TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 18
  • Hôm nay: 120
  • Tháng: 10569
  • Tổng truy cập: 5143888
Chi tiết bài viết

Con đường “xuống mồ” của điện thoại thông minh sẽ như thế nào?

Một ngày nào đó, không phải là quá sớm nhưng sẽ vẫn sớm hơn bạn nghĩ, tất cả điện thoại thông minh sẽ biến mất, giống như điều từng xảy ra với máy nhắn tin và máy fax.

Con đường “xuống mồ” của điện thoại thông minh sẽ như thế nào?
Có lẽ phải một thập kỷ nữa mới có một thiết bị nào đó ra đời và làm biến đổi hoàn toàn khái niệm điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, nền tảng cho sự sụp đổ của điện thoại thông minh đang được Elon Musk, Microsoft, Facebook, Amazon và rất nhiều các công ty mới khởi nghiệp dần dần xây đắp nên.

Và khi điện thoại thông minh chết thì mọi thứ sẽ trở nên thực sự kỳ quặc. Mọi thứ ở đây không chỉ là về sản phẩm mà còn là về cách chúng ta sống hàng ngày.

Dưới đây là một cái nhìn ngắn gọn về những bước đi từ từ nhưng không ngừng nghỉ của smartphone để “xuống mồ” và một thế giới hậu smartphone sẽ được hình thành như thế nào.

Ngắn hạn

Mọi người đều nghĩ đến iPhone và những chiếc điện thoại thông minh lấy cảm hứng từ thiết bị này như những sản phẩm mang tính cách mạng. Chúng đủ nhỏ để mang theo mọi nơi, đủ mạnh để xử lý lượng lớn các công việc hàng ngày, kèm theo đầy đủ các tính năng kết hợp như máy ảnh, cảm biến GPS và là nền tảng khởi chạy những ứng dụng như Snapchat hay Uber.

Nhưng hãy xem xét smartphone từ góc nhìn khác. Máy tính để bàn và máy tính xách tay được tạo thành từ sự kết hợp giữa chuột, bàn phím và màn hình. Điện thoại thông minh đã lấy mô hình đó, thu nhỏ nó lại và nhận thông tin đầu vào từ những thao tác cảm ứng.

Con duong 'xuong mo' cua dien thoai thong minh se nhu the nao? - Anh 2
Samsung Galaxy S8

Thử lấy Samsung Galaxy S8, smartphone mới công bố trong tuần này làm ví dụ. Máy sở hữu màn hình tuyệt vời gần như không có viền và cấu hình mạnh mẽ. Thế nhưng đó chỉ là một sự “tinh chỉnh” ấn tượng chứ không phải là một cuộc cách mạng.

Tuy nhiên, Galaxy S8 với Bixby, trợ lý ảo mới của Samsung, hứa hẹn một ngày nào đó sẽ cho phép bạn kiểm soát mọi tính năng và ứng dụng bằng giọng nói của mình. Sản phẩm này được tặng kèm với một phiên bản mới của Gear VR do Samsung và Oculus Facebook đồng phát triển.

Chiếc iPhone thế hệ kế tiếp cũng được cho là sẽ trang bị các tính năng nâng cấp cho trợ lý ảo Siri và thực tế tăng cường.

Và khi các thiết bị như Amazon Echo, Sony PlayStation VR và Apple Watch tiếp tục có được thành công dù còn hạn chế thì trong tương lai sẽ có nhiều công ty công nghệ từ lớn tới nhỏ tham gia vào những canh bạc lớn hơn và thử nghiệm nhiều tính năng hơn khi xu hướng thay đổi giao diện máy tính xuất hiện.

Trung hạn

Con duong 'xuong mo' cua dien thoai thong minh se nhu the nao? - Anh 3
Apple AirPod đưa trợ lý ảo Siri vào đôi tai của bạn

Trong trung hạn, tất cả các công nghệ đã, đang và sắp được thử nghiệm sẽ bắt đầu hình thành một sản phẩm nào đó vừa quen thuộc nhưng lại vừa kỳ quái. Microsoft, Facebook, Google và Magic Leap với sự hỗ trợ của Google đều đang phát triển các loại thiết bị thực tế tăng cường độc lập, có khả năng chiếu hình ảnh mô phỏng 3D chi tiết trực tiếp vào mắt bạn. Ngay cả Apple cũng được cho là đang phát triển công nghệ tương tự.

Người phụ trách mảng Hololens của Microsoft, Alex Kipman, gần đây đã nói với Business Insider rằng thực tế tăng cường có thể thay thế điện thoại thông minh, TV và bất cứ thiết bị nào có màn hình. Bạn sẽ không phải mang theo nhiều thiết bị trong túi hoặc lắp đặt nhiều thiết bị trong phòng giải trí tại nhà của bạn nếu tất cả các cuộc gọi, cuộc trò chuyện, phim ảnh và trò chơi đều được chiếu trực tiếp vào mắt và hiện ra ngay xung quanh bạn.

Trong khi đó, các thiết bị như Amazon Echo hay AirPod của Apple ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới hiện tại. Các hệ thống sử dụng trí thông minh nhân tạo như Siri của Apple, Alexa của Amazon, Bixby của Samsung và Microsoft Cortana của Microsoft thì ngày một thông minh hơn, khiến bạn không chỉ nói chuyện với máy tính mà máy tính còn biết nói chuyện lại với bạn.

Nói cách khác, máy tính sẽ đánh cắp các giác quan của bạn, mọi thứ bạn nhìn và nghe sẽ đều thông qua công nghệ làm trung gian. Điều đó hơi đáng sợ. Hãy thử nghĩ về một thế giới nơi Facebook không chỉ kiểm soát những gì bạn đọc trên điện thoại của bạn mà còn cả những gì bạn thấy trong thế giới thực.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ lớn cũng hứa hẹn rằng thế giới tương lai sẽ là nơi cuộc sống thực và công nghệ hòa quyện hơn, mà cụ thể là một thế giới nơi sự phiền nhiễu công nghệ ít hơn và cân bằng hơn.

Tương lai thực sự điên rồ

Trong vòng một thập kỷ nữa, những công nghệ bạn mua để thay thế smartphone vẫn sẽ là những sản phẩm, có thể là một cặp kính. Những thứ tiên tiến nhất, điên rồ nhất và khó đoán nhất thì phải đợi thêm vài thập kỷ nữa mới xuất hiện.

Vừa tuần trước, Elon Musk đã thành lập một công ty mới mang tên Neuralink với tham vọng kết nối máy tính vào não bộ con người thông qua các “ren thần kinh”. Đây là một bước tiến nữa hướng tới một tương lai nơi con người và máy tính hòa quện vào nhau.

Nếu thành công, đây là sự kết thúc hoàn toàn của điện thoại thông minh. Nếu smartphone cho phép chúng ta truy cập thông tin và công nghệ thực tế ảo tăng cường giúp những thông tin đó hiển thị ngay trước mắt khi chúng ta cần, thời gian là tất cả những gì cần thiết để đưa chúng vào não người.

Tuy nhiên, sự kết hợp con người với máy móc là điều đáng sợ với cả các nhà văn chuyên viết về khoa học viễn tưởng, và cả những chuyên gia công nghệ hay nhà triết học. Ý tưởng này cũng quá mới, khiến không ai có thể hình dung nó sẽ như thế nào trong cuộc sống.

Vì thế, nếu điện thoại thông minh bị khai tử, con người ta sẽ có một loại máy móc khác thay thế với tính ưu việt hơn. Song chúng chỉ có thể mang lại cho con người cách tiếp cận kho tàng trí tuệ của nhân loại. Để tiến xa hơn, con người phải tăng cường trí tuệ của chính mình và đây vẫn sẽ là mục tiêu cuối cùng.

Theo ICTNews

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness