TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 66
  • Hôm nay: 537
  • Tháng: 7276
  • Tổng truy cập: 5140595
Chi tiết bài viết

Bà Chu Thị Bình mất 245 tỷ ở Eximbank: Nữ đại gia giàu bậc nhất Việt Nam

Bà Chu Thị Bình, khách hàng bị mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Eximbank được cho là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu Thuỷ sản Minh Phú (cổ phiếu MPC) và là vợ của ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT MPC.

Hiện bà Bình đang nắm giữ 17,47 triệu cổ phiếu của MPC, chiếm khoảng 24,96% vốn điều lệ của công ty. Với giá chốt phiên ngày 23.2 của cổ phiếu MPC là 101.600 đồng/cổ phiếu, bà Bình hiện đang có tài sản trên sàn chứng khoán hơn 1.770 tỷ đồng.

Bà Chu Thị Bình muốn trả tiền luôn, Eximbank nhùng nhằng

Quay trở lại diễn biến sự việc bà Chu Thị Bình mất hơn 245 tỷ đồng tại Eximbank. Theo trình bày của bà Chu Thị Bình, từ năm 2013 đến nay bà có mở 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gốc hơn 300 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 3.2017, sau khi ông Lê Nguyễn Hưng bỏ trốn, bà được Eximbank thông báo và cung cấp chứng từ cho thấy các sổ tiết kiệm đã bị rút gần hết tiền từ lâu. Việc này không thể hiện trên các sổ tiết kiệm gốc nên bà không hay biết. Tổng số tiền bà bị mất là 245 tỷ đồng.

Sau khi sự việc xảy ra bà có nhiều buổi làm việc với Eximbank và được phía Eximbank TP.HCM yêu cầu chờ C44 làm rõ vụ việc. Đồng thời lãnh đạo ngân hàng cũng cam kết sẽ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của bà. Thế nhưng theo bà Bình, dù bà đã kiên nhẫn chờ đợi Eximbank suốt một năm qua, nhưng sau khi có kết luận của C44 đến nay ngân hàng vẫn cố tình trì hoãn.

Chu Thị Bình,Eximbank

Nhùng nhằng trong việc xử lý giữa khoản tiền 245 tỷ đồng bị mất giữa khách hàng và Eximbank (Ảnh: IT)

"Mới nhất tại cuộc họp ngày 12.2, lãnh đạo Eximbank yêu cầu chỉ chi trả sau khi có quyết định của tòa án dù biết rõ và có đủ hồ sơ về vụ việc. Việc này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, gây thiệt hại lớn cho tôi trong khi tôi đang rất cần vốn làm ăn. Chưa kể vì việc này sức khỏe tôi giảm sút, gia đình lục đục", bà Bình nói.

Cũng theo bà Bình, việc đưa vụ việc ra xét xử tại tòa án là một lựa chọn sẽ gây ra nhiều hao tổn về sức lực và tiền của của cho cả hai bên. Do vậy bà mong muốn được giải quyết vụ việc trong hòa bình và mong muốn được tất toán sổ tiết kiệm để lấy lại tiền của mình.

Còn về phía Eximbank, ngân hàng này cho biết theo văn bản số 387 ngày 12-6-2017 của C44, các tài khoản tiền gửi tiết kiệm mà bà Bình đề nghị tất toán đã được rút một phần và chữ ký trên các chứng từ rút tiền được C44 thông tin là chữ ký thật của bà Bình. Do vậy Eximbank khẳng định trước mắt ngân hàng chưa có cơ sở để giải quyết yêu cầu của khách hàng.

Trong câu chuyện của bà Chu Thị Bình có nói đến cần tiền làm ăn. Hiện bà Bình đang là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu thuỷ sản Minh Phú. Năm 2017 được coi là năm dấu ấn của Thuỷ sản Minh Phú với tổng lợi nhuận sau thuế cả năm 2017 đạt 714 tỷ đồng, tăng 772% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 642 tỷ đồng.

Sự luẩn quẩn trong câu chuyện tăng vốn của Minh Phú 

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.2017 của Thuỷ sản Minh Phú cho thấy công ty này có 1.782 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu là 2.433 tỷ đồng, trong đó  lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.375 tỷ đồng. Tổng tài sản là 9.497 tỷ đồng.

Tháng 10.2017 vừa qua, thuỷ sản Minh Phú đã đưa cổ phiếu MPC quay trở lại thị trường chứng khoán (sàn UPCOM). Tuy vậy, điểm dễ thấy của thuỷ sản Minh Phú là thiếu tính ổn định mà theo chiều hướng năm được năm mất. Điều này bên cạnh sự yếu tố thị trường thì bản thân nội tại doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bấp bênh của doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường tôm tại Việt Nam. Dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi lớn trong năm 2017 nhưng dòng tiền kinh doanh âm và nợ vay thì không được cắt giảm là một tín hiệu không khiến giới đầu tư an lòng.

 Chu Thị Bình,Eximbank

Bà Chu Thị Bình, phó tổng giám đốc Minh Phú và chồng Lê Văn Quang, chủ tịch HĐQT Minh Phú (Ảnh: IT)

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.2017 cho thấy, đến 31.12.2017, doanh nghiệp này có tổng nguồn vốn kinh doanh gần 9.500 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ phải trả đang chiếm phần lớn với 6.500 tỷ đồng. Đặc biệt là khoản nợ vay phải trả lãi tổng cộng 5.500 tỷ đồng. Trong những năm qua, chi phí tài chính của Minh Phú chiếm rất lớn trong tổng chi phí. Riêng năm 2017, Thuỷ sản Minh Phú phải chi 180,8 tỷ đồng tiền trả lãi ngân hàng. Đây là ẩn số lớn khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường không thuận lợi.

Cụ thể, Nợ vay ngắn hàng tăng gần gấp đôi so với đầu năm, từ 1.822 tỷ đồng lên 3.475 tỷ đồng, trong đó, Vietinbank Cà Mau đang cho có dư nợ là 2.498,8 tỷ đồng, BIDV Cà May 294,4 tỷ đồng, Vietcombank Cà  Mau 678 tỷ đồng.

Khoản vay dài hạn là 2.042 tỷ đồng, đây là khoản vay dài hạn từ trái phiếu doanh nghiệp. Khoản vay này giảm hơn 1.400 tỷ đồng so với đầu năm.

Thời điểm thuỷ sản Minh Phú rút niêm yết cổ phiếu MPC khỏi HoSE với lý do tìm kiếm đối tác ngoại để bán một nửa cổ phần nhằm thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng việc niêm yết trên sàn chứng khoán gây cản trở khả năng tăng vốn của công ty khi MPC muốn bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, nhưng lại bị giới hạn room ngoại ở mức 49%.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, giới hạn room đã được gỡ bỏ và Minh Phú đã trở lại sàn chứng khoán nhưng vẫn chưa có thông tin gì mới về chiến lược tăng vốn. Vốn góp chủ sở hữu của Minh Phú vẫn giữ nguyên mức 700 tỷ đồng chục năm trước đây.

Với việc Chủ tịch HĐQT Lê Văn Quang và người nhà đang sở hữu phần lớn cổ phần Minh Phú, chưa biết liệu những bước đi tiếp theo của Minh Phú sẽ như thế nào, chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu để tăng sức mạnh tài chính cho công ty hay tiếp tục đánh cược vào sự ủng hộ của thị trường sẽ là câu chuyện được quan tâm trong thời gian tới.

(Theo Dân Việt)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness