khi một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước thừa nhận với người viết: tính đến nay, trong số 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm khoảng 60% thị phần tín dụng thì chỉ có một đơn vị tăng trưởng trên 10%, một đơn vị tăng 5 - 6%, hai đơn vị tăng khoảng 3% và đáng lo là một ngân hàng lớn trong hệ thống tăng trưởng âm; trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác thừa vốn, nhưng lại vướng trần tín dụng nên không thể đẩy vốn ra.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình thực hiện Nghị quyết 11 đã bước sang tháng thứ 8, nhưng đến nay vẫn chưa có một báo cáo hay sơ kết đánh giá tác động của chúng, đặc biệt là ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, trong khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “chặt chẽ”, nếu không kịp thời điều chỉnh những tác động không mong muốn, thì sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục đình đốn.

 

 

Hoang Gia Anh 

1. Ngay từ đầu năm, trước cả Nghị quyết 11, trong cuộc họp triển khai Chính sách tiền tệ, tín dụng năm 2011, tôi nhớ chị Dương Thu Hương, TTK Hiệp Hội Ngân Hàng đã có ý kiến về việc điều chỉnh mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng chắc chắn sẽ gây ra những rủi ro rất lớn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. 

Tôi tin rằng những gì chúng ta đang chứng kiến nhiều nhất mới chỉ là một nửa những gì mà giới chuyên gia độc lập đã nhìn ra từ đầu năm. Một nửa còn lại là khi những khó khăn của các doanh nghiệp hôm nay được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. 

2. Sau khi thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính 2008 dẫn đến suy thoái toàn cầu, các nhà quản lý ngân hàng thế giới mới tả hỏa xem xét lại các qui định về an toàn hệ thống. Hóa ra, những qui định lằng nhằng của Basel 2 (kể cả phiên bản nâng cấp) cũng là thủ phạm làm cho chu kỳ kinh tế trở nên khốc liệt hơn. 

3. Người ta phát hiện ra rằng, khi các Ngân Hàng gặp rủi ro (vì bất cứ lý do gì) thì thay vì "chuyển giao" nó sang cho nền kinh tế, các Ngân Hàng tốt hơn hết là phải "hấp thụ" nó. Đây là lập luận cơ sở của Basel 3, vừa được thông qua tại Hàn Quốc vào cuối năm ngoái. 

4. Một vài ý kiến như vậy, mong các cơ quan quản lý, các ngân hàng suy nghĩ và hành động trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. 

5. Ngược lại, với công luận, tôi cho rằng suy nghĩ và hành động của chúng ta phải đều hướng đến hiệu quả chung cho nền kinh tế, không thể chỉ vì ghét cái ngành Bất động sản hay cái thằng ngân hàng vì chúng nó lãi to quá mà mong cho nó chết. Nếu cứu nó mà có lợi chung thì vẫn phải ngậm bồ hòn mà cứu đấy. Nước Mỹ dân chủ, văn minh là thế mà cũng phải cứu thị trường tài chính đó thôi.

Pvd 

Tiền đồng đi đâu? 

Chưa kể đến khả năng trượt giá của tiền đồng như thế nào. Với lãi suất trên 10% tháng chẳng có ai dại gì cất giữ tiền đồng trong nhà. Như vậy ngoại trừ số tiền nằm trong ngân quỹ NN, về cơ bản số tiền còn lại đang được sử dụng lưu thông trên thị trường. 

Tôi cho rằng giả thiết trên là hợp lý. Và nếu đúng vậy, có thể rút ra một số kết luận: 

Thứ nhất: 

Cuộc cạnh tranh thu hút nguồn cung tín dụng giữa các NHTM vừa qua quả là lợi bất cập hại. Nó làm lãi xuất đầu vào tăng và đương nhiên lãi xuất đầu ra không thể giảm. Mà lãi xuất trên thị trường tín dụng chính thống tăng tất nhiên lãi xuất thị trường đen còn tăng cao hơn. 

Thứ hai: 

Tín dụng chưa cung ứng thỏa mãn nhu cầu thị trường cần không phải do lượng tiền đứng ngoài lưu thông tiền tệ quá nhiều mà do tổng giá trị lượng tiền đồng có trên thị trường bị hao mòn đáng kể do sự trượt giá vì lạm phát. 

Thứ ba: 

Nên thừa nhận một thực tế là nếu không có được nguồn giá trị bổ xung từ vốn vay quốc tế hoặc từ rút dự trữ từ trong dân ra thì nhiệm vụ cấp thiết của ngành tín dụng không phải là hút tiền vào lưu thông mà là phân phối tín dụng như thế nào là hợp lý nhất, đảm bảo dòng tiền đến đúng nơi đúng chỗ nhất. 

Sự thiếu hụt về vốn trong khi lạm phát đã quá cao chính sách siết chặt không chỉ là cần thiết mà còn là yêu cầu bất khả kháng và ngành NH có vai trò rất quan trọng trong thực thi chính sách này. 

Cần định hướng cho dòng tiền có hạn phải đến được nơi có năng lực tạo gia tăng giá trị cao trong nền kinh tế. Bởi gia tăng giá trị là cách duy nhất cho nền kinh tế hồi phục. Nếu không có giá trị gia tăng thì dòng tiền chạy vòng vo kiểu nào cũng vô ích mà thôi.

Guest 

Tôi rất đồng tình với ý kiến của hai bạn Lê Đôn và Lê Bình, đặc biệt là ý kiến về việc các doanh nghiệp kinh doanh đường dài phải biết tích lũy vốn và gọi vốn, không thể cứ dựa vào vốn vay. 

Và có khó khăn 1, các đại gia sẽ kêu đến 2-3, có khi còn nhiều hơn. 

Phạm Văn Toàn 

Bất động sản có lợi nhuận sau thuế bình quân ở mức 60%-300% suốt từ năm 1998 đến năm 2010. Trong khi lợi nhuận sau thuế bình quân ở các ngành khác chỉ từ 20%-30%. 

Giá bất động sản (nhất là nhà đất) đã cao hơn giá thành từ 3-5 lần, vượt xa tầm với của đại bộ phận người dân Việt Nam. 

Việc các tập đoàn, các đơn vị tận dụng nguồn tín dụng của Nhà nước đổ vào bất động sản đã đưa đến hậu quả hàng chục tỷ USD bị chôn vào bất động sản, trong khi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh bị thiếu trầm trọng vì lãi suất cao và khó tiếp cận. 

Theo tôi thì Nhà nước tuyệt đối không nên giải cứu bất động sản, vì đa phần các nhà đầu tư bất động sản đã thu được lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian quá dài. 

Cần để giá bất động sản giảm dần về với giá thành. Tức khoảng 40%-50% so với giá hiện nay.

VoAnNhien 

1- Thắt chặt chi tiêu công nghiêm khắc; 

2- Kiểm soát lãi suất huy động các ngân hàng thương mại, phạt nặng ngân hàng vi phạm, kéo lãi suất cho vay < 16%/năm.

Xuân Đức 


Tôi đồng tình với ý kiến của bạn Bùi Huy Tuấn. Bạn Tuấn viết rất chí lý, nhất là về tác động của thị trường mở tới lạm phát! Cám ơn VnEconomy đã tạo diễn đàn cho độc giả được tham gia!

Khang Nguyen 


Khi tiền tệ chưa thắt chặt thì các tập đoàn tha hồ đầu tư, bất chấp hiệu quả, đầu tư tràn lan ra khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, đấy là nguyên nhân bây giờ hậu quả xảy ra thì các bác lại kêu là hà khắc. Lúc đầu tư có bác nào phát biểu là tiền dễ dãi quá không?

Huy Hoàng 


Theo tôi thì hiện tại chẳng có gì gọi là thắt chặt tiền tệ cả. Lãi suất cao là hệ quả của việc bơm tiền tệ quá đáng trong năm 2010 và không dứt khoát tăng DTBB vào cuối 2010 và đầu năm 2011. 

Điều quan trọng cần làm bây giờ là tăng ngay và càng sớm càng tốt DTBB lên ít nhất là 10%, chỉ có vậy mới hạ được lãi suất xuống, còn nếu không thì DN sẽ chết vì lãi suất cao ngất ngưởng và lạm phát cao lại cứ duy trì.

Nguyễn Văn Cương 


Nếu tôi là Thống đốc NHNN thì dứt khoát sẽ cùng Chính phủ ban hành mệnh lệnh hành chính ổn định tiền tệ theo hướng: 

- Bắt buộc các tổ chức tín dụng huy động vốn tối đa 10-11%/năm 

- Đồng thời bắt buộc các tổ chức tín dụng cho vay ra tối đa 13-14%/năm 

Theo tôi, chỉ như vậy thì mới ổn định lãi suất, có ổn định tiền tệ mới chống lạm phát. Hiện nay lãi suất huy động lên tới 18-19% và cho vay ra 22-27% thì hỏi liệu ngành sản xuất kinh doanh nào có thể làm được?

Lê Bình 
13:01 (GMT+7) - Thứ Hai, 15/8/2011 


Đây là lúc các doanh nghiệp nhìn lại mình. Cần có một cú sốc như vậy để sàng lọc doanh nghiệp yếu kém. 

Chúng ta đều biết rằng khả năng quản lý của các DN đều kém nhưng những năm qua họ đã đầu tư dàn trải quá nhiều mà không cần biết hiệu quả của nó với tâm lý tránh "bỏ trứng vào một giỏ". 

Và để rồi bây giờ kêu ca. Nếu khả năng quản lý tốt, họ đã không bị ảnh hưởng khi tài chính thắt chặt.

Lê Đôn 


Các doanh nghiệp lớn (Nhà nước; Tư nhân, các Đại gia đầu ngành) lâu nay quá lạm dụng vốn vay (nguồn huy động từ dân và từ ngân sách) nên đến giai đoạn kinh tế suy giảm thì lâm vào thế khó đi đến nợ nần và nguy cơ phá sản thì dĩ nhiên lo lắm và có chỗ để kêu. 

Kinh doanh đường dài thì phải biết tích lũy vốn và gọi vốn, không thể dựa vào vốn vay (và nhất là từ các NH thân quen hoặc các NH xem thường quản trị rủi ro), nếu quý vị đổ nợ thì khổ thêm cho người dân. 

Hơn nữa việc đầu tư và hậu quả BĐS mọi người đã rõ, có gì thì cũng chẳng sao, SX KD hàng hóa tồn kho thì đáng lo, BĐS tồn kho chẳng hư hại gì nhiều, mà nếu Chính phủ 'khéo tính' thì có khi dân chúng được nhờ; dân nghèo có cơ hội có nhà...

Zhang 


- Lạm phát tăng thì phải thắt chắt tiền tệ là đương nhiên, tinh thần nghị quyết 11 là đúng đắn tuy nhiên hiện đang thiếu định nghĩa hoặc định nghĩa chưa thực tiễn về Phi sản xuất kinh doanh. 

- Giá nhà đất hiện nay còn thấp hơn cả giá thành, nên nguy cơ bong bóng bất động sản là chưa có cơ sở. Khống chế hoạt động kinh doanh bất động sản là cần thiết tuy nhiên không thể bao gồm “phát triển dự án là đầu ra cho sản xuất”, “mua nhà để ở là đầu ra cuối cùng của phát triển dự án”. 

- Các tỷ lệ 20%, 22%, 16% theo nghị định là các chỉ tiêu định hướng, chính sách tiền tệ linh hoạt để đạt chỉ tiêu này, mệnh lệnh hành chính thể hiện sự bất lực và kém tài trong điều hành chính sách.

Bùi Huy Tuấn 


Từ cuối năm ngoái đến nay chúng ta chống lạm phát bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng kết quả không được như mong muốn. 

Chúng ta cần nhận thức sự đặc thù trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác với các nước phát triển: Ở VN dư nợ cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay đối với DN SXKD, cho cá nhân vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp. Ở các nước phát triển thì ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do vậy khi lạm phát xảy ra thì sử dụng biện pháp tăng lãi suất sẽ có tác dụng tốt (làm hạn chế cầu tiêu dùng ngay). 

Ở VN việc chống lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ đã không có tác dụng nhiều (vay tiêu dùng ở VN chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đồng thời thắt chặt tiền tệ đã làm cho các DN SXKD gặp rất nhiều khó khăn (vì họ hoạt động chủ yếu vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 – 80% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đẩy chi phí sản xuất lên cao, có thể phải thu hẹp SX hoặc dừng SX tạo áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ được cung ứng ra thị trường. Chúng ta cần thay đổi các biện pháp chống lạm phát hiện nay đang sử dụng mới mong đạt được kết quả. 

Một nguyên nhân khác tác động đến lạm phát đó là cơ chế tạo nguồn vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách hiện nay của nước ta. 
Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách gọi là bội chi ngân sách. Việc bội chi ngân sách là phổ biến ở các quốc gia bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, đặc biệt các nước đang phát triển áp lực bội chi ngân sách rất lớn do phải chi tiêu công cho đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng… 

Bội chi ngân sách chủ yếu được dùng vào mục đích chi tiêu công, sẽ được bù đắp bằng các khoản vay của chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức phát hành trái phiếu. Ở Việt nam các khoản nợ công theo báo cáo của bộ Tài chính thì vẫn ở mức an toàn, hiện tại đang dưới 50% GDP. Mức độ nợ công ở ngưỡng an toàn ở từng quốc gia là khác nhau, nó phụ thụ vào khả năng chịu đựng của từng nền kinh tế. 

Chi tiêu công có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Ở Việt Nam nợ công chưa lớn nhưng đã tác động rất lớn tới lạm phát. Theo tôi thì có nhiều lý do như: Hiệu quả của chi tiêu công, việc này chúng ta đã phân tích nhiều do vậy Tôi sẽ không phân tích thêm. Một vấn đề ảnh hưởng tới lạm phát do chi tiêu công đó là nguồn vốn để chi tiêu công, theo Tôi đây là một trong những lý do sinh ra lạm phát ở Việt Nam đã tác động không nhỏ tới lạm phát. 

Trong thực tế trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN. 

Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát. 

NHNN cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ NHNN.

tP HCM Vay nóng… mất nhà

 

Nguồn cung tín dụng từ ngân hàng đang siết chặt khiến nhiều người phải vay nóng với lãi suất cao. Không ít người đã mất nhà vì “lãi mẹ đẻ lãi con”.

Tìm đến căn nhà trong hẻm 384 đường Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10- TPHCM, ông T., năm nay đã 62 tuổi, cho biết do người con trai làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ nên vợ chồng ông phải bán căn nhà. “Nhà đang bị rao bán để gán nợ, hai vợ chồng già chưa biết sẽ ở đâu? Tôi bệnh nặng mấy bữa nay, còn bà nhà thì đang phải bán xôi ngoài chợ kiếm sống”- ông T. thều thào.


Nợ cũ chồng nợ mới


Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết để có tiền làm ăn, con trai ông T. đã vay nóng 800 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng (60%/năm), chưa kể phí dịch vụ, hoa hồng cho “cò”. Sau đó, do không thể trả lãi hằng tháng, con trai ông T. tiếp tục tìm đến “chủ tiền” khác vay thêm 1,2 tỉ đồng để đáo nợ khoản tiền đang thiếu.

 Điều kiện vay là lập một hợp đồng mua bán nhà. Vay 1,2 tỉ đồng, con trai ông T. lập tức bị trừ ngay phí dịch vụ và lãi suất tháng đầu cộng lại là 9%, trừ thêm 800 triệu đồng nợ cũ phải trả. Rốt cuộc, số tiền con ông T. cầm được chỉ còn hơn 200 triệu đồng cùng món nợ lớn. Cuối cùng, không trả được cả gốc lẫn lãi cho chủ tiền mới, căn nhà của ông T. bị đăng bộ sang tên theo đúng hợp đồng nhưng thực chất là bị gán trừ nợ.


Tương tự, bà B.T nhà ở đường 207, phường An Phú, quận 9 - TPHCM cần vốn làm ăn nên phải vay nóng hơn 1 tỉ đồng với lãi suất 5%/tháng, chưa kể phí dịch vụ, môi giới. Hợp đồng mua bán nhà được lập giữa bà và chủ tiền với tài sản là căn nhà định giá 1,9 tỉ đồng. Tính ra mỗi tháng, nguyên tiền lãi, bà phải trả cho chủ tiền hơn 50 triệu đồng. Theo hợp đồng, sau 3 tháng không đóng lãi, chủ tiền sẽ đi đăng bộ hồ sơ sang tên căn nhà. Hiện căn nhà của bà cũng chuẩn bị rao bán để họ thu hồi nợ…


Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng có nhiều trường hợp người dân vay tiền ngân hàng (NH) nhưng không trả được. Đến ngày đáo hạn, họ đành chạy tìm nguồn tiền bên ngoài để trả NH với hy vọng tất toán xong nợ cũ sẽ được vay tiếp. Thế nhưng vay nóng lãi suất cao khiến “nợ chồng nợ”. Kết quả là nhiều người trắng tay, bị siết nhà hoặc phải bán nhà để trả nợ.


Trò chuyện với chúng tôi, “cò” P., một người đã có nhiều năm “dẫn mối” cho vay nóng, nói gần đây tình trạng “con nợ” trắng tay, mất nhà ngày càng nhiều. Theo lời giải thích của P., chủ tiền là những đại gia vừa có nhiều tiền vừa có “máu mặt” khiến người đi vay khó lòng dây dưa. “Dù làm hợp đồng mua bán nhà nhưng người vay chỉ có thể vay được 50%-60% giá trị thực của căn nhà. Khi không trả được nợ, phần thiệt thường thuộc về người đi vay”-  P. nhận xét.

 
“Nắm dao đằng lưỡi”


Thông thường, các chủ tiền chỉ cần thu lãi hằng tháng khoản cho vay đã lời to. Thế nhưng một số trường hợp, chủ tiền còn dùng “chiêu” để lấy nhà của khách vay.


Bà V. ở quận Bình Thạnh- TPHCM vay 9 tỉ đồng từ chủ tiền (là một sàn giao dịch bất động sản trên đường Cao Thắng nối dài, phường 12, quận 10) để lấy vốn làm ăn nhưng bị thua lỗ. Bà V. muốn vay tiếp 12 tỉ đồng với hy vọng gỡ gạc chuyện làm ăn đồng thời có tiền trả nợ cũ. Qua môi giới của sàn giao dịch bất động sản này, căn nhà của bà V. (nằm ở mặt tiền đường Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh) được một NH định giá và chấp nhận cho vay 11 tỉ đồng.

 

Tuy nhiên, chủ sàn giao dịch bất động sản lại thông báo với bà V. chỉ được NH cho vay với điều kiện chấp thuận phí dịch vụ 10%. “Mục đích của họ là lấy 10% số tiền vay hoặc để bà V. nản không vay NH và cuối cùng không trả được nợ. Khi đó, họ sẽ gây áp lực đòi nợ để chiếm căn nhà của bà” – “cò” P. tiết lộ.


Mới đây, TAND TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ án “tranh chấp mua bán nhà” giữa nguyên đơn là bà Trần T. H. và bị đơn là ông Nguyễn Thiện V. T. Nội dung vụ án là việc tranh chấp căn nhà trên đường Lý Thường Kiệt, phường 9, quận Tân Bình.

 

Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ chuyện trước đó ông T. có vay của bà H. 800 triệu đồng thông qua hợp đồng mua bán căn nhà trên. Sau đó, do ông T. không trả được nợ nên chủ nợ  đã đi đăng bộ hợp đồng mua bán căn nhà này và sang tên. Ông T. không chịu bàn giao căn nhà dù nhà đã sang tên bà H. dẫn đến tranh chấp…


Luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật, cho biết đa số người vay trong lúc cần tiền đã nghĩ là có thể xoay xở trả được nợ trong thời gian thỏa thuận nên không chú tâm đến việc định giá mua bán nhà (ghi trong hợp đồng mua bán nhà). Vì vậy, khi gặp bất trắc, không trả được nợ vay, phải gán nhà thì bị thiệt hại rất nặng nề.

 

Khó thắng kiện

 

Theo luật sư Nguyễn Thành Công, các vụ án tranh chấp mua bán nhà có nguyên nhân từ việc người dân vay nặng lãi ngoài “chợ đen” rồi làm hợp đồng mua bán nhà thời gian qua xảy ra khá nhiều. Khi đã ra tòa, vụ án thường là loại tranh chấp “đòi tài sản” nghĩa là “đòi nhà đã mua mà không giao” bởi lúc này, việc đăng bộ đã hoàn thành, tên trên chủ quyền đã qua người mua.

 

Vì vậy, nếu tranh chấp, người vay tiền cần chứng minh được hợp đồng mua bán nhà trước đó thực chất là giao dịch giả mới có cơ hội thắng kiện nhưng thường thì rất khó.



 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness