TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 15
  • Hôm nay: 1414
  • Tháng: 11692
  • Tổng truy cập: 5156957
Chi tiết bài viết

Thị trường bất động sản Việt Nam: Quy mô 21 tỷ USD, dư nợ 16 tỷ USD

Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay vào khoảng 21 tỷ USD, trong khi tổng dư nợ lại tương đương khoảng 16 tỷ USD, chiếm 8% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.

Thị trường bất động sản Việt Nam: Quy mô 21 tỷ USD, dư nợ 16 tỷ USD

Ảnh minh họa.

70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng

Đề cập đến sự đa dạng của cấu trúc nguồn tín dụng cho bất động sản (BĐS) Việt Nam hiện nay trong báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam còn khá non trẻ, quy mô thị trường so với các nước trong khu vực cũng như những nước phát triển trên thế giới còn khá khiêm tốn.

Theo số liệu từ Nomura Research Institude công bố vào tháng 4/2013, quy mô thị trường BĐS Việt Nam vào khoảng 21 tỷ USD, trong khi ở Nhật Bản là 2.678 tỷ USD, Singapore là 241 tỷ USD, Indonesia 189 tỷ USD, Thái Lan 89 tỷ USD, Malaysia 84 tỷ USD, Philippine 48 tỷ USD...

Trong khi những nước phát triển có cấu trúc nguồn tín dụng cho bất động sản khá đa dạng từ các định chế tài chính, từ các quỹ đầu tư, quỹ tín thác (REITs), quỹ tiết kiệm hay quỹ hưu trí, các dòng vốn FDI, FII,… thì tại Việt Nam cấu trúc nguồn vốn cho bất động sản hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hai nguồn chính là từ ngân hàng và vốn huy động từ người dân.

"Quy mô thị trường BĐS Việt Nam chưa phải là lớn so với các nước khác trong khu vực, nhưng điều đáng chú ý là có tới hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh BĐS là vốn vay ngân hàng, 65% tài sản đảm bảo vốn vay là bất động sản", VNREA cho biết.

Hiện tại tổng dư nợ bất động sản của Việt Nam vào khoảng 342.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 16 tỷ USD), chiếm 8% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.

Nguồn tín dụng còn lại cho bất động sản chủ yếu còn lại là huy động từ khu vực dân cư, nguồn vốn hỗ trợ ODA, đầu tư gián tiếp (FII) và FDI. 

 Tăng trưởng tín dụng bất động sản giai đoạn 2004-2014. Nguồn: SBV

Tuy nhiên, những năm gần đây vốn FDI vào bất động sản sụt giảm mạnh, hiện nay đang có xu hướng phục hồi trở lại nhưng khó có thể bằng với thời hoàng kim (2008). Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tổng FDI đăng ký vào BĐS 6 tháng 2016 đạt 0,6 tỷ USD chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, dù sao đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Nguồn vốn cho bất động sản thường phải dùng vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng lại dùng vốn ngắn hạn (chủ yếu từ vốn gửi tiết kiệm của người dân) để cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay bất động sản thường rất cao (có thời điểm lên tới 25-26%/năm) là bởi ngân hàng không chỉ tính toán lãi suất cho vay mà còn cộng thêm vào đó là chi phí rủi ro. Cuối cùng thì chi phí vốn đó người tiêu dùng phải gánh chịu, giá bất động sản bị đẩy lên rất cao. Lãi suất vay trung và dài hạn hiện nay ở Việt Nam lại cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Đây cũng là một nghịch lý nữa đang tồn tại trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Cần thay đổi cấu trúc nguồn vốn

Nghị định 71 của Chính phủ năm 2010 đã có quy định về quỹ tiết kiệm nhà ở, mới đây Luật chứng khoán cũng có quy định về Quỹ Đầu tư bất động sản, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cũng đã đề cập tới Quỹ tín thác bất động sản REITs,… nhưng thực tế các quỹ này chưa có nhiều hoạt động.

Theo VNREA, điều cần thiết nhất hiện nay là phải thay đổi lại cấu trúc nguồn vốn cho bất động sản một cách mạnh mẽ. Bằng việc hình thành hệ thống và tạo điều kiện cho các định chế tài chính, sản phẩm tài chính bất động sản phát triển (REITs), chứng khoán hóa dự án bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển thị trường vốn,…

Tuy nhiên, theo đánh giá của VNREA, hiện tại Việt Nam đang quá chú trọng vào phương diện huy động vốn mà REIT mang lại và bỏ qua việc hình thành những nền tảng cơ bản để REIT có thể phát triển tốt tại Việt Nam. Hình thành REIT mà không có các chuyên gia vận hành am hiểu về bất động sản, thị trường và hệ thống pháp lý chưa hoàn hảo cũng gây ra những trở ngại lớn cho quá trình hình thành và phát triển bền vững của REIT tại Việt Nam.

KIỀU CHÂU

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness