TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 74
  • Hôm nay: 1142
  • Tháng: 7881
  • Tổng truy cập: 5141200
Chi tiết bài viết

Câu chuyện 2 bán cầu: sông Chicago, Mỹ đóng băng dưới cái lạnh -50 độ C, Sydney nắng nóng kỷ lục 47 độ C, cao nhất 79 năm qua

Theo nhiều trang đưa tin, nhiệt độ thực tế tại một số con sông trong thành phố Chicago, Mỹ đã xuống tới -50 độ C, tạo nên cảnh tượng sông băng hiếm gặp ngay giữa đô thị. Tuy nhiên trong khi đó, nước Úc lại đang phải đối mặt với tình trạng nắng nóng khi nhiệt độ đã lên tới 47 độ C.

 Câu chuyện 2 bán cầu: sông Chicago, Mỹ đóng băng dưới cái lạnh -50 độ C, Sydney nắng nóng kỷ lục 47 độ C, cao nhất 79 năm qua

Những ngày vừa qua, người dân tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt các nước phía bắc bán cầu đang chao đảo trong thời tiết giá lạnh.

Trận "bom bão tuyết" càn quét qua nước Mỹ không chỉ khiến người dân có một năm mới vô cùng khó khăn mà còn để lại nhiều hậu quả về người và của.

Thành phố Chicago bị đóng băng dưới thời tiết giá lạnh.

Thành phố Chicago bị đóng băng dưới thời tiết giá lạnh.

Được biết, nhiệt độ giảm mạnh đã khiến hơn 100 triệu người dân khắp Bắc Mỹ bị ảnh hưởng. Tại một số vùng, nhiệt độ thực tế đã giảm tới mức -50 độ C do tác động của những đợt gió lạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, 22 người đã thiệt mạng tại Mỹ và Canada do bão tuyết.

Tại các thành phố lớn như Chicago, Boston, những dòng sông đã hóa băng - một cảnh tượng thiên nhiên khá hiếm gặp khi những luồng không khí lạnh từ vùng cực Bắc quét qua. Đây được đánh giá là một trong những đợt lạnh tồi tệ nhất suốt 80 năm tại Bắc Mỹ.

Một con tàu đang cố gắng lướt trên dòng sông băng tại Chicago.

Một con tàu đang cố gắng lướt trên dòng sông băng tại Chicago.

Những vùng khác trên khắp nước Mỹ cũng cùng chung "cảnh ngộ" khi phủ khắp các thành phố là một màu trắng xóa của tuyết và những lớp băng đóng chặt.

Tượng Nữ thần Tự Do nhìn từ trên xuống với tuyết trắng xóa bao phủ.

Tượng Nữ thần Tự Do nhìn từ trên xuống với tuyết trắng xóa bao phủ.

Con sông Hudson hùng vĩ giờ nhìn không khác gì một dòng sông băng thượng cổ.

Con sông Hudson hùng vĩ giờ nhìn không khác gì một dòng sông băng thượng cổ.

Khu Harlem Meer cạnh Công viên Trung Tâm ngập trong tuyết trắng.

Khu Harlem Meer cạnh Công viên Trung Tâm ngập trong tuyết trắng.

Người dân đi chạy bộ dọc bờ hồ Michigan.

Người dân đi chạy bộ dọc bờ hồ Michigan.

Lực lượng cứu hộ dọn băng trên đường.

Lực lượng cứu hộ dọn băng trên đường.

Tuy nhiên, tại nam bán cầu, nước Úc đã bước vào mùa hè và phải trải qua những ngày nắng nóng cực độ. Một vài địa điểm tại thành phố Sydney, Úc đã phải hứng chịu cái nóng kỷ lục kể từ năm 1939 khi nhiệt độ lên cao tới 47,3 độ C.

Các cảnh báo cháy rừng đã được ban bố trong khu vực. Chính quyền thành phố cũng cấm việc đốt lửa tại nhiều nơi trong thành phố.

Tổ chức từ thiện Charity Mission Australia cho biết họ đã phải đưa nhiều người vô gia cư nhập viện hoặc tìm một nơi để ở tạm nhằm tránh cái nắng khắc nhiệt trong những ngày vừa qua.

Tại bang New South Wales, khoảng 7.000 hộ gia đình đã bị cắt điện do nắng nóng. Tại các sân bóng chày ở Sydney, nhiều đội tuyển phải gồng mình chống lại thời tiết khắc nghiệt trong ngày nắng nóng nhất năm khi tham dự giải Bóng chày Quốc gia.

Theo cơ quan khí tượng Australia, thành phố Sydney sẽ tiếp tục phải chịu đợt nắng nóng cao điểm trong hôm nay. Đến tối muộn, thời tiết sẽ dịu hơn vì có mưa.

Thời tiết nắng nóng tại Úc.

Thời tiết nắng nóng tại Úc.

Một vài địa điểm tại thành phố Sydney, Úc đã phải hứng chịu cái nóng kỷ lục kể từ năm 1939 khi nhiệt độ lên cao tới 47,3 độ C.

Một vài địa điểm tại thành phố Sydney, Úc đã phải hứng chịu cái nóng kỷ lục kể từ năm 1939 khi nhiệt độ lên cao tới 47,3 độ C.

Những bãi biển đông nghẹt người vì nắng nóng.

Những bãi biển đông nghẹt người vì nắng nóng.

Theo Skye - Thời Đại

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness