TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 7
  • Hôm nay: 253
  • Tháng: 10702
  • Tổng truy cập: 5144021
Chi tiết bài viết

Bãi bỏ tội kinh doanh trái phép, doanh nghiệp đỡ lo

Doanh nhân cần môi trường kinh doanh đảm bảo công bằng, thông thoáng. Ảnh: TL.

Bãi bỏ tội kinh doanh trái phép - tội danh từng gây đau khổ, tù tội cho biết bao doanh nhân - được bầu chọn là một trong các quy định tốt nhất trong bảng xếp hạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Bộ luật Hình sự 2015 đã bỏ tội kinh doanh trái phép tại Điều 159. Theo đó, không xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.

Theo VCCI, đây là điều cần thiết. Pháp luật về kinh doanh của nước ta trong thời gian gần đây đã có nhiều quy định hướng đến quyền tự do kinh doanh.

Đặc biệt, Điều 33 của Hiến pháp 2013 đã quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Do đó, “tội kinh doanh trái phép” – với cách hiểu rộng như: kinh doanh không có giấy phép, không đúng ngành, nghề đăng ký, duy trì là chưa phù hợp, không cần thiết, đi ngược lại tinh thần về quyền tự do kinh doanh mà Nhà nước đang hướng đến.

Bỏ tội kinh doanh trái phép sẽ giúp mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Thương nhân chỉ bị truy tố bởi các tội với các hành vi đã được miêu tả rõ trong luật.

Việc kinh doanh mà chưa làm thủ tục đăng ký, hoặc đăng ký không chính xác chỉ là những vi phạm về mặt thủ tục hành chính, chưa gây tác động tiêu cực cho xã hội. Do đó, chỉ cần xử lý ở mức độ vi phạm hành chính là đủ.

Trên thực tế, việc bãi bỏ tội danh này đã từng được tranh luận trong một phiên họp của Quốc hội khóa 12 ngày 16-6-2015. Một luồng ý kiến đề nghị giữ, trong khi luồng ý kiến khác yêu cầu bãi bỏ, mà một trong những người tiên phong là ông Bùi Quang Vinh, khi đó là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Vinh nói lúc đó: “Tôi chắc chắn trong gần 41 (đại biểu) doanh nghiệp có mặt trong Quốc hội hôm nay cũng như mấy trăm nghìn các doanh nghiệp khác đều phản ánh và rất lo lắng việc này. Nếu bộ luật của chúng ta khái niệm không minh bạch, rõ ràng thì chắc chắn đang là rào cản rất lớn, khi đầu tư kinh doanh chỉ sơ sảy là có thể bị quy tội hình sự”, ông Vinh nói.

Ông nói: “Những hành động về mặt kinh tế phải được xử lý bằng các biện pháp kinh tế, để thu hồi lợi nhuận và khoản tiền bị chiếm đoạt phi pháp. Đây là mục tiêu chính của chúng ta, thu hồi những cái họ mong muốn đạt được. Thậm chí có thể phạt nặng hơn rất nhiều những cái mà họ đã chiếm, để ngăn chặn việc tái diễn trong tương lai”.

Theo bộ trưởng, sử dụng biện pháp hình sự chưa chắc đã đảm bảo được mục tiêu đó. Xử phạt tù nhưng tài sản có thể thất thoát, thực tế là đã có rất nhiều vụ án đã xử mà vẫn bị thất thoát, không thu hồi được tài sản.

Ông nói, khi mắc sai phạm kinh tế mà được miễn tử hình, thì cuối cùng họ phải đền bù lại tài sản đó, lại có thể đóng góp cho phát triển. “Lẽ ra để cho họ sống thì tài sản đó được thu hồi, và đã có nhiều người như vậy”.

“Nếu chúng ta không làm được, vấn đề này sẽ trở thành một rào cản trong việc phát triển thêm các doanh nghiệp. Có nhiều đổi mới có thể đi trước và có thể không đúng luật pháp, nếu quy vào những tội không rõ ràng sẽ rất nguy hiểm cho đất nước”.

Bài phát biểu của ông Vinh đã cổ vũ cho đa số đại biểu Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 mà không có tội kinh doanh trái phép, cũng như tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Đến nay thì việc bãi bỏ tội danh này đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và vinh danh.

 

 

Mọi yêu cầu  tư vấn gọi VPLS Minh Trí

 

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

 

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness