TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 61
  • Hôm nay: 976
  • Tháng: 7715
  • Tổng truy cập: 5141034
Chi tiết bài viết

Con đường chính trị của ông Đinh La Thăng: Từ một “ngôi sao chính khách” đến kẻ "tội đồ"

Trước khi bị kỷ luật, ông Đinh La Thăng được xem như một “ngôi sao chính khách” khi lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Chiều 8/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường, thông qua hai nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.

Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10/9/1960, quê quán tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) và có bằng tiến sĩ Kinh tế học vào năm 1996.

Sự nghiệp của ông Đinh La Thăng bắt đầu từ năm 1983 với vị trí kế toán viên Công ty Cung ứng Vật tư (thuộc Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà). Sau đó ông lên chức Kế toán trưởng, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên của Công ty.

Từ năm 1989 đến năm 1994, ông giữ chức Kế toán trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ kiêm Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, đồng thời là Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.

Từ năm 1995 đến năm 2001, ông Đinh La Thăng là Phó tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà.

Đến năm 2003, ông tiếp tục lên chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà, đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Đồng thời giữ các chức vụ: Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam

Trong 2 năm (2003 — 2005), ông Thăng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên — Huế, đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông cũng tiếp tục là đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tháng 12/2008, ông Thăng chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ông Đinh La Thăng nắm quyền tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đến năm 2011 thì được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông giữ chức vụ này đến năm 2016 thì được bầu vào Bộ Chính trị, đảm nhiệm cương vị Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Tháng 5/2017, do phát hiện các sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia giai đoạn 2009 — 2011, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90%.

Với án kỷ luật này, ông Đinh La Thăng cũng mất luôn chức Bí thư Thành ủy TP. HCM và được điều về làm Phó ban Kinh tế Trung ương.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy: Ông Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông Đinh La Thăng giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 — 2011, ông Đinh La Thăng đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông Đinh La Thăng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

"Vi phạm rất nghiêm trọng"

Theo kết luận, trên cương vị ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011, ông Thăng đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan.

Cụ thể, Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2015 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên; 

Không kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm vẫn được Tập đoàn điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, có trường hợp điều động, bổ nhiệm chức vụ cao hơn; để nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị khai trừ ra khỏi Đảng và xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn.

Chấp hành không nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm điểm trách nhiệm để Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thua lỗ nghiêm trọng.

Thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Đảng ủy Tập đoàn ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU, ngày 17-8-2009 có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.

Để Hội đồng Thành viên ban hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các dự án đầu tư dẫn đến Hội đồng Thành viên và một số đơn vị thành viên có vi phạm rất nghiêm trọng, để mất vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng; trong đó góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) mất 800 tỷ đồng.

Để Hội đồng thành viên ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN, ngày 16-5-2011 góp vốn đầu tư vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho Tập đoàn.

Nhiều khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, tiềm ẩn rủi ro khó thu hồi vốn đầu tư với tổng số tiền rất lớn.

"Trách nhiệm người đứng đầu"

Trong đó, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009-2011.

Chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17-3-2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;

Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18-9-2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn và Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi Hội đồng quản trị  Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.

Chịu trách nhiệm trong việc Hội đồng thành viên ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.

Chịu trách nhiệm trong việc Hội đồng Thành viên ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; 

Một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có D ự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).

Nguồn: VNF, Tuổi Trẻ

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness