TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 358
  • Tháng: 7097
  • Tổng truy cập: 5140416
Chi tiết bài viết

Chuyển nợ xấu thành dòng tiền thực: hành trình dài phía trước

Trình bày trước Quốc hội khóa XIV trong kỳ họp thứ 3 vừa diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết tính đến ngày 31-12-2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD) là trên 150.000 tỉ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỉ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ. Như vậy, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỉ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ.

Tổng nợ xấu hiện nay là 10,08% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế,

tương đương với khoảng 600.000 tỉ đồng. Ảnh: Thành Hoa

Tuy nhiên, cũng theo Thống đốc NHNN, nếu tính cả những khoản cho vay đang có nguy cơ cao trở thành nợ xấu do đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì tổng nợ xấu hiện nay là 10,08% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, tương đương với khoảng 600.000 tỉ đồng hay bằng 15% GDP của năm 2016 khi tính theo giá hiện hành.

Phá băng nợ xấu để tạo động lực cho tăng trưởng

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì có lẽ chưa bao giờ một nghị quyết của Quốc hội lại được chuẩn bị và xây dựng trong một thời gian ngắn như Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, vừa được thông qua ngày 21-6-2017. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cũng không phải ngẫu nhiên mà NHNN cũng như Chính phủ quyết tâm chạy đua với thời gian để trình Quốc hội thông qua nghị quyết này ngay trong kỳ họp thứ 3. Tổng thời gian từ khi chuẩn bị cho đến khi được Quốc hội thông qua có lẽ chỉ chưa đầy ba tháng, bắt đầu từ thời điểm mà số liệu về tăng trưởng GDP trong quí 1-2017 được công bố chỉ ở mức 5,1%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng ba năm gần đây và đe dọa nghiêm trọng đến mục tiêu 6,7% của cả năm 2017. Theo Chính phủ, nếu xử lý được nợ xấu sẽ góp phần tạo động lực cho kinh tế tăng trưởng nhanh trở lại.

Nghị quyết xử lý nợ xấu chưa đóng góp nhiều vào việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong năm 2017, mà nó là tiền đề, là dư địa cho những năm tiếp theo.

Cũng không khó để có thể giải thích nhận định trên, bởi lẽ trên bảng cân đối tài sản, trong khi các TCTD đang nắm giữ 600.000 tỉ đồng giá trị của các loại tài sản không có khả năng sinh lời thì họ lại vẫn đang phải gồng mình trả lãi cho người gửi tiền. Ước tính đơn giản, nếu lãi suất tiền gửi bình quân của toàn hệ thống chỉ ở mức 5,5%/năm thì hàng năm các TCTD đã phải trả tới 33.000 tỉ đồng chi phí tiền gửi. Đó là chưa kể đến hàng loạt các chi phí hoạt động khác để quản lý 600.000 tỉ đồng trị giá của các tài sản không sinh lời này. Đây chính là yếu tố lớn nhất cản trở các TCTD hạ lãi suất cho vay ra nền kinh tế mặc dù lạm phát đã được kiểm soát ở mức rất thấp từ năm 2015 đến nay. Và đây cũng là yếu tố cản trở sự liên thông về mặt lãi suất giữa thị trường 1 và 2 như đã được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra trong thời gian qua. Chi phí vay vốn ở mức cao sẽ là rào cản động lực mở rộng quy mô cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cả nền kinh tế.

Xử lý nợ xấu là một hành trình dài

Theo quy định hiện hành, để xử lý tài sản bảo đảm của một khoản nợ xấu, thời gian có thể kéo dài từ một đến ba năm tùy thuộc vào thiện chí của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, với những quy định mới tại Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, thì có lẽ thời gian sẽ chỉ còn được tính bằng tháng, nhờ vào hai quy định mới và có tính đột phá, mang lại sự chủ động cao cho các TCTD và các tổ chức xử lý nợ xấu. Thứ nhất, các TCTD, tổ chức xử lý nợ xấu sẽ được phép bán tài sản bảo đảm với giá cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của của khoản vay. Thứ hai, cho phép áp dụng các thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại tòa án.

Mặc dù vậy, theo quan điểm của cá nhân người viết thì nghị quyết này sẽ chưa đóng góp nhiều vào việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong năm 2017, mà nó là tiền đề, là dư địa cho những năm tiếp theo. Bởi lẽ, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 15-8-2017, thời điểm mà chỉ còn hơn bốn tháng là kết thúc năm tài chính 2017. Trong khi đó, để triển khai nghị quyết vào thực tế là cả một hành trình dài, do nó liên quan đến nhiều bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao... Sẽ cần một khoảng thời gian dài để các cơ quan này ngồi lại với nhau và đưa ra được những quy định chi tiết, mang tính chất liên ngành. Do vậy, sẽ rất khó để kỳ vọng vào một sự đột phá trong việc xử lý nợ xấu theo quy định mới trong những tháng còn lại của năm 2017.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness