TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 83
  • Hôm nay: 1026
  • Tháng: 7765
  • Tổng truy cập: 5141084
Chi tiết bài viết

Chuyên gia Washington Post: “Dấu tay Trung Quốc có ở khắp mọi nơi”

Ngày 09/1, David Ignatius của tờ Washington Post đã công bố bài bình luận tựa đề “Dấu tay của Trung Quốc có ở khắp mọi nơi”. Trong bài báo, lần đầu tiên Ignatius đề cập đến Chiến lược An ninh Quốc gia mà chính quyền Trump đã công bố hồi tháng trước, trong đó vạch ra bước tiến mới trong hành động ứng phó với ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các trường Đại học Mỹ, các tổ chức tư vấn, phim ảnh và truyền thông.

Quảng cáo của Trung Quốc tại Quảng trường Thời Đại (Times Square).

Qua bài viết, Ignatius nhắc đến quan điểm của giới quan chức Mỹ cho biết, cuộc điều tra của Quốc hội và FBI về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 sẽ không ảnh hưởng đến việc tăng cường hành động ứng phó với Trung Quốc. Vì sự giàu có và quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc, các hoạt động của Chính phủ Trung Quốc thực hiện quá dễ dàng, có thể gây những tác động bất lợi dài hạn đối với Mỹ.

Ignatius nhắc đến một nhóm nghiên cứu của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Council) đang hỗ trợ Chính phủ Mỹ nghiên cứu “hành động âm thầm gây ảnh hưởng đi ra ngoài khuôn khổ gián điệp truyền thống”của Trung Quốc. Một quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ cho biết, nguyên tắc cơ bản đã được chỉ ra trong hồ sơ chiến lược 55 trang này, theo đó “đối thủ cạnh tranh của Mỹ (Chính phủ Trung Quốc) sử dụng thông tin làm vũ khí để tấn công vào chế độ và hệ giá trị của xã hội tự do, đồng thời cản trở người dân của họ tiếp cận thông tin bên ngoài.”

Trong hành động nhắm vào Chính phủ Trung Quốc, giúp các học giả, chuyên gia và phóng viên của Mỹ ứng phó với áp lực từ Bắc Kinh, và cho công chúng cảnh giác đối với hành vi của Bắc Kinh, Chính phủ Mỹ đã đi vào ranh giới tế nhị giữa hai đối tượng này. Các quan chức Mỹ cho biết, họ hy vọng tránh được sự cuồng loạn (hysteria) của những năm 1950, đồng thời cũng giúp Mỹ chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc. Mối đe dọa này chưa từng có ở Nga: giàu có, tự tin và lôi cuốn.

Bài viết nhắc đến một quan chức chính quyền Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Ba rằng: “Mục tiêu không phải là quyền lực mềm của Trung Quốc, chúng tôi hoan nghênh trao đổi hợp pháp tư tưởng giữa người với người. Điều chúng tôi muốn nói là hoạt động bí mật và theo kiểu cưỡng ép, để ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử, quan chức, chính sách, quyết định của công ty và ý kiến công chúng của Mỹ.”

Kurt Campbell, người từng làm giám sát chính sách khu vực châu Á thời chính quyền cựu Tổng thống Obama, hiện đang điều hành một nhóm tư vấn châu Á, đã chỉ ra: “Điều tra về ảnh hưởng của Trung Quốc do Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) lãnh đạo, nếu thực hiện lặng lẽ thì sẽ có hiệu quả. Chúng tôi chủ yếu quan tâm đến ảnh hưởng của Nga tại Mỹ, nhưng ở Mỹ những người Trung Quốc có một chương trình nghị sự tinh vi và phức tạp hơn.”

Chất xúc tác cho thăm dò của chính quyền Trump là một cuộc khảo sát tại Úc, theo đó các nhà lãnh đạo an ninh Úc tuyên bố rằng sự can thiệp nước ngoài “chưa từng có” có thể làm nguy hại đối với chủ quyền của Úc. Vào tháng 12, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã đề xuất các biện pháp kiểm soát mới.

Sau đó Ignatius đã trích dẫn các ví dụ do các quan chức Chính phủ Trump cung cấp để cho thấy Mỹ đang bị áp lực bởi Chính phủ Trung Quốc như thế nào:

Thứ nhất, các trường Đại học Mỹ đã tiếp nhận hơn 350.000 sinh viên Trung Quốc, chiếm gần 1/3 số sinh viên nước ngoài trên toàn nước Mỹ. Bắc Kinh khuyến khích sinh viên quốc tế tham gia các chi nhánh của Hội Hữu nghị Sinh viên Trung Quốc (CSSA) tại địa phương. Một số sinh viên bị gạt ra bên lề. Một quan chức cấp cao dẫn trường hợp một sinh viên Trung Quốc thuộc một gia đình bất đồng chính kiến, theo đó sinh viên này đã bị một người bạn cảnh cáo không nên tiết lộ thông tin cá nhân, vì sẽ bị báo tin cho tình báo Trung Quốc.

Du học sinh và các quan chức Đại học đối đầu với Bắc Kinh có thể phải trả giá. Năm ngoái, một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Maryland bị các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc làm nhục và buộc phải xin lỗi vì bài phát biểu ca ngợi tự do ngôn luận của mình.

Thứ hai, giới chuyên gia mong muốn nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng các quỹ hỗ trợ nghiên cứu thường đến từ những nhà điều hành kinh doanh có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh. Điều này có thể dẫn đến thiên kiến thân thiện với Trung Quốc. Trong một cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo các tổ chức tư vấn, quan chức cấp cao này cho biết, ông nhấn mạnh: “Các chuyên gia tư vấn cần phải làm sáng tỏ hơn nữa trong lĩnh vực này. Ánh sáng mặt trời là thuốc sát trùng tốt nhất”.

Thứ ba, các xưởng phim của Hollywood phải đối mặt với thách thức tế nhị là nơi bán vé ở Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với họ. Doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tỷ USD Mỹ trong năm 2010 lên 8,6 tỷ USD Mỹ vào năm ngoái, chỉ đứng sau doanh thu phòng vé của Mỹ. Không còn nghi ngờ gì, các hãng phim Mỹ cũng lo lắng mạo phạm tình cảm của quan chức Trung Quốc.

Thứ tư, các cơ quan báo chí cũng chịu áp lực tương tự. Chính phủ Trung Quốc có thể hạn chế thị thực hoặc giấy phép xuất bản đối với các nhà báo bị họ cho là quá cứng rắn. Năm 2012, khi Bloomberg News tiết lộ sự giàu có của một gia đình lãnh đạo chính trị Trung Quốc, Bắc Kinh đã trừng phạt Bloomberg ở Trung Quốc.

Ignatius nhận định: “Vẻ ngoài hiện đại lấp lánh của Trung Quốc thường làm nhiều người tưởng rằng quốc gia này cũng giống các nước phương Tây khác. Cựu chuyên gia phân tích Peter Mattis của Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) cho biết, sự thật không phải thế. Matisse hiện đang nghiên cứu ảnh hưởng của Trung Quốc tại Quỹ Jamestown. Khi các nhà lãnh đạo tư tưởng của Mỹ giao lưu với đại biểu của Trung Quốc, Matisse nói rằng đây không phải là con đường giao lưu tự do mà là mạch điện điều khiển.”

Khi kết luận bài báo, Ignatius cho rằng Mỹ chưa bao giờ gặp một đối thủ như Chính phủ Trung Quốc, đáng kể nhất là tiền vốn của họ là thách thức lớn đối với những giá trị dân chủ. Ông cảnh báo, Mỹ cần một “tiếng chuông đánh thức”.

David Ignatius là nhà bình luận về ngoại giao của Washington Post, tham gia Washington Post năm 1986, trở thành biên tập viên chuyên mục ngoại giao của tòa soạn vào năm 1990, và bắt đầu viết cho chuyên mục vào năm 1998. Ignatius học Lý thuyết Chính trị tại Đại học Harvard (Mỹ) và Kinh tế học tại Đại học King’s ở Cambridge (Anh).

Phong Vân

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness