TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 72
  • Hôm nay: 281
  • Tháng: 4160
  • Tổng truy cập: 5164574
Chi tiết bài viết

Chọn kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024

Lời bình ( trên mạng internet online )1.10.2023
 

Mặc cho bức tranh nền kinh tế được tô sáng , với viễn cảnh hàng chục tỷ đôla từ các tập đoàn Hoa Kỳ sắp đổ vào , biến Việt Nam nhanh chóng trở thành trung tâm công nghệ Châu Á, thay thế Đài Loan, Hàn Quốc nay mai, nhưng trước mắt, có vẻ như doanh nghiệp Vn  đang đối mặt với thực tế “cay và đắng ” .

Hụt thu ngân sách, Việt Nam xoay sở kiếm tiền như thế nào?

Đó là làm thế nào bù đắp khoản ngân sách hụt thu khi dường như “tất cả các dòng sông đều cạn”.( đây là 1 thách thức lớn với chính phủ ) Đối với thành phố Sài Gòn, tâm điểm của làn sóng doanh nghiệp phá sản từ suốt 2021 tới nay, áp lực đó càng nghẹt thở, khi không thể đào đâu ra cho đủ khoản phải thu tương đương $20 tỷ và nộp về 80% cho trung ương. Không chỉ Sài Gòn, 54 địa phương khác cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu thay thế khi bất động sản và chứng khoán giảm mạnh.

Tháng Tám qua, Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách ước đạt 88.1 ngàn tỷ, bằng 5.4% dự toán và chỉ bằng 59.5% mức thu bình quân của bảy tháng đầu năm, giảm khoảng 60 ngàn tỷ đồng. Điều đáng lo lắng là chỉ ghi nhận 9/63 tỉnh thành có tăng trưởng thu so với cùng kỳ năm 2022, còn lại 54 địa phương đều thu thấp hơn so với năm trước. Tổng cục Thuế đang lo ngại trước xu hướng giảm thu ngân sách. Phó tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết:

Nếu loại trừ số thu phát sinh đột biến thì từ Tháng Giêng đến nay, số thu ngân sách do ngành thuế quản lý giảm. Nếu như Tháng Giêng 2023, số thu đạt 94 nghìn tỷ đồng thì đến Tháng Hai 2023 chỉ còn 75 nghìn tỷ đồng”.

Thường thì thu ngân sách sẽ tăng vào những tháng cuối năm nhưng thống kê đã không ghi nhận điều đó vào tháng cuối cùng của quí III khi các chỉ dấu về nền kinh tế đang xấu đi.

Có ba nhóm thu không đạt là: Thuế bảo vệ môi trường ước tính đạt 37.2% dự toán, giảm 32.3% so cùng kỳ; các loại phí, lệ phí ước tính đạt 63.4% dự toán, giảm 12.2% so với cùng kỳ; các khoản thu về nhà, đất ước tính đạt 45.6% dự toán, giảm 54.2%.

Mặc dù giá dầu tăng nhưng sản lượng khai thác giảm nhanh bởi trữ lượng ở những mỏ chủ lực cũ như Bạch Hổ đang gần cạn kiệt trong khi các mỏ mới thì chưa khai thác được bởi nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu hụt vốn đầu tư và sự can thiệp chính trị của Bắc Kinh. Thu từ dầu thô Tháng Tám 2023 ước đạt 4.4 nghìn tỷ đồng, bằng 10.5% dự toán. Lũy kế tám tháng thu từ dầu thô ước đạt khoảng 39.7 nghìn tỷ đồng, giảm 25.1% so với cùng kỳ năm 2022.

Vỉa hè Sài Gòn được nhà nước quyết liệt “chấn chỉnh” để tăng “mỹ quan cho thành phố” và để… biến thành sở hữu của nhà nước! Ảnh: khu vực Hồ Tùng Mậu, Sài Gòn (baogiaothong.vn)

Xuất khẩu có tăng trưởng nhẹ kể từ Tháng Năm đến nay. Nhưng tính đến hết Tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu tám tháng đạt khoảng US$227.71 tỷ, vẫn giảm 10% so với cùng kỳ 2022. Khu vực kinh tế trong nước đạt $59.92 tỷ, giảm 9,2%; và khu vực vốn FDI (kể cả dầu thô) đạt $167.79 tỷ, giảm 10.3%. Nếu tính số xuất siêu thì cả hai thị trường quan trọng nhất là Hoa Kỳ và EU đều lần lượt giảm 24.9% và 9.8% so với cùng kỳ 2022.

Nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh bởi Cầu thị trường không cải thiện, các doanh nghiệp tiếp tục “đói” đơn hàng và nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm. Ghi nhận nhập khẩu từ các thị trường chủ lực như Trung Quốc giảm 17%; Hàn Quốc giảm 24.6%; ASEAN giảm 15.9%; Nhật Bản giảm 14.1%; EU giảm 5.4% và Hoa Kỳ giảm 6.6% so với cùng kỳ 2022. Điều này cho thấy tình hình ảm đạm của khối doanh nghiệp sản xuất sẽ còn kéo dài bởi đã hết quí III nhưng các phân xưởng chưa có kế hoạch sản xuất đơn hàng mới phục vụ nhu cầu cuối năm như mọi khi.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 xuống còn 4.7% vào đầu Tháng Tám vừa qua – một con số thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6.5%. Trong khi đó, lạm phát có thể vượt mức 4.5%.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thừa nhận Việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn năm năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn.

Thời hạn hoãn nợ trái phiếu đến hết Tháng Tám 2023 đã hết. Các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phát hành trái phiếu trong thời gian vừa qua thực chất là để tiếp tục vay và đảo nợ. Nền kinh tế không hấp thu được vốn giống như một bệnh nhân không còn phản xạ nuốt và tiêu hóa bình thường, hoàn toàn phụ thuộc vào ống truyền dịch. Điều này cho thấy sự thất bại trong chính sách tài khóa và tiền tệ dù giới chức Việt Nam luôn khẳng định các chính sách đã phát huy hiệu quả và “đảm bảo cơ cấu lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá…

Loay hoay , Viễn cảnh các doanh nghiệp Hoa Kỳ mang đến hàng chục tỷ đôla đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo vẫn còn ở thì tương lai. Và tất nhiên, “không có bữa trưa nào miễn phí”. Với hạ tầng kỹ thuật hiện tại, ngay cả việc cấp điện đủ cho các nhà máy như Foxconn hoạt động bình thường vẫn là một thách thức.

Trong khi đó, Việt Nam cần hàng thập niên nữa mới có thể đào tạo được lực lượng lao động chất lượng cao đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong một lĩnh vực còn rất mới mẻ như công nghệ bán dẫn. Việt Nam có những ưu thế đáng kể như nguồn đất hiếm có tầm chiến lược ở mỏ Núi Pháo và chi phí nhân công thấp so với Trung Quốc, nhưng chừng đó không thể đảm bảo điều kiện cần và đủ cho việc xây dựng một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu triển khai lĩnh vực vi mạch bán dẫn Việt Nam tầm nhìn 2045” do Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) tổ chức mới đây cho biết, chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn trên thế giới có thể được chia thành bốn nhóm: thiết kế vi mạch, sản xuất vi mạch, đóng gói-kiểm tra vi mạch và chế tạo thiết bị; trong đó, Việt Nam chỉ có thể tham gia phần thiết kế (tổng doanh thu toàn cầu lĩnh vực năm 2022 đạt khoảng $215 tỉ).

Và ngay cả ở lĩnh vực này, Việt Nam cũng rất yếu. Tờ VnEconomy cho biết, cộng đồng vi mạch cả nước có hơn 40 công ty, doanh nghiệp về thiết kế vi mạch và hơn 5,000 kỹ sư, chuyên gia về thiết kế vi mạch. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HSIA, nhận định rằng ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đang đối mặt với thách thức rất lớn là “thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng”.

Trước thực trạng này,  có biện pháp gì? Công bằng mà nói, Việt Nam cũng thực hiện một số giải pháp nhưng tạm gọi là chắp vá thiếu căn cơ , như giảm thuế VAT xuống còn 8% nhưng cơ quan thuế trì hoãn việc hoàn trả VAT cho doanh nghiệp; giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp khó khăn (nhưng cộng đồng doanh nghiệp thì nói họ bị phong tỏa tài khoản và truy thu dù có đơn xin chậm đóng). Các chính sách tiền tệ và tài khóa không có nhiều tác động tích cực trong bối cảnh doanh nghiệp tiếp tục phá sản hàng loạt.

Nguồn thu của các địa phương sụt giảm khiến cho lãnh đạo các cấp từ huyện cho tới tỉnh thành, bộ ngành các cấp phải nghĩ ra đủ chiêu trò để tăng thu.

Các qui định mới về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khiến doanh nghiệp đang than trời. Suốt một tháng qua, hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh xe hơi, xe máy cũ và cả người dân đã bày tỏ bức xúc trước vô số bất cập về những qui định và giấy phép con liên quan tới “định danh xe”. Với mức phí qui định 135,000 đồng/giấy phép thì việc cấp đổi lại 22 triệu giấy phép theo mẫu mới, sơ sơ Bộ Công an thu về 2,970 tỷ đồng. Mà không hiểu tại sao với kho dữ liệu có sẵn của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Quản lý Đường bộ mà chi phí để in ra một miếng nhựa lại thu của dân đến 135,000 đồng?

Hụt thu ngân sách, Việt Nam xoay sở kiếm tiền như thế nào?

Đó là làm thế nào bù đắp khoản ngân sách hụt thu khi “tất cả các dòng sông đều cạn”. Đối với thành phố Hcm, tâm điểm của làn sóng doanh nghiệp phá sản từ suốt 2021 tới nay, áp lực đó càng nghẹt thở, khi không thể đào đâu ra cho đủ khoản phải thu tương đương khoảng $20 tỷ và nộp về 80% cho trung ương. Không chỉ Tphcm, 54 địa phương khác cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu thay thế khi bất động sản và chứng khoán giảm m https://tri-luat.com/@admin/tiny_mce/themes/advanced/img/trans.gif ạnh. Tám qua, Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách ước đạt 88.1 ngàn tỷ, bằng 5.4% dự toán và chỉ bằng 59.5% mức thu bình quân của bảy tháng đầu năm, giảm khoảng 60 ngàn tỷ đồng. Điều đáng lo lắng là chỉ ghi nhận 9/63 tỉnh thành có tăng trưởng thu so với cùng kỳ năm 2022, còn lại 54 địa phương đều thu thấp hơn so với năm trước. Tổng cục Thuế đang lo ngại trước xu hướng giảm thu ngân sách. Phó tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết:

Nếu loại trừ số thu phát sinh đột biến thì từ Tháng Giêng đến nay, số thu ngân sách do ngành thuế quản lý giảm. Nếu như Tháng Giêng 2023, số thu đạt 94 nghìn tỷ đồng thì đến Tháng Hai 2023 chỉ còn 75 nghìn tỷ đồng”.

Thường thì thu ngân sách sẽ tăng vào những tháng cuối năm nhưng thống kê đã không ghi nhận điều đó vào tháng cuối cùng của quí III khi các chỉ dấu về nền kinh tế đang xấu đi.

Có ba nhóm thu không đạt là: Thuế bảo vệ môi trường ước tính đạt 37.2% dự toán, giảm 32.3% so cùng kỳ; các loại phí, lệ phí ước tính đạt 63.4% dự toán, giảm 12.2% so với cùng kỳ; các khoản thu về nhà, đất ước tính đạt 45.6% dự toán, giảm 54.2%.

Mặc dù giá dầu tăng nhưng sản lượng khai thác giảm nhanh bởi trữ lượng ở những mỏ chủ lực cũ như Bạch Hổ đang gần cạn kiệt trong khi các mỏ mới thì chưa khai thác được bởi nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu hụt vốn đầu tư và sự can thiệp chính trị của Bắc Kinh. Thu từ dầu thô Tháng Tám 2023 ước đạt 4.4 nghìn tỷ đồng, bằng 10.5% dự toán. Lũy kế tám tháng thu từ dầu thô ước đạt khoảng 39.7 nghìn tỷ đồng, giảm 25.1% so với cùng kỳ năm 2022

 

Những phác thảo ban đầu về kinh tế - xã hội năm 2024 đã được hé lộ. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đặt mục tiêu như thế nào trong năm tới là phù hợp nhất?

Kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế đang ngày càng lớn dần. Ảnh: Đức Thanh

Ba kịch bản

Dù tăng trưởng GDP năm 2023 vẫn chưa thể sớm dự báo một cách chính xác, bởi những yếu tố bất định của kinh tế thế giới còn rất lớn, song những phác thảo ban đầu về kinh tế - xã hội năm 2024 đã được hé lộ.

Vẫn có 15 chỉ tiêu như Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, song có lẽ, mục tiêu tăng trưởng GDP sẽ là một trong những mục tiêu được quan tâm nhiều nhất. Điều này là dễ hiểu khi 3 năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, kinh tế - xã hội Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, còn năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trên các lĩnh vực, nhằm đạt mức cao nhất các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dựa trên cả mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, cùng với phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2023, đã dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024.

Cụ thể, với kịch bản 1, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng GDP 6%. Con số này được đưa ra dựa trên giả định rằng, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 vẫn ở mức khiêm tốn; khả năng phục hồi của thương mại và đầu tư toàn cầu còn nhiều thách thức. Trong khi đó, ở trong nước, các động lực tăng trưởng dự kiến phục hồi không đồng đều. Dịch vụ và thị trường trong nước có thể tăng trưởng khá, nhưng xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo chưa thể có chuyển biến mạnh, do phụ thuộc vào thị trường thế giới.

Khi kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, bất lợi, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi, thì mục tiêu tăng trưởng 6% là hợp lý.Trong khi đó, với kịch bản 2, mục tiêu tăng trưởng dự kiến là 6,5%. Tuy nhiên, đi kèm với đó là dự báo bối cảnh thế giới, khu vực có thể phục hồi nhanh hơn dự báo của các tổ chức quốc tế; nhu cầu của các thị trường đối tác lớn phục hồi; thương mại và đầu tư toàn cầu có thể tăng trưởng khá.

Còn trong nước, khu vực dịch vụ và thị trường tiêu dùng nội địa tăng trưởng tích cực; sản xuất - kinh doanh phục hồi, xuất khẩu, đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá…

Còn kịch bản 3, dựa trên dự báo rằng, bối cảnh tình hình thế giới, trong nước biến động nhanh, khó lường, rất khó dự báo, mục tiêu dự kiến là tăng trưởng 6 - 6,5%.

Đưa ra 3 kịch bản khác nhau, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét, cho ý kiến và lựa chọn kịch bản 3. Kịch bản này được cho là sẽ đáp ứng yêu cầu xây dựng các cân đối kinh tế phù hợp, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025. 

Kỳ vọng sự phục hồi

Dù những kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế đang ngày càng lớn dần, song thực tế, khó khăn, thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn. Đó là một trong những lý do khiến các tổ chức, các chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước còn khá dè dặt khi dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, cũng như năm tới.

Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế đã được thực tế và khoa học chứng minh có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 0,05 - 0,27 điểm phần trăm mỗi năm vào tăng trưởng GDP, tùy theo quy mô và chất lượng hoàn thiện thể chế.- Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hồi trung tuần tháng 7/2023 đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8% và năm 2024 từ 6,8% xuống còn 6,2%. Ít ngày nữa, vào cuối tháng 9 này, ADB sẽ công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Có thể, ADB sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh, nhưng nhìn vào các diễn biến kinh tế gần đây, cũng chưa thể kỳ vọng những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi đầu tháng 8/2023 dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 4,7% trong năm sau, sau đó sẽ phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy có chững lại, nhưng cầu trong nước được WB cho rằng, vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2024.

“Chính sách tài khóa, các khoản hỗ trợ tổng cầu thông qua thúc đẩy đầu tư công hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói.

Còn TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, khi chuẩn bị tài liệu gửi tới Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, dự kiến tổ chức trong tuần tới, dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6% trong năm 2024 và 6,5% trong năm 2025.

Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn. Các động lực tăng trưởng mới được ông nhắc tới là từ xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; từ nâng cao năng suất lao động và năng suất tổng hợp TFP; từ khu vực kinh tế tư nhân; từ hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế; phát triển kinh tế xanh…

Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập một loạt yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo tích cực hơn. Chẳng hạn, các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 có độ trễ, sẽ tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề nội tại được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Việc một số công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, tác động lan tỏa lớn đưa vào khai thác cũng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Chưa kể, việc các quy hoạch được ban hành, triển khai hiệu quả cũng sẽ góp phần quan trọng mở ra không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh ấy, có thể kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế trong năm 2024 - năm tăng tốc để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Hà Nguyễn - Theo Báo Đầu Tư

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness