TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 70
  • Hôm nay: 1013
  • Tháng: 7752
  • Tổng truy cập: 5141071
Chi tiết bài viết

Bất động sản 201.. Ai sẽ đứt gánh giữa đường?

Lời bàn : Mùa xuân Đinh dậu , Chớm Xuân người dân Việt được dự Tiệc Trà với Tập Tiên Sinh  giữa Xuận dự Tiệc Trà với Nhật Hoàng và Phu nhân qua người đại diện theo Hiến Pháp. Kể ra cũng là tiệc Trà để nhìn lại ngẫm lại nghĩ đến theo văn hóa Trà đông phương . Về Đất đai là cái tài sản giá trị nhất ,lớn nhất ,bền nhất của nước Việt . Tưởng cũng nghĩ qua . Xem  lại bài trên báo năm 2011. Hóa ra mới 6 năm  mà xuất hiện nhiều dấu hiệu tương tự . Nhưng 6 năm trước quả thật là quả bóng thị trường nhỏ hơn nhiều so với hiện nay . Năm 2017 quả bóng đã là 30 lần so với 2011. Có ai biết bao nhiêu là thực bao nhiêu là khí để thành bong bóng . Và bong bóng đó nếu được bơm bởi tăng GDP và FDI … bền vững 3 năm thì là vận may của nước của nhà – trước tiên là nhà giàu dám đầu cơ đầu tư – Giả như bong bóng đó bị hụt GDP thiếu FDI … thì sao ??? các nhà giàu đầu cơ lo trước , nhà đầu tư lo kế tiếp còn nhà nước lo sao đây ..?!!!

Ô sào ẩn sĩ Xuân 2017

Được đánh giá là một năm có nhiều biến động khó lường cộng thêm những động thái thay đổi từ chính sách, thị trường bất động sản năm 2010 đã đi qua trong những bộn bề, chất chứa nhiều lo âu từ phía các nhà đầu tư.

Đây cũng là năm đầu tiên nhà ở xã hội đã được bán với giá thấp. Liệu những điều ấy có làm cho thị trường trở nên kịch tính hơn trong năm mới?  

Rủi ro và Thách thức

Còn nhớ vào thời  điểm đầu quý II/2010, ngay khi cuộc triển lãm lấy ý kiến về Đồ án quy hoạch chung Thủ đô mở rộng diễn ra, Hà Nội đã chứng kiến cơn bão giá đến chóng mặt, đi đầu là khu vực phía Tây.

Image result for Được đánh giá là một năm có nhiều biến động khó lường cộng thêm những động thái thay đổi từ chính sách, thị trường bất động sản năm 2010 đã đi qua trong những bộn bề, chất chứa nhiều lo âu từ phía các nhà đầu tư.

Khách hàng tìm hiểu một dự án

Một số khu vực đã tăng giá đột biến, trong đó đất nền tăng kỷ lục, lên đến gần 40% so với cuối năm 2009. Đặc biệt ở khu vực Ba Vì, giá đất ở đây tăng lên từng ngày, đất "sốt" mọi nơi. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, giá nhiều nơi đã tăng từ 3-5 lần so với thời điểm đầu năm.

Sau đó không lâu, khi lãnh đạo Bộ Xây dựng lên tiếng về ý tưởng xây dựng "Trung tâm hành chính mới" trong Đồ án quy hoạch chung Thủ đô chỉ là... trong tương lai xa và nơi đó trước mắt sẽ là khu đất dự trữ thì ngay lập tức, "bong bóng" tại Ba Vì đã xì hơi. Hàng loạt các nhà đầu tư không kịp bán tháo đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề.

Thậm chí, ngay sau đó, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã phát hiện hàng loạt sai phạm từ việc mua bán, chuyển nhượng đất nhận khoán trái phép của các đơn vị quản lý  nhiều diện tích đất nông, lâm nghiệp tại Ba Vì.  Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ai là thân chủ "ôm" những mảnh đất chuyển nhượng trái phép ấy sẽ cầm chắc trong tay rủi ro.

Có thể thấy, ngoài cơn "sốt" đáng kể xảy ra tại Hà  Nội, nhìn chung thị trường BĐS trên cả nước suốt năm qua tương đối trầm lắng. Không chỉ Hà  Nội, tại các thành phố lớn khác như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng..., các giao dịch đều giảm mạnh so với những năm trước. Đáng chú ý, một số phân khúc như văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp... đã xuất hiện tình trạng cung lớn hơn cầu.

Nhiều hình thức nhằm lôi kéo khách hàng như khuyến mại, giảm giá, tặng quà... đã được các chủ đầu tư tận dụng thường xuyên. Điều đó phần nào cho thấy sự khó khăn của các chủ đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

2010 cũng là năm đánh dấu sự đột phá về chính sách. Nghị  định 71 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (có hiệu lực từ tháng 8/2010) làm thay đổi "bộ mặt" của các nhà đầu tư. Với Nghị định này, cơ hội "lướt sóng" của nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không còn, khi các hợp đồng góp vốn như trước đây không được phép chuyển nhượng.

Tiếp đến, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và đặc biệt là dự án nhà ở xã hội đầu tiên của cả nước đã chính thức được bán với giá chưa tới 10 triệu đồng/m2 đã khiến cho mơ ước của nhiều người có thu nhập thấp trở thành hiện thực.

Căn hộ trung bình sẽ lên ngôi

Không phải ngẫu nhiên, dự án chung cư Lê Văn Lương Residentials thuộc Khu đô thị mới Dương Nội (Hà Nội) của Tập đoàn Nam Cường được tung ra hồi cuối năm ngoái với lượng hàng "khủng". Chỉ trong khoảng 2 tháng cuối năm 2010, có tới 5 đợt ra hàng với tổng số gần 800 căn hộ và được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy 3 tiếng sau khi mở bán.

 

Các dự án gấp rút thi công

Các chuyên gia cho rằng, vấn đề thực chất nằm ở sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người mua và đáp ứng thị  trường. Khi thị trường bất động sản có  tính thanh khoản chậm, ngân hàng chưa mở rộng hầu bao, các chủ đầu tư sẽ phải hướng đến khách hàng là những người có nhu cầu thực. Trong khi đó, để tiệm cận đến giá người tiêu dùng có thể chấp nhận, việc tung ra thị trường những sản phẩm có diện tích nhỏ cũng là cách để chủ đầu tư cạnh tranh với các dự án khác.

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2011. Và với những gì đã diễn ra trong năm qua thì phân khúc căn hộ trung bình sẽ được coi là tiềm năng cho cả người mua và người bán. Trong đó, các dự án căn hộ có giá bán dưới 20 triệu đồng/ m2 hoặc có diện tích nhỏ hơn dưới 60m2, 75 m2, 90 m2 có giá từ 0,8 - 1,4 tỷ đồng sẽ có cơ hội bán tốt hơn. Điều này không chỉ diễn ra tại Hà Nội mà cả ở TPHCM.

Đặc biệt, giới đầu tư (đối tượng đã từng chi phối lớn về mặt bằng giá trong thị trường BĐS thời gian qua) cũng đã thay đổi theo hướng không quan tâm nhiều đến phân khúc căn hộ cao cấp như trước kia.

Theo khảo sát nghiên cứu của VietRees, giới đầu tư đã cẩn trọng nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn vào phân khúc trung cấp. Bản thân các nhà đầu tư khi mua căn hộ cũng mong bán lại cho những người có nhu cầu thật sự. Do đó dự án thu hút được người có nhu cầu thật sự sẽ thu hút được giới đầu tư.

Riêng tại Hà Nội, tới đây Quy hoạch chung Thủ đô được phê  duyệt, nhiều dự án sẽ phải điều chỉnh quy hoạch ở quy mô nhỏ hoặc lớn, thậm chí là phải phá nát quy hoạch cũ để làm lại. Theo phán đoán của một số chuyên gia, doanh nghiệp sẽ phải đau đầu trong việc giải quyết với khách hàng những thỏa thuận trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng và các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận rủi ro đối với dự án bất động sản hình thành trong tương lai.

Nhận định về  thị trường BĐS năm 2011, ông Trần Như Trung - Giám  đốc bộ phận nghiên cứu thị trường của Savills tại Việt Nam cho rằng, sẽ có sự phân hóa càng rõ nét. "Bản chất thị trường của mình là từ lâu nay quá "bé bỏng". Khi quy mô của thị trường lớn hơn mới biết là ai thuộc sân nhà ai. Nhóm cao cấp sẽ vẫn phải chật vật để tìm đúng ai là khách hàng của nó. Nhóm trung bình (tất nhiên) trong giai đoạn đầu có thuận lợi nhưng đến một lúc nào đó cũng sẽ như các thị trường khác, phải chật vật để tìm đúng khách hàng.

Tôi nghĩ rằng thị  trường đang chuyên nghiệp hơn, thanh lọc tốt hơn. Không phải ai có đất cũng thành công. Những người không theo được quỹ điều chỉnh thời gian ấy sẽ ra đi, mà điều đó thì đã nhìn thấy rồi” - ông Trung khẳng định.

10 năm sau lại bùng lên cơn sốt đất, kể từ cơn sốt đất gần nhất vào năm 2007. Tiền ngân hàng vẫn chảy mạnh vào bất động sản (BĐS), thêm một lần nữa chứng minh BĐS vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư.

Vì sao tiền cứ đổ vào... đất?: Giá đất liên tục “nhảy múa”

Một góc dự án Him Lam - Kênh Tẻ (quận 7, TPHCM)

Vấn đề là, nếu cả xã hội chực chờ “đánh quả” đất đai để kỳ vọng siêu lợi nhuận, nền kinh tế nước nhà sẽ đi về đâu trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập ngày càng gay gắt?

Nếu làm một so sánh, có thể thấy giá đất dự án và nhà đất khu vực nội thành hiện nay đã cao gấp 10 lần so với giá 10 năm trước. Dù giá rất cao, nhiều người vẫn “nhảy” vào mua với nếp nghĩ đã thành định kiến: đầu tư đất không lỗ mà chỉ lời (?!).

10 năm tăng giá hơn 10 lần

Cuối năm 2006, anh Nguyễn Hữu Dũng chốt lời 75 triệu đồng sau khi bán được lô đất có diện tích 7m x 20m, lộ giới 12m, tại khu đô thị mới Him Lam - Kênh Tẻ (quận 7), giá bán 12,5 triệu đồng/m². Đến tháng 4 năm sau, cũng lô đất này giá tăng lên 30 triệu đồng/m², sang tháng 10 giá lên 80 triệu đồng/m². Những năm sau địa ốc đóng băng, lô đất có lúc rớt giá xuống còn 30 triệu đồng/m², vậy mà bây giờ giao dịch trên 100 triệu đồng/m². “Nếu như mình có vốn, mua một lô đất có vị trí tốt, giấy tờ pháp lý hoàn chỉnh, cứ giữ nguyên như thế thì sự tăng giá của nó là siêu lợi nhuận, không có rủi ro”, anh Dũng đúc kết.

Dự án Him Lam - Kênh Tẻ có vị trí rất tốt, thuộc quận 7 nhưng chỉ cách quận 4 một cây cầu, sau hơn 10 năm mở bán, cho dù mật độ xây dựng đã dày đặc gồm nhà phố và chung cư nhưng hiện nay vẫn là khu vực sôi động mua bán, với giá đất trên mây. Có vị trí tương tự, nằm bên kia cầu Sài Gòn, khu đô thị An Phú - An Khánh (quận 2) là cửa ngõ phía Đông của TPHCM, giá đất thường xuyên nhảy múa. Mở bán vào thời điểm đầu những năm 2000, giá bán chưa tới 3 triệu đồng/m², bùng lên năm 2007 với giá gần 50 triệu đồng/m², nay đã trên 100 triệu đồng/m² trong nội khu, còn mặt tiền đường song hành xa lộ Hà Nội dao động khoảng 170 - 180 triệu đồng/m², với diện tích từ 7m x 20m hoặc 10m x 20m.

Lùi xa ra quận 9, hơn 10 năm trước, khu đô thị Hưng Phú nằm trong chốn lau lách, khỉ ho cò gáy, không có một bóng nhà. Lúc đó, năm 2005 chủ đầu tư bán ra theo hợp đồng góp vốn, giá đất xoay quanh 2,2 triệu đồng/m². Sang cơn sốt năm 2007, giá tăng vọt lên 16 triệu đồng, tùy theo vị trí. Sau đó sụt xuống sâu nhất còn 8 triệu đồng/m², với cơn sốt đất vừa qua, nơi thấp nhất cũng trên 20 triệu đồng/m².

Vì sao tiền cứ đổ vào... đất?: Giá đất liên tục “nhảy múa”

Dự án Hưng Phú (quận 9)

Tăng theo hạ tầng

Đến bất kể dự án nào ở quận 2, quận 9, câu chuyện “đầu tư ăn theo hạ tầng” được các nhân viên môi giới nhà đất nhắc đến đầu tiên. Nhiệt tăng giá ở khu vực này đẩy lên liên tục, chủ yếu lệ thuộc vào các tuyến đường mới và sắp hình thành.

Cuối năm 2013, giá đất bắt đầu “rướn” nhẹ khi chuẩn bị vận hành tuyến đường cao tốc TPHCM - Dầu Giây. Con đường cao tốc mở toang quận 2, quận 9, kết nối giao thông thuận tiện với các khu vực của miền Đông, chính là động lực đẩy giá đất của khu vực. Bên cạnh đó, việc hoàn chỉnh kết nối đường Vành đai, song hành cao tốc… đã đẩy giá đất tăng gần như không hề ngơi nghỉ. Cách đây hơn một năm, khi Novaland khởi công xây dựng hồ điều tiết trong dự án Lake View (quận 2), cặp song song với đường cao tốc, giá mở bán quy ra nền đất 40 triệu đồng/m2. Lúc đó, giá bán như vậy được xem là chạm đỉnh, vì khu vực này hơi xa, giáp ranh với quận 9. Tuy nhiên, hiện nay những khách hàng bị gọi là “điên khùng” mua đợt đầu đã lời to, vì giao dịch hiện tại đã lên 70 triệu đồng/m2!

Một nhân viên làm cho công ty môi giới BĐS có văn phòng tại quận 9 nhận xét về khu đô thị Hưng Phú: “Trước đây khu vực này rất ít người mua đất do còn hoang sơ, hẻo lánh, chỉ có 1, 2 nóc nhà do chủ đầu tư xây lên giống như chim mồi. Tuy nhiên, từ khi đường cao tốc đưa vào vận hành, giá đất bắt đầu tăng. Đến khi con đường vành đai hiện hữu, đặc biệt cây cầu nối qua Khu Công nghệ cao được thông xe thì giá đất tăng phi mã, có khi mỗi ngày một giá. Mới đây, có khách hàng đã chốt lời hơn 500 triệu đồng sau 3 tháng đầu tư”.

Hạ tầng hoàn chỉnh là thời điểm chấm dứt giấc ngủ đông kéo dài hàng chục năm của hàng trăm dự án ở khu Đông. Dự án mở bán liên tục, kể cả chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, việc mở bán phải có giấy phép của Sở Xây dựng, thì từ một năm rưỡi qua tại khu Đông đã có hơn 24 dự án với 10.500 căn nhà (gồm có chung cư, nhà phố, biệt thự) đủ điều kiện mở bán. Còn những trường hợp không đủ điều kiện, chưa được thống kê nhưng ước tính cũng gần bằng phân nửa con số này. Theo tính toán của Công ty tư vấn BĐS Savills, từ nay đến năm 2019 sẽ có trên 60.000 căn hộ, nhà phố cung cấp cho thị trường, trong đó khu Đông dẫn đầu. Đối với đất nền cũng thế, khu Đông chiếm hơn phân nửa trong tổng số gần 15.000 nền hứa hẹn tung ra trong 2 năm tới. Một thị phần cũng hết sức đáng lưu ý là các nền đất hình thành từ phân lô bán nền, lách quy định tách thửa, cũng chiếm số lượng không hề nhỏ!

Hạ tầng hoàn chỉnh, nguồn cung tăng liên tục, giá nhà đất tăng đều đều, đã biến cả thị trường BĐS của khu Đông thành nồi nước đun sôi hết cỡ, cho đến hiện tại chưa có điểm dừng. Mặt khác, hàng loạt ngân hàng cũng tham gia cho vay, đã biến BĐS thành mảnh đất màu mỡ, vì cơ hội đầu tư sinh lợi. Nếu chẳng may bị xì bong bóng BĐS, chắc chắn nơi đây sẽ vỡ trận lớn nhất! Những nhà đầu tư sử dụng vốn bằng đòn bẩy tài chính sẽ ngập ngụa trong nợ nần, không khéo thành trắng tay!

Tiền từ ngân hàng thổi bùng cơn sốt đất?

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, chỉ tính trong quý 1-2017, tín dụng đổ vào BĐS tại TPHCM là 164.000 tỷ đồng. Tuy xét về tỷ lệ thì không cao, nhưng so với suốt các giai đoạn vừa qua thì tín dụng BĐS có số dư nợ cao nhất ở con số tuyệt đối. Sốt đất hoặc giá nhà đất tăng không chỉ diễn ra ở TPHCM, mà ở cả các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước.

Mặc dù theo thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, việc bơm tín dụng đã chảy vào sản xuất kinh doanh, nhưng từ thực tiễn, nhiều chuyên gia nhận định một kịch bản giống như cơn sốt đất năm 2007: Sốt đất đi liền với chứng khoán tăng mạnh. Thị trường chứng khoán khởi sắc với giá trị mỗi phiên giao dịch gần 5.000 tỷ đồng, có công ty chứng khoán cho vay (margin) “mạnh tay”, lên đến 300%! Thống kê từ văn bản cho phép các dự án nhà ở đủ điều kiện được mở bán, do Sở Xây dựng TPHCM ban hành, tổng số căn hộ và nền nhà đủ điều kiện từ năm ngoái đến nay là 46.135. Đó là chưa tính các diện phân lô hộ lẻ hoặc “bán lụi” trái pháp luật…

Theo SGGP

Các cao ốc mọc lên chi chít, hạ tầng oằn mình gánh chịu với nạn kẹt xe, tắc đường là tình trạng không hề hiếm tại nhiều cung đường tại TPHCM.

Nhà cao tầng mọc lên đến đâu hạ tầng quá tải đến đó, TPHCM đang nghẹt thở

Mới đây, tại phiên chất vấn kỳ họp cuối năm của HĐND TP.HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu yêu cầu Sở Xây dựng làm rõ việc cấp phép xây nhà cao tầng, đặc biệt là trung tâm thương mại tại nội đô có hay không tính tới việc kẹt xe, ùn tắc. Bà Châu lấy dẫn chứng cụ thể về dự án Saigon Center và Saigon Square tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi (quận 1) và cho biết giờ đây khu vực này liên tục có kẹt xe vì lượng người đến đây mua sắm, làm việc tăng cao.

Theo một số đại biểu HĐND, khi thành phố quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh, chỉ một hai con đường chính được chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng, nhưng hàng trăm dự án chung cư cao tầng với hàng chục nghìn người sinh sống đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống giao thông nội ngoại khu.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở ngay khu vực trung tâm TP.HCM đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Phạm Ngọc Thạch (quận 3) dài khoảng 1km đã có đến 18 cao ốc. Trong đó có nhiều cao ốc vừa đưa vào khai thác với quy mô trên 20 tầng (chưa kể tầng hầm, lửng).

Tương tự, đường Hai Bà Trưng chỉ đoạn ngắn từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Du (quận 1) cũng có 10 cao ốc cũ, mới và chưa kể đến bốn cao ốc khác đang xây dựng. Trong đó, đặc biệt là khu phức hợp Kumho Asiana Plaza vừa có khoảng 270 căn hộ vừa là trung tâm thương mại và có cả văn phòng cho thuê.

Tình trạng các dự án nhà ở cao tầng chen nhau mọc lên không chỉ diễn ra tại quận 1 mà một số khu vực tập trung phát triển khu đô thị vệ tinh cũng đang trong tình trạng tương tự.

Điển hình như tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 nối Nhà Bè, chỉ với chiều dài chưa tới 3km nhưng đã phải oằn mình "cõng" hơn 50 dự án nhà ở cao cấp, trong đó có một số dự án gần 8.000 căn hộ. Theo khảo sát, xung quanh khu vực cầu Rạch Đĩa hiện có 5 dự án chuẩn bị khởi công xây dựng, trong tương lai sẽ cho ra thị trường gần 30.000 căn hộ cao cấp. Trong khi đó, tuyến đường này thuộc dạng độc đạo kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước với trung tâm thành phố.

Cũng tại quận 7, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được cho là dự án dân cư hiện đại kiểu mẫu của cả nước, với tuyến đường Nguyễn Văn Linh rợp bóng cây xanh. Tuy nhiên, với tốc độ lưu thông các loại xe container hạng nặng đang làm cho cư dân đang sinh sống trong khu vực này hàng ngày lo lắng. Mỗi ngày, xe tải chạy ra vào cảng Hiệp Phước từ đường Nguyễn Văn Linh ra cầu Phú Mỹ tạo nên mật độ giao thông dày đặc, bụi tung mịt mù, đêm ngủ tiếng xe container vẫn bóp còi inh ỏi.

Một "điểm đen" giao thông khác tuyến đường Mai Chí Thọ thuộc quận 2- con đường kết nối với trung tâm TP.HCM thông qua hầm vượt sông Sài Gòn. Khảo sát cho thấy trong khoảng cách chưa đến 1km đã có 30 dự án cao tầng đã và đang xây dựng.

Song song đó, nhức nhối nhất là "điểm đen" kẹt xe tại nút giao thông Mỹ Thủy. Tại nút giao thông này hiện đang chịu áp lực rất lớn bởi hàng ngày có hơn cả nghìn lượt xe các loại di chuyển qua đây. Trong đó chủ yếu là xe tải, container phía Đông và Tây Bắc TP.HCM theo hướng Xa lộ Hà Nội về đường Đồng Văn Cống qua nút giao Mỹ Thủy vào cảng Cát Lái. Điều này khiến không ít dự án từng được kỳ vọng rất hoành tráng, nhưng hiện tại đang lâm vào cảnh "sống dở, chết dở".

Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, dân số thành phố khoảng 10 triệu người, trong đó dân số tại khu vực nội thành sẽ 7-7,4 triệu người và dân số ngoại thành khoảng 2,6-3 triệu người. Số khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người.

Các chuyên gia cho rằng không gian TP.HCM hiện không phát triển được thêm được vì có các khu bảo tồn, hệ thống sông rạch, do vậy phải cố gắng giữ dân số trong khoảng 10 triệu dân. TP.HCM hiện đang “cầu cứu” đến quy hoạch của cả vùng, phát triển các vùng để kéo giãn dân ra khỏi thành phố, còn nếu dân số vượt mức 10 triệu thì TP.HCM sẽ không chịu nổi, sẽ bị kẹt xe mãi mãi.

Những cung đường oằn mình "cõng" hàng chục dự án cao tầng


Tuyến đường nối quận 4 với quận 1 luôn ở trong tình trạng quá tải do kẹt xe triền miên. Hai bên con đường này là hàng loạt dự án chung cư cao tầng

Tuyến đường nối quận 4 với quận 1 luôn ở trong tình trạng quá tải do kẹt xe triền miên. Hai bên con đường này là hàng loạt dự án chung cư cao tầng

 

 

Ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, điểm đen kẹt xe và rất nguy hiểm cho người đi đường do lượng lưu thông xe container khá lớn.

Ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, điểm đen kẹt xe và rất nguy hiểm cho người đi đường do lượng lưu thông xe container khá lớn.


Một dự án với gần 6.000 căn hộ sắp được tung ra thị trường ngay tại điểm đen kẹt xe ở trung tâm thành phố.

Một dự án với gần 6.000 căn hộ sắp được tung ra thị trường ngay tại "điểm đen" kẹt xe ở trung tâm thành phố.


Cầu Rạch Đĩa luôn gồng mình chịu đựng lượng giao thông quá lớn, phía trước là hàng chục dự án cao tầng.

Cầu Rạch Đĩa luôn gồng mình "chịu đựng" lượng giao thông quá lớn, phía trước là hàng chục dự án cao tầng.

 
 

Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hàng loạt dự án khu dân cư quy mô lớn đang ồ ạt mọc lên.

Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hàng loạt dự án khu dân cư quy mô lớn đang ồ ạt "mọc" lên.

 

Khu đô thị PHú Mỹ Hưng cũng đang trong tình trạng các tuyến đường oằn mình cõng cả chục dự án.

Khu đô thị PHú Mỹ Hưng cũng đang trong tình trạng các tuyến đường oằn mình cõng cả chục dự án.


Trong lòng khu đô thị hiện đại bậc nhất TP.HCM Phú Mỹ Hưng là những mạng nhện xe container đang cày nát các tuyến đường.

Trong lòng khu đô thị hiện đại bậc nhất TP.HCM Phú Mỹ Hưng là những "mạng nhện" xe container đang cày nát các tuyến đường.

 
Nhiều người dân cho biết, sinh sống ngay tại các dự án chung cư cao cấp, nhưng mở mắt ra là nhìn thấy xe container. Đường xá luôn bị xuống cấp do những loại xe tải hạng nặng này cày nát ngày đêm.

Nhiều người dân cho biết, sinh sống ngay tại các dự án chung cư cao cấp, nhưng mở mắt ra là nhìn thấy xe container. Đường xá luôn bị xuống cấp do những loại xe tải hạng nặng này cày nát ngày đêm.

 

Ngay sau khi xuống khỏi chân cầu Phú Mỹ (quận 7), là những mạng nhện xe container. Nhiều người dân cho biết họ phải nín thở để đi qua đây khi muốn về được nhà vì vô cùng nguy hiểm khi đi song hành cùng những cỗ xe tử thần.

Ngay sau khi xuống khỏi chân cầu Phú Mỹ (quận 7), là những "mạng nhện" xe container. Nhiều người dân cho biết họ phải nín thở để đi qua đây khi muốn về được nhà vì vô cùng nguy hiểm khi đi song hành cùng những cỗ xe "tử thần".

 
Người dân đang sinh sống tại những khu chung cư cao tầng này cho biết, hàng đêm cảm giác cả toà nhà run bần bậc khi có những đoàn nhiều xe container chạy bên dưới.

Người dân đang sinh sống tại những khu chung cư cao tầng này cho biết, hàng đêm cảm giác cả toà nhà run bần bậc khi có những đoàn nhiều xe container chạy bên dưới.

Nguyên Minh - Theo Thời đại

100000 gia đình mới tạo lập mỗi năm tại Hà Nội và TPHCM

Savills Việt Nam vừa có báo cáo mới nhất với chủ đề 'Làn sóng lớn', đề cập đến nhiều vấn đề về thách thức cũng như triển vọng của thị trường căn hộ tại 2 đô thị điển hình là Hà Nội và TP.HCM.

Nêu tại báo cáo này, Savills cho biết, trong so sánh khu vực, Việt Nam có tỷ lệ dân cư đô thị thấp và đang trong quá trình dịch chuyển một lượng lớn dân số từ khu vực nông thôn ra các thành phố. Đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Điều này cùng với quy mô trung bình hộ gia đình thấp đang tạo ra nhu cầu nhà ở lớn.

Hiện giá nhà tại Việt Nam đang cao gấp 25 lần so với thu nhập trung bình của người dân.

27% cư dân đô thị ở nhà chất lượng thấp

Theo số liệu của tổ chức UN – Habita (chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc), có khoảng 27% cư dân đô thị Việt Nam đang sống trong điều kiện nhà ở chất lượng thấp. Con số này tương đương với khoảng 31 triệu người. Savills đánh giá, đây chính là nguồn cầu đầy tiềm năng của thị trường nhà ở khi càng có nhiều nhà ở chất lượng thấp sẽ dẫn đến kích thích nhu cầu nâng cấp chỗ ở tốt hơn.

100.000 gia đình mới tạo lập mỗi năm tại Hà Nội và TP.HCM

Nghiên cứu của Savills cho thấy, tính đến năm 2016, TP.HCM có 58.000 và Hà Nội có 42.000 hộ gia đình mới được hình thành. Như vậy tính cả 2 đô thị lớn nhất Việt Nam, số lượng gia đình mới tạo lập mỗi năm vào khoảng 100.000 hộ. Trong đó, các hộ gia đình này có nhu cầu ra riêng để ổn định cuộc sống.

Năm 2017, nguồn cung nhà chung cư hoàn thiện được đưa ra thị trường Hà Nội và TP HCM lên đến đỉnh tạo nhiều áp lực đè nặng thị trường nhà ở cho thuê.

Cùng với đó, sự hình thành của trào lưu độc thân ở các thành phố cũng đang có xu hướng tăng lên. Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), tỷ lệ hộ độc thân năm 1989 chỉ ở mức 4,6% thì năm 2009 đã tăng lên gần gấp đôi là 8,1%. Đến năm 2014 tỷ lệ này đã vượt ngưỡng 9% và dự kiến năm 2019 có thể lên 10,1%.

Những điều này có thể xem là động lực đang thúc đẩy thị trường nhà ở nói chung và căn hộ nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Giá nhà gấp 25 lần thu nhập trung bình

Theo dữ liệu của Numbeo.com vào năm 2017, giá nhà tại Việt Nam đang cao gấp 25 lần so với thu nhập trung bình của người dân. Trên cơ sở dữ liệu trên, có thể thấy rằng tiềm năng của phân khúc nhà ở vừa túi tiền (dưới 900 USD/m2) tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Đây là sản phẩm gần với khả năng chi trả của người dân chiếm 25% nguồn sơ cấp ghi nhận 107% lượng giao dịch.

66% người dân mua nhà lần đầu và những người ở thực

Số liệu từ Savill, trong quý II/2017, tỷ trọng người mua nhà để ở tại đô thị chiếm 66%. Con số này đã tăng gần gấp đôi so với quý I (chiếm 36%). Tỷ lệ người mua căn hộ để cho thuê và lướt sóng có xu hướng giảm. Người mua căn hộ để cho thuê giảm từ 45% trong quý I xuống 26% trong quý II/2017. Con số này đối với tỷ lệ lướt sóng lần lượt là 19% giảm xuống còn 8%. Điều này cho thấy nhu cầu thật về nhà ở ngày càng có xu hướng tăng lên.

Lợi suất cho thuê cao nhất khu vực

So với các TP khác trong khu vực, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang dẫn đầu về lợi suất cho thuê bất động sản. Tại Hà Nội, mức lợi suất cho thuê đạt 7,4% còn TP HCM là 5,8%, chỉ số này cao hơn Jakarta (5,2%), Kuala Lumpur (4,8%), Manila (4,3%), Bang Kok (4,0%), Singapore (3,7%). Điều này được đánh giá sẽ tạo sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam so với các thị trường trong khu vực.

Số căn hộ bàn giao khủng, sức ép lên thị trường

Ghi nhận từ năm 2015 đến nay thị trường căn hộ Việt Nam đã có sự phát triển mới sau thời kỳ đóng băng. Số lượng căn hộ được bàn giao hàng năm liên tục tăng mạnh. Năm 2015, Hà Nội và TP.HCM mỗi nơi có hơn 10.000 căn chung cư được đưa vào sử dụng. Năm 2016, Hà Nội có khoảng 15.000 căn, trong khi đó tại TP.HCM có hơn 25.000 căn hộ bàn giao (tăng gấp đôi năm trước).

Sang năm 2017, nguồn cung nhà chung cư hoàn thiện được đưa ra thị trường Hà Nội và TP.HCM lên đến đỉnh với khoảng 35.000 căn hộ được bàn giao tại mỗi TP. Với con số này, hiện cả Hà Nội và TP.HCM đang đạt số lượng nguồn cung cao nhất của thị trường từ trước tới nay và điều này tạo nên nhiều áp lực đè nặng thị trường nhà ở cho thuê.

Hồng Khanh - Theo Vietnamnet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness