TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 58
  • Hôm nay: 628
  • Tháng: 7367
  • Tổng truy cập: 5140686
Chi tiết bài viết

CQ An ninh điều tra 9 dự án và việc mua bán 31 nhà công sản ở Đà Nẵng

Từ năm 2001 đến nay, Đà Nẵng đã sai phạm hàng loạt trong lĩnh vực đất đai, gây thất thu hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời gây ra xáo trộn công tác quản lý đất đai. Trong lĩnh vực quản lý đất công, địa phương này cũng có nhiều sự buông lỏng, bán sai nguyên tắc gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Bán đảo Sơn Trà bị cày tan nát, và đang được Chính phủ cho thanh tra.

Chiều 20/9, Văn phòng Chính phủ cũng đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Đây là vụ việc gây ra những lùm xùm căng thẳng suốt thời gian qua.

Đồng thời, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng đã được giao nhiệm vụ điều tra những sai phạm về đất công ở Đà Nẵng giai đoạn 2006 đến nay. Được lệnh, cơ quan điều tra đã gửi văn bản cho Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đề nghị hợp tác hỗ trợ công tác điều tra sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại TP. Đà Nẵng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo thông tin từ báo Thanh Niên, cơ quan An ninh điều tra đề nghị ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan thuộc UBND TP như: Văn phòng UBND, Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, cơ quan thuế… phối hợp làm việc với Cơ quan An ninh điều tra và cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan về quy trình, thủ tục hồ sơ xin cấp phép, phê duyệt thực hiện dự án xây dựng, giao nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước cho tổ chức, cá nhân của UBND TP.Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay; Cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến 9 dự án, mua/thuê 31 nhà công sản tại TP.Đà Nẵng. Theo một số thông tin, cùng với văn bản này, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cử tổ công tác vào làm việc với UBND TP.Đà Nẵng.

Thông tin trên báo điện tử VnMedia vào khoảng cuối tháng 4/2017, không chỉ riêng ở lĩnh vực giao đất dự án thiếu minh bạch, trong thời gian qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương bán nhiều khu đất và nhà công sản có vị trí đắc địa cho các cá nhân, doanh nghiệp không qua đấu giá; giảm 10 – 20% giá trị hợp đồng gây thất thoát số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đây không phải là lần đầu mà vấn đề sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được đề cập. Năm 2012, Thanh tra Chính phủ kết luận thanh tra địa phương này có những vi phạm trong lĩnh vực đất đai Kết luận thanh tra cho thấy việc giao đất của UBND TP.Đà Nẵng chủ yếu không thông qua đấu giá và có nhiều sai phạm trong việc quản lý quỹ đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dẫn tới nhiều nhà đầu tư sau khi được giao đất đã không thực hiện đầu tư mà bán cho người khác thu chênh lệch số tiền rất lớn, làm thất thu ngân sách nhà nước khoản tiền 3.434 tỷ đồng. Theo báo VnExxpress tại thời điểm đó, Chủ tịch UBND Đà Nẵng đã ký văn bản khẳng định, không có chuyện thất thoát ngân sách hơn 3.400 tỷ đồng và cho rằng “thời điểm đưa ra kết luận thanh tra là bất thường”, đồng thời yêu cầu cho thanh tra lại. Tuy nhiên lúc đó Thủ tướng đã đồng ý với kết luận thanh tra và giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật.

Đến tháng 3/2017, UBND TP. Đà Nẵng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận thanh tra, cho biết UBND TP. Đà Nẵng chưa điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất đã giao trái quy định cho 627 trường hợp, bao gồm 514 trường hợp là tổ chức và 113 trường hợp là cá nhân, hộ gia đình. Đặc biệt, Đà Nẵng chưa thu hồi về ngân sách TP số tiền 1.468 tỷ đồng do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, không tính đủ tiền chuyển mục đích sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất từ 50 lên 70 năm, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do TP ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất TP trình. Đồng thời chưa thu hồi về ngân sách TP 867 tỉ đồng là số tiền sử dụng đất đã “ưu đãi” trái quy định cho các nhà đầu tư. Đà Nẵng cũng chưa kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra…

Năm 2013 Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố kết luận thanh trong giai đoạn 2003 – 2011. Qua kiểm tra 46 dự án, TTCP phát hiện UBND TP.Đà Nẵng đã giao cho các Ban quản lý dự án và một số công ty thực hiện chức năng quản lý quỹ đất, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà để bán và cho thuê không tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.

Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nhiều sai phạm như: không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác, thu chênh lệch số tiền rất lớn, làm thất thu ngân sách nhà nước.

Trong quá trình xác định giá thu tiền sử dụng đất đối với một số dự án, Hội đồng thẩm định giá đất và UBND TP. Đà Nẵng chưa căn cứ vào quy hoạch mục đích sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, thiếu điều tra, khảo sát khu đất, chưa tính đầy đủ điều kiện hạ tầng và quy hoạch định hướng phát triển trong tương lai, tính không đủ diện tích, không đúng với mục đích sử dụng đất, giảm giá và phê duyệt giá không tuân thủ quy định, thiếu căn cứ, cơ sở… nên đã xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường được quy định tại luật Đất đai năm 2003 và các nghị định của Chính phủ.

Một số dự án xác định giá thấp hơn bảng giá đất TP ban hành hằng năm, một số dự án khác UBND TP quyết định giá thu tiền sử dụng đất thấp hơn giá của Hội đồng thẩm định giá đất TP trình, gây thất thu ngân sách, tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lời bất chính với số tiền lớn. Cụ thể, Liên quan sai phạm đất đai ở Đà Nẵng mà TTCP công bố hồi năm 2013, nhiều nhà đầu tư đã “trúng đậm” trong khi ngân sách nhà nước bị thất thoát.

2 ví dụ cụ thể: Tại khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng, năm 2006 UBND TP chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỷ đồng. Năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng hơn 581 tỷ đồng, hưởng chênh lệch hơn 495 tỷ đồng. Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỷ đồng. Hoặc tại khu đất đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc, năm 2007 TP chuyển nhượng cho Công ty CP xây dựng thương mại Phú Mỹ để xây dựng chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn du lịch nhưng không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên giá theo giá đất sản xuất kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách. Đến năm 2010, doanh nghiệp trên chuyển nhượng cho Công ty CP bất động sản Phương Trang với số tiền 285 tỷ đồng, chênh lệch so với giá TP năm 2007 hơn 220 tỷ đồng; khu đất 29ha thuộc dự án sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá TP quy định, làm lợi cho doanh nghiệp này hơn 570 tỷ đồng…

Như Như (t/h)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness