TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 56
  • Hôm nay: 832
  • Tháng: 7571
  • Tổng truy cập: 5140890
Chi tiết bài viết

Cuộc Khủng Hoảng 2018-2019 đã và đang đến 9.9.2018

Rất nhiều thông tin về khủng khoảng 2019 và chu kỳ khủng khoảng sau 2019 ..  những nội dung dưới đây khá cô động không còn là dự báo dự kiến mà đã và đang xãy ra từng phần, từng nơi từng lúc và có khuynh hướng tích lũy cộng hưởng tạo lốc xoáy đang rõ dần.. Vấn đề là làm sao thấy và tránh lốc xoáy để bảo toàn tài sản,đầu tư. 0906812689

Bong bóng bất động sản Trung Quốc: Ngòi nổ đầu tiên cho cuộc khủng hoảng 2017-2019? (Kỳ 1)

Nguồn: “Bong bóng bất động sản Trung Quốc: Ngòi nổ đầu tiên cho cuộc khủng 2017 – 2019 ?”

Dịch giả: Trương Minh Huy

Tòa nhà cao nhất thế giới đang nằm ở Trung Quốc.

Vào cuối năm 2006 và sau đó là cuối năm 2007, tiến sĩ kinh tế Harvard- Harry Dent, tác giả của cuốn sách “Thương Vụ Để Đời” cảnh báo bong bóng bất động sản đang xuất hiện tại Dubai khi các cần trục xây dựng thế giới đang tập trung tại đây. Quả nhiên, đúng như lời Harry cảnh báo, bong bóng bất động sản ở Dubai đổ vỡ vào năm 2008, ngay khi tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa [*], sắp sửa hoàn tất. Điều này chỉ là sự ngẫu nhiên. Trong thế kỷ qua, ở các thành phố phát triển nhanh, các tòa nhà cao nhất thế giới thường được hoàn tất ngay gần đỉnh của bong bóng kinh tế, chu kỳ bong bóng bất động sản 30 – 40 năm.

[*] Burj Khalifa là khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, nó là một biểu tượng cho sự phồn thịnh của Dubai.

Tòa nhà Chryler, tòa nhà Empire State, và tòa nhà của ngân hàng Manhattan tại số 40 phố Wall được hoàn thiện ngay gần đỉnh thị trường chứng khoán năm 1929.

Tương tự, Tòa Tháp Sears ở Chicago và Tòa Tháp Đôi ở New York được hoàn tất chỉ ngay trước cuộc sụp đổ những năm 1970.

Tòa tháp Petronas ở Kuala Lumpur được hoàn tất vào năm 1997, ngay đúng thời điểm khủng hoảng Đông Á. Và vào năm 2006-2007, Harry đã nói về Burj Khalifa ở Dubai.

Thế phần lớn các cần trục xây dựng trên thế giới ngày nay đang tập trung ở đâu? Bạn đoán ra chứ! Đó là ở Trung Quốc. Thế tòa tháp cao chọc trời lớn nhất thế giới hiện nay đang được xây dựng ở đâu? Bạn lại đoán ra chứ! Đó là ở Trung Quốc.

Không chỉ dừng ở đó, Trung Quốc hiện nay đang ở giai đoạn xây dựng nhiều tòa tháp chọc trời cao nhất thế giới với tốc độ nhanh nhất, như bạn thấy trong hình 1. Nếu các dấu hiệu nhận biết bong bóng bất động sản của tiến sĩ Harry vẫn còn đúng, rõ ràng Trung Quốc đang rơi vào bong bóng bất động.

Hình 1: Các tòa nhà chọc trời đã xây dựng hoàn chỉnh

Bong bóng tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc
 

Nguồn: www.skyscrapernews.com, Barclays Capital

Không những vậy, bong bóng bất động sản của Trung Quốc được tiến sĩ Harry Dent đánh giá là: “Lớn nhất trong lịch sử hiện đại và chưa từng có tiền lệ”. Hình 2 cho thấy định giá bất động sản theo tỷ lệ giá/thu nhập của các thành phố lớn trên thế giới, bao gồm cả quốc gia mới nổi và phát triển.

Hình 2: Tỷ số giá/thu nhập ở các thành phố lớn trên thế giới.
Trung Quốc đang ở mức cao bất thường

Nguồn: Numbeo.com

Hãy nhìn vào hình trên! Bốn trong năm thành phố có mức định giá cao nhất đều ở Trung Quốc. Hồng Kông có tỷ lệ giá/thu nhập gần 37 lần. Bắc Kinh là 33 lần, Thượng Hải gần 27 lần, và Quảng Châu là hơn 25 lần. Tất cả các thành phố trên đều lớn hơn mức định giá của những thành phố tại các quốc gia mới nổi khác như Singapore là 22 lần, hoặc Băng Cốc là 20 lần. Thành phố đắt đỏ nhất phương tây là Luân Đôn cũng chỉ có tỷ lệ giá/thu nhập ở mức 16 lần, tiếp theo là Vancouver với gần 10 lần, Sydney là 9 lần (cao hơn 10 lần là mức tôi chú ý quan sát), và cuối cùng là thành phố San Francisco và Los Angeles chỉ khoảng 8 lần. Tỷ số giá/thu nhập bình quân đối với lĩnh vực nhà ở của Trung Quốc, bao gồm các khu vực nông thôn ít đắt đỏ và các thành phố nhỏ, là khoảng 15.7, vẫn còn cao hơn nhiều so với Luân Đôn.

Harry Dent chỉ ra ba lý do khiến bong bóng bất động sản Trung Quốc là lớn nhất thế giới: (1) Được hỗ trợ bởi chính sách nới lỏng chưa từng có tiền lệ của chính phủ và tỷ lệ tiết kiệm cao; (2) Văn hóa người Trung Quốc chỉ thích sở hữu bất động sản trong khi ít mặt mà với cổ phiếu hay trái phiếu; (3) Nhà đầu tư ở Trung Quốc ít có nơi nào để đầu tư (vì bị kiểm soát chặt) ngoài thị trường bất động sản. Đó là lý do tại sao bong bóng bất động sản Trung Quốc còn phình to hơn cả bong bóng cổ phiếu và chính phủ Trung Quốc luôn tìm mọi cách để tránh cho bong bóng này không bị đổ vỡ.

Dấu hiệu của Bong Bóng Trung Quốc sắp đổ vỡ: Những thành phố ma

Harry nói: “Trong khi các quốc gia trên thế giới in tiền, Trung Quốc đang in ra các căn hộ cao cấp!” Phần điên rồ nhất của câu chuyện này là Trung Quốc đã không làm gì để ngăn chặn bong bóng này. Họ nỗ lực đẩy mạnh chính sách đô thị hóa và quyết tâm di chuyển 250 triệu người từ nông thôn lên các khu vực thành thị, từ bây giờ cho đến năm 2026. Điều đó thực sự điên rồ!

Vào lúc này, khoảng 24% các căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn Trung Quốc là những căn phòng trống không. Đó vẫn chưa phải là điều tệ nhất. Có nhiều thành phố được xây dựng mới trên khắp đất nước Trung Quốc, trong đó có một số thành phố lớn đủ cho 1 triệu dân sinh sống, nhưng hoàn toàn là các khu đô thị ma.

Trung tâm thương mại và khu phức hợp lớn nhất thế giới New Century Global Center được xây dựng ở Thành Đô, gần như trống không. Theo thiết kế ban đầu, đó là công viên bảo tàng và bãi biển xinh đẹp nhưng giờ đây, Trung Quốc phải chuyển nó thành một khu du lịch vì không thể thu hút bất cứ khách thuê nào. Nó giống như Disneyland bị xây dựng quá mức.

Tòa nhà chọc trời Sky City ở Hồ Nam, là tòa nhà cao nhất thế giới với 838 mét (khoảng 202 tầng) được xây dựng trong thời gian ngắn nhất – khoảng 90 ngày – giờ đây chỉ là nơi để câu cá. Hai năm sau khi việc xây dựng bị gián đoạn do lo ngại về vấn đề an toàn xây dựng, toàn bộ diện tích 2.6 hécta của tòa nhà trở thành các bể chứa nước và chủ các căn hộ sử dụng nó để… nuôi cá!

Cuối cùng là Thiên Đô Thành ở Hàng Châu, được thiết kế để trở thành một Paris thu nhỏ, và tất nhiên cũng có tháp Eiffel cao 108 mét ở khu vực trung tâm. Hàng Châu cũng là nơi có các phiên bản thu nhỏ của Thủ Đô Viên (Áo) và các thành phố nổi tiếng khác trên thế giới. Nhưng dự án thất bại hoàn toàn (chính xác thì bị bỏ rơi), và chính quyền cộng sản đi xây dựng một thành phố mới ở Quảng Châu, ngay ở phía nam Hàng Châu.

Khu đô thị Thiên Đô Thành được xây từ năm 2007 nổi tiếng với công trình nhái thành phố Paris của Pháp, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Theo báo chí địa phương, khu vực này giờ đã trở thành “thị trấn ma” vì gần như không có người ở.

Trung Quốc hiện nay có tổng cộng 470 tòa tháp cao chọc trời với chiều cao hơn 151 mét, và 332 tòa tháp khác đang xây dựng cũng như 516 tòa tháp đang được thiết kế nhưng chưa được cấp phép. Trung Quốc đang thực hiện phương châm của bộ phim giả tưởng Field of Dreams: “Hãy cứ xây các toàn nhà, và mọi người sẽ đến”

Sự đổ vỡ bong bóng Bất Động Sản Trung Quốc có lặp lại kịch bản của Nhật Bản những năm 90?

Để tìm ra câu trả lời, bạn phải hiểu cách thức hoạt động của hệ thống tài chính Trung Quốc. Chính quyền trung ương Trung Quốc muốn tăng trưởng thật nhanh. Họ rót tiền xuống các chính quyền địa phương để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Chính quyền trung ương cũng đứng đằng sau các chính quyền và doanh nghiệp địa phương để giúp họ có thể vay nợ nhiều nhất có thể, với chi phí thấp hơn, nhằm tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Các nhà lãnh đạo ở địa phương đã móc nối với những người kinh doanh và buôn bán theo chiều hướng họ mà muốn.

Chính phủ Trung Quốc cũng giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho các ngân hàng và khuyến khích hoạt động đi vay và xây dựng. Nhưng chính vì lãi suất tiền gửi thấp một cách giả tạo (ở mức 3% – thấp hơn cả lạm phát), các cơ quan quản lý đã khiến người tiết kiệm Trung Quốc bắt buộc phải tìm đến các sản phẩm tài chính sinh lợi nhiều hơn. Thêm nữa nguồn vốn chỉ ưu tiên cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước – 97% doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận với các khoản vay ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để hệ thống ngân hàng bóng tối (shadow banking) phát triển mạnh ở khu vực tư nhân ở Trung Quốc, vốn đã tạo ra cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Hoa Kỳ vào năm 2007.

Ngân hàng bóng tối (shadow banks) – đúng như tên gọi của nó hoạt động núp đóng dưới hình thức ngân hàng truyền thống. Thông thường, ngành ngân hàng truyền thống huy động tiền từ người gửi tiền (depositor) hoặc vay từ ngân hàng trung ương để mang đi cho vay và phải chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp.Tiền gửi của người dân được chính phủ bảo lãnh.

Tuy nhiên, tiền có thể được chuyển từ người tiết kiệm sang người đi vay qua nhiều đường không liên quan đến các ngân hàng. Ví dụ, một cá nhân hay doanh nghiệp có thể cho người khác vay trực tiếp. Một doanh nghiệp có thể mượn tiền từ hàng nghìn người tiết kiệm phát hành trái phiếu, hoặc một quỹ hưu trí có thể đổ tiền vào quỹ đầu tư và quỹ này lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tiền.

Shadow banks tạm hiểu là các định chế tài chính phi ngân hàng, phát hành chứng khoán huy động vốn từ người dân, rồi sau đó đem đi cho vay hoặc đầu tư. Shadow banks có thể là các ngân hàng đầu tư, các quỹ phòng vệ, các quỹ thị trường tiền tệ,… Nguồn gốc của tên gọi shadow bank là do các định chế này không chịu sự ràng buộc của các quy định ngân hàng truyền thống, không có người gửi tiền (depositor) thông thường và cũng không thể vay mượn tiền từ ngân hàng trung ương trong trường hợp khẩn cấp.

Các công ty quản lý tài sản lấy tiền từ các nhà đầu tư, và đưa nó vào trong các quỹ cho vay thị trường bất động sản cũng như các dự án cơ sở hạ tầng bằng mức lợi suất cao hơn so với lãi suất khi gửi tiền vào ngân hàng. Hãy nhìn xem lĩnh vực ngân hàng bóng tối của Trung Quốc đã lớn lên nhanh đến như thế nào:

Hình 3: Hệ thống ngân hàng bóng tối ở Trung Quốc 

Sự đầu cơ quá mức nguy hiểm

Nguồn: Credit Suisse, The Brookings Institution

Tổng mức tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng bóng tối hiện nay là 180% GDP và đang tăng trưởng nhanh. Đây là mức quá cao đối với một quốc gia mới nổi. Thực sự, nó còn cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển hàng đầu – có mức thu nhập cao hơn và mức xếp hạng tín nhiệm tốt hơn.

Harry Dent ước tính tổng nợ của Trung Quốc tối thiểu ở mức 295% GDP và đang tăng lên. Khi so sánh với tỷ lệ nợ/GDP ở mức 152% của Brazil, Ấn Độ là 130%, và Nga là 78%, Trung Quốc rõ ràng cao bất thường.

Sự tăng lên trong hoạt động cho vay của ngân hàng bóng tối đồng nghĩa chính phủ Trung Quốc đang mất đi khả năng kiểm soát về cả hệ thống ngân hàng và đầu tư bất động sản. Họ có thể đưa ra các quy định về khoản thanh toán đầu tiên khi mua nhà và các điều khoản tương tự, nhưng nếu hoạt động cho vay đến từ hệ thống ngân hàng bóng tối, người Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đầu cơ và thao túng thị trường bất động sản. Các chính quyền địa phương sẽ không bao giờ ngừng rót vốn vào các dự án xây dựng khi họ đã thiết lập mối quan hệ thân hữu với các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư Trung Quốc vốn chỉ ưa thích bất động sản, hơn là các khoản đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu.

Trung Quốc đã tạo ra quá trình xây dựng quá mức và đô thị hóa chưa từng có tiền lệ bằng cách tích lũy khối nợ khổng lồ. Tổng nợ đã tăng 16.4 lần từ năm 2000 – từ mức 2,100 tỷ USD lên 34,500 tỷ USD ước tính vào năm 2016.

Rồng Đỏ (biệt hiệu của Trung Quốc) là người in tiền lớn nhất trên thế giới, với mức nợ tăng 4.8 lần từ năm 2009. Đây là phiên bản quantitative easing (QE) của các quốc gia phát triển. Trung Quốc đã in ra hơn 1,000 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2016, hoặc 36% GDP, khiến tỷ số nợ/GDP lên tới gần 300%.

Harry Dent lo ngại khi bong bóng bất động sản Trung Quốc sẽ lặp lại những gì từng xảy ra ở Nhật Bản vào đầu những năm 1990. Lúc đó, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng sử dụng bong bóng bất động sản trong nước để đầu cơ mạnh mẽ trên nhiều thị trường tài chính và bất động sản trên thế giới. Hoàn toàn tương tự, sự đổ vỡ bất động sản tại Trung Quốc có thể tạo ra một cơn sóng thần bán tháo bất động sản trên toàn thế giới vì các nhà đầu tư Trung Quốc chính là nhà đầu tư lớn nhất tại các thị trường bất động sản lớn đang ở trong tình trạng bong bóng là Úc, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ…

Chưa kể Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn trên thị trường hàng hóa như dầu, thép và cả một số thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, sự đổ vỡ của Trung Quốc có thể kéo theo làn sóng bán tháo trên nhiều thị trường chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ.

Tiến sĩ Harry Dent vì thế đang cho rằng, Trung Quốc là ngòi nổ lớn nhất cho Đại Suy Thoái 2017-2019.

Kyle Bass – nhà sáng lập của quỹ phòng ngừa Hayman Capital Management, đã nói với các phóng viên CNBC rằng, cuộc khủng hoảng nợ xấu của Trung Quốc nếu xảy ra, sẽ lớn hơn gấp 5 lần cuộc khủng nợ dưới chuẩn Hoa Kỳ năm 2008 và sẽ cần phải in 5,000-10,000 tỷ USD để tái cấp vốn cho các ngân hàng. Điều này sẽ dẫn tới sự phá giá 15%-30% trong đồng Nhân Dân Tệ và tạo nên cú sốc đối với thị trường tài chính toàn cầu. Các nhà xuất khẩu hàng hóa (những công ty đang ốm yếu) và các ngân hàng toàn cầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay nợ sẽ đối diện với thảm họa.

Cuộc khủng hoảng nợ ngân hàng ở Châu Âu: Ngòi nổ thứ hai cho Cuộc Khủng Hoảng 2017-2019 (Kỳ 2)

Nguồn: “Cuộc khủng hoảng nợ ngân hàng ở Châu Âu: Ngòi nổ thứ hai cho Cuộc Khủng Hoảng 2017-2019”

Dịch giả: Trương Minh Huy

Danh mục chứng khoán phái sinh của Deutsche Bank gấp 20 lần GDP của Đức và đây thực sự là chuyện lớn (Tổng tài sản của Deutsche Bank là 2,000 tỷ USD, gần bằng ½ GDP của Đức). Con số này lớn hơn 51,200 tỷ USD của Citi bank, 43,600 tỷ USD của Goldman Sachs, và 27,800 tỷ USD của Bank of America. Bạn có còn nghĩ ngân hàng Đức là người thận trọng hơn. Thật khó mà tin được!

Chứng khoán phái sinh là gì?

Có lẽ nói đến chứng khoán phái sinh nhiều bạn sẽ dừng không đọc bài viết này nữa! Bởi vì nó thậm chí đôi lúc còn khó hiểu đối với những người trong nghề. Tuy nhiên xin các bạn làm ơn bớt chút thời gian quý báu của mình, các bạn sẽ thực sự hiểu những điều ngớ ngẩn đang xảy ra trên hệ thống tài chính quốc tế, một điều đáng để bỏ thời gian đúng chứ?

Đơn giản là thế này. Các bạn chắc đã nghe đến những sản phẩm chứng khoán phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Khi bạn mua một cổ phiếu bạn đang mua một lợi ích quyền sở hữu trong một công ty, và bạn mua càng nhiều cổ phiếu thì quyền sở hữu của bạn đối với công ty đó càng lớn. Khi bạn mua một trái phiếu bạn đang mua khoản nợ của một công ty, hay nói cách khác bạn cho một công ty vay nợ, dĩ nhiên là trái phiếu có khoản lãi suất dành cho bạn. Nhưng khi bạn mua một chứng khoán phái sinh, bạn không thực sự nhận được bất cứ điều gì là hữu hình ngay ở lúc hiện tại.

Thay vào đó, bạn chỉ đơn giản là một bên đặt cược về việc liệu điều gì đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai. Những điều khoản đặt cược này có thể là rất phức tạp, nhưng về bản chất chỉ là cá cược về tương lai. Sau đây là một ví dụ kinh điển về chứng khoán phái sinh.

Ông An đang muốn mua 100kg gạo tích trữ, nhưng sau 1 tháng tới ông mới có tiền để mua gạo. Giá gạo hiện nay đang ở mức 12.000đ/kg. Sợ giá gạo đi lên, ông liền đưa ra một thỏa thuận môt hợp đồng với ông Ba – người bán gạo – là sau 1 tháng sẽ mua 100 kg gạo với mức giá 15.000đ/kg. Ông Ba đồng ý với hợp đồng vì nghĩ rằng giá gạo sẽ không lên ở mức quá cao. Sau 1 tháng, giá thị trường của gạo là 20.000đ/kg. Do đó, ông An mua 100 kg với mức giá 15.000đ/kg được lãi (20.000 – 15.000) = 5.000đ/kg còn ông Ba lỗ 5.000đ/kg.

Sau đây là một định nghĩa về chứng khoán phái sinh từ Investopedia …

Chứng khoán phái sinh là chứng khoán mà giá cả phụ thuộc hoặc xuất phát từ một hoặc nhiều tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh tự nó là một hợp đồng giữa 2 hoặc nhiều bên dựa trên một tài sản hoặc nhiều tài sản. Giá trị của nó được xác định bởi độ biến động trong tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở phổ biến nhất bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất và chỉ số thị trường.

Ở ví dụ trên tài sản cơ sở là gạo. Vấn đề nguy hiểm của chứng khoán phái sinh so với các sản phẩm chứng khoán truyền thống là thế này: Pháp luật các nước trên thế giới cho phép nhà đầu tư không cần có đủ toàn bộ số tiền để mua và cũng không cần nắm giữ tài sản cơ sở để giao hàng, trong khi mua bán cổ phiếu, trái phiếu truyền thống nhà đầu tư cần phải có đủ số tiền để mua và đủ chứng khoán để giao hàng. Thay vào đó người mua chứng khoán phái sinh chỉ cần đặt cọc môt khoản tiền bằng một phần giá trị chứng khoán phái sinh và người bán chứng khoán phái sinh không cần có tài sản cơ sở để giao hàng. Số lượng cổ phiếu và trái phiếu ở thị trường cơ sở tùy thuộc vào tổ chức phát hành, trong khi với chứng khoán phái sinh nhà đầu tư thích vẽ ra bao nhiêu “bánh vẽ” cũng được, nó đơn thuần chỉ là một ván cá cược!

Chúng ta lấy một ví dụ đơn giản thế này. Giả sử có một nhà đầu tư A đoán có khả năng cổ phiếu X sẽ tăng giá mạnh trong thời gian tới. Giá cổ phiếu X hiện tại là 10$/cổ phiếu. Anh ta vẽ ra một thỏa thuận với nhà đầu tư B – người nắm giữ rất nhiều cổ phiếu X sẽ mua 1.000 cổ phiếu X trong 3 tháng tới với mức giá 15$/cổ phiếu. Vấn đề là hiện tại anh ta không hề có đủ số tiền 15$ * 1.000 = 15.000$ để thanh toán khi đáo hạn. Ở thị trường cổ phiếu bình thường sẽ bắt nhà đầu tư A giao tiền và nhà đầu tư B sẽ phải giao hàng ngay lập tức. Nhưng ở thị trường chứng khoán phái sinh nhà đầu tư A chỉ cần khoản tiền đặt cọc khá nhỏ, chẳng hạn 10% * 15.000$ = 1.500$ để có thể tham gia hợp đồng.

Sau 3 tháng, giá cổ phiếu X tăng lên 20$/cổ phiếu. Nhà đầu tư B giao hàng, và nhà đầu tư A nhanh chóng bán 1.000 cổ phiếu này với mức giá 20$/cổ phiếu trên thị trường thu về 20$ * 1.000 = 20.000$ và trả cho nhà đầu tư B 15.000$ để thu về khoản lãi 20.000 – 15.000 = 5.000 $. Tất nhiên nếu giá cổ phiếu trên thi trường lại giảm thảm hại còn 5$ – nhà đấu tư A sẽ xù nợ và chấp nhận mất tiền đặt cọc 1.500$.

Tương tự với chiều ngược lại của việc tham gia chứng khoán phái sinh với vị thế bán. Giả sử có nhà đầu tư C dự đoán rằng giá cổ phiếu Y sẽ giảm trong tương lai gần và anh ta muốn kiếm lợi từ dự đoán của mình. Anh ta không có đúng một cổ phiếu Y nào trong tay và hiện mức giá cổ phiếu Y đang đươc giao dịch ở mức 30$/cổ phiếu. Anh ta vẽ ra một hợp đồng chứng khoán phái sinh trong đó sẽ bán 1.000 cổ phiếu Y với mức giá 25$/cổ phiếu sau 3 tháng nữa. Nhà đầu tư D thấy cổ phiếu Y hấp dẫn lại có môt hợp đồng bán giá rẻ hơn hiện tại bèn mua hợp đồng này. Sau 3 tháng giá cổ phiếu Y là 20$/cổ phiếu. Nhà đầu tư D ngậm đắng nuốt cay giao số tiền là 25$ * 1.000 = 25.000$ cho nhà đầu tư C. Nhà đầu tư C nhanh chóng đem tiền mua 1.000 cổ phiếu X trên thị trường với giá 20$ * 1.000 = 20.000$, sau đó đưa cổ phiếu cho nhà đầu tư D và thu được khoản lãi 25.000 – 20.000 = 5.000$. Tất nhiên nếu cố phiếu Y tăng giá lên 40$/cổ phiếu thì nhà đầu tư C sẽ xù nợ.

Vì thế chứng khoán phái sinh thực sự là một hình thức cờ bạc hợp pháp trá hình. Nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia với số tiền rất nhỏ, thậm chí không có hàng hóa để giao hàng. Chỉ cần dự đoán chính xác mức giá trong khoảng thời gian nào đó, các nhà đầu tư có thể tạo ra hàng triệu miếng “bánh vẽ” để dẫn dụ nhau chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù số tiền thực tế và số hàng hóa trên thị trường không hề có đủ để thanh toán cho họ! Quay trở lại ví dụ nhà đầu tư A, nhà đầu tư B và cổ phiếu X. Câu hỏi là nếu nhà đầu tư B cũng không hề có cổ phiếu X mà ông ta đơn thuần chỉ tham gia mua một hợp đồng phái sinh từ ai đó? Rồi người này cũng không có cổ phiếu mà cũng chỉ mua một hợp đồng phái sinh khác từ ai đó nữa? Vòng xoáy cứ như thế tiếp tục? Khi thị trường phái sinh toàn cầu đạt đỉnh 700,000 tỷ USD vào năm 2012, chúng đã gấp 10 lần GDP toàn cầu! Không hề có một sự đảm bảo an toàn nào ở đây.

Vấn đề đã trở nên thực sự nghiêm trọng trong những năm gần đây khi những anh cả trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới bắt đầu lao vào kinh doanh chứng khoán phái sinh một cách điên cuồng và biến thế giới tài chính thành môt sòng bạc khổng lồ. 5 ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ đều có giá trị đầu tư vào chứng khoán phái sinh hơn rất nhiều lần so với tổng tài sản của họ.

JPMorgan Chase

Tổng tài sản: khoảng 2,6 nghìn tỷ đô-la

Tổng giá trị đầu tư chứng khoán phái sinh: gần 52 nghìn tỷ đô-la

Citibank

Tổng tài sản: hơn 1.8 nghìn tỷ đô-la

Tổng giá trị đầu tư chứng khoán phái sinh: hơn 51 nghìn tỷ đô-la

Goldman Sachs

Tổng tài sản: ít hơn 1 nghìn tỷ đô-la

Tổng giá trị đầu tư chứng khoán phái sinh: hơn 43 nghìn tỷ đô-la

Bank Of America

Tổng tài sản: Total Assets: hơn 2 nghìn tỷ đô-la

Tổng giá trị đầu tư chứng khoán phái sinh: hơn 27 nghìn tỷ đô-la

Wells Fargo

Tổng tài sản: khoảng 1.7 nghìn tỷ đô-la

Tổng giá trị đầu tư chứng khoán phái sinh: hơn 6 nghìn tỷ đô-la

Các ngân hàng lớn sử dụng các thuật toán rất phức tạp được cho là để giúp họ trở thành bên chiến thắng trong những màn cá cược trong phần lớn thời gian, nhưng các thuật toán này không hoàn hảo. Lý do các thuật toán này không hoàn hảo là vì chúng dựa trên các giả định, và những giả định này lại phu thuộc vào hành động của người khác. Họ có thể là những người thực sự thông minh, nhưng họ vẫn chỉ là người.

Nếu mọi thứ vẫn ổn định như các ngân hàng đã có vài năm qua, các thuật toán vẫn có xu hướng làm việc rất tốt. Nhưng nếu có một “sự kiện thiên nga đen” xảy ra như sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán lớn, sự sụp đổ của các ngân hàng châu Âu hoặc châu Á, sự thay đổi lịch sử về lãi suất, một đại dịch Ebola, một thảm hoạ thiên nhiên khủng khiếp, … mọi thứ có thể bất ngờ bị ném ra khỏi sự cân bằng.

Bạn sẽ nói gì về một người cá cược 200.000 đô la, nhưng chỉ có 10.000 đô la để trang trải cho khoản cược đó?

Bạn chắc chắn sẽ bảo người đó là môt tên ngốc.

Nhưng các ngân hàng lớn trên thế giới đang làm như thế.

Ai là Lehman Brothers tiếp theo?

Trước đây, người Đức và Thụy Sĩ luôn được cho là những người thận trọng và hệ thống ngân hàng của họ nổi tiếng là nơi an toàn. Nhưng giờ đây, các ngân hàng thương mại truyền thống và ngân hàng đầu tư ở các quốc gia này đang trở nên điên rồ. Họ trở thành những nhà đầu cơ, không còn là những ngân hàng hay người khởi nghiệp kinh doanh thuần túy.

Hầu hết mọi người sẽ nghĩ, rủi ro lớn nhất hiện nay là các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ – chẳng hạn như JPMorgan đang có sự hiện diện 51,900 tỷ USD trên thị trường phái sinh trị giá 550,000 tỷ USD. Nhưng mọi người đã sai lầm. Cái tên nguy hiểm nhất hiện nay là Deutsche Bank. Tại thời điểm cuối năm 2016, ngân hàng Deutsche Bank đang hiện diện 54,700 tỷ USD trên thị trường phái sinh.

Hình 1- Quy mô nắm giữ chứng khoán phái sinh của các ngân hàng lớn

10 ngân hàng lớn của Hoa Kỳ đang hiện diện lớn trên thị trường phái sinh

Nguồn: Văn phòng kiểm soát tiền tệ, Báo Cáo Quý về hoạt động phái sinh và giao dịch ngân hàng.

Danh mục chứng khoán phái sinh của Deutsche Bank gấp 20 lần GDP của Đức và đây thực sự là chuyện lớn (Tổng tài sản của Deutsche Bank là 2,000 tỷ USD, gần bằng một nửa GDP của Đức). Con số này lớn hơn 51,200 tỷ USD của Citi bank, 43,600 tỷ USD của Goldman Sachs, và 27,800 tỷ USD của Bank of America. Bạn có còn nghĩ ngân hàng Đức là người thận trọng hơn. Thật khó mà tin được!

Bạn có muốn biết ngân hàng uy tín nhất ở Hoa Kỳ hiện nay như thế nào? Well Fargo chỉ có 6,100 tỷ USD trên thị trường phái sinh và đó là lý do tại sao định giá chứng khoán của ngân hàng này đang ở mức cao nhất (xem hình 2)

Khi thị trường phái sinh toàn cầu đạt đỉnh 700,000 tỷ USD vào năm 2012, chúng đã gấp 10 lần GDP toàn cầu! Mặc dù giới ngân hàng phố Wall cho rằng, các chứng khoán phái sinh này là bảo hiểm và nó đã được cân bằng số lượng vị thế. Tuy nhiên, thực tế năm 2008 đã cho thấy những lời biện minh này là dối trá. Vấn đề là các chứng khoán tài chính có mức độ đòn bẩy cao này được sử dụng như khoản bảo hiểm nhưng lại không có tài sản thế chấp. Vì thế, chúng không giống như các chính sách bảo hiểm trong thế giới thực. Hoàn toàn đó là nợ và không có gì cân bằng ở đây cả… Câu chuyện giống như Lehman Brothers và AIG vào năm 2008.

Deutsche Bank được ví như là Lehman Brothers 2.0. Giá cổ phiếu của Deutsche Bank đã giảm tới 89% so với đỉnh năm 2008 và giảm 59% so với đỉnh cao gần nhất vào năm 2015. Nguyên nhân là những thua lỗ trong chứng khoán phái sinh đã khiến ngân hàng này công bố khoản lỗ kỷ lục 7 tỷ USD trong quý 3.2015, là mức lỗ lớn nhất trong 1 thập niên qua của ngân hàng này. Tình hình trở nên căng hẳng khi lợi suất trái phiếu CoCo của ngân hàng này tăng vọt từ 1.87% lên 4.38% trong năm 2016 do lo ngại ngân hàng này không còn đủ nguồn lực tài chính chống chọi với cuộc khủng hoảng từ danh mục chứng khoán phái sinh. Bên cạnh đó là những án phạt 14 tỷ USD đến từ Hoa Kỳ liên quan đến những vấn đề chứng khoán phái sinh trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Các nhà đầu tư đang hoài nghi đến khả năng Đức phải giải cứu ngân hàng này. Năm 2016, IMF đã xác nhận rằng: Deutsche Bank là sự đe dọa lớn nhất hiện nay của hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Deutsche Bank chỉ là kẻ tiên phong trong cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Hãy quan sát các cổ phiếu ngân hàng ở Phương Tây đang tồi tệ như thế nào. Hình 2 cho thấy giá trị cổ phiếu hiện tại so với giá trị sổ sách. Thông thường, cổ phiếu tốt sẽ giao dịch cao hơn so với giá trị sổ sách (càng cao hơn càng tốt), và thường cao hơn nhiều lần khi có bong bóng. Và đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy một cuộc khủng hoảng đang xảy ra tại Châu Âu và Hoa Kỳ.

Hình 2: Chỉ số P/B của các ngân hàng trên toàn cầu

Giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng lớn trên toàn cầu đã sụp đổ mạnh

Nguồn: Bloomberg, Yahoo! Finance

Các ngân hàng lớn thường giao dịch cao hơn nhiều lần so với giá trị sổ sách của chúng, nhưng bây giờ thì phần lớn các ngân hàng lại đang có mức chiết khấu mạnh. Bức tranh thật tồi tệ và nó chỉ là sự khỏi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn kế tiếp và sau đó, giảm đòn bẩy tài chính sẽ gây ra giảm phát.

Như bạn thấy trong 2, cổ phiếu Deutsche Bank đang chiết khấu 59% so với giá trị sổ sách. Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ là mạnh nhất với mức giá bằng 180% giá trị sổ sách, trong khi ngân hàng Banca Carige của Italia gây sốc với mức giá cổ phiếu chỉ bằng 3% giá trị sổ sánh. Rõ ràng, Châu Âu đang dẫn đầu trong cuộc khủng hoảng ngân hàng

Italia: Quá lớn để sụp đổ (too big too fail)

Một ngòi nổ khác đến từ Châu Âu, đặc biệt là Italia. Hình 3 thể hiện nợ xấu ở các quốc gia thuộc khu vực có nhân khẩu học tệ nhất và khả năng cạnh tranh yếu nhất Châu Âu: Vùng Nam Âu (ngoại trừ Ireland).

Hình 3: Vấn đề nợ xấu của Italia

Italia chính là Hy Lạp tiếp theo và Quá Lớn Để Sụp Đổ. Tỷ lệ % nợ xấu trên tổng dư nợ, số liệu năm 2015

Nguồn: The Economist

Chẳng có gì ngạc nhiên! Hy Lạp dẫn đầu với tỷ lệ nợ xấu lên đến 34%. Quốc gia này gần như ở trong tình trạng phá sản, mặc dù đã có nhiều cuộc giải cứu. Ireland đang đứng thứ hai với tỷ lệ 19%. Nhưng bây giờ hãy chú ý đến Italia. Quốc gia này có tỷ lệ nợ xấu tăng từ 8% vào năm 2010 lên tới 18% ở thời điểm hiện tại.

Khi các khoản nợ xấu chạm đến mức 10%, hầu hết các ngân hàng về mặt kỹ thuật đã phá sản vì thông thường các ngân hàng chỉ có tỷ lệ dự trữ 10% (đó là do quy định).

Italia đã suy thoái 5 trong 8 năm gần đây và vẫn trong tình trạng suy thoái bất chấp những gói (quantitative easing – QE) và lời bảo đảm của chủ tịch Mario Draghi. Quốc gia này có tỷ lệ tốt nghiệp đại học thấp nhất trong các nước lớn ở Châu Âu, mức thuế cao, nạn quan liêu và nền kinh tế ngầm lớn tổn hại đến nguồn thu thuế của chính phủ.

Nới lỏng định lượng (quantitative easing) là biện pháp ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế bằng cách mua chứng khoán, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ, từ các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt điện tử (electronic cash). Lượng tiền mới này làm tăng quy mô dự trữ ngân hàng trong nền kinh tế bằng số lượng tài sản được mua – do đó nó được gọi là nới lỏng “định lượng.”

Italia là quân cờ domino kế tiếp có thể sụp đổ ở khu vực Châu Âu và có vẻ như điều này đã gần xảy ra. Nhiều nhà kinh tế dự báo Italia chính là Hy Lạp tiếp theo trong vài năm tới. Nên nhớ giá cổ phiếu ngân hàng hàng đầu của Italia, UniCredti, đã sụp đổ 91% kể từ năm 2008 và 58% từ năm 2015. Hãy xem giá cổ phiếu của một ngân hàng lớn ở Italia được giải cứu: Banca Carige. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã mất hơn 99% giá trị kể từ năm 2008 và 62% từ năm 2015. Máu đã đổ trên đường phố.

Ngày 25/6, Italia tuyên bố bắt đầu phối hợp với ngân hàng bán lẻ lớn nhất nước này là Intesa Sanpaolo, để xử lý hai ngân hàng Popolare di Vicenza và Veneto Banca đang bên bờ vực phá sản. Intesa Sanpaolo là ngân hàng lớn duy nhất đưa ra đề nghị trong buổi đấu giá thanh lý Popolare di Vicenza và Veneto Banca, kèm theo điều kiện chính phủ phải đồng ý san sẻ gánh nặng chi phí xử lý hai ngân hàng này. Theo phương án dự kiến, chính phủ Italia sẽ chi 5.2 tỷ euro cho Intesa cùng một khoản đảm bảo lên tới 12 tỷ euro (tổng cộng 17 tỷ euro), để ngân hàng này chấp nhận giải cứu Popolare di Vicenza và Veneto Banca.

Nợ công của chính phủ Italia không ngừng tăng lên. Tỷ lệ nợ của Italia hiện ở mức 139% GDP. Đó là mức cao nhất trong 4 quốc gia có tỷ lệ nợ/GDP lớn nhất ở Châu Âu và chỉ thua kém Hy Lạp. Nợ tư nhân của Italia không quá cao và tổng nợ của Italia là 335% GDP, nhưng như thế vẫn còn ở mức cao, đặc biệt khi có xu hướng suy thoái trong 8 năm gần đây, và năng suất lao động, GDP trên đầu người giảm như đã đề cập.

Giải pháp đầu tiên cho vấn đề nợ xấu, hiện tổng cộng đang ở mức 382 tỷ USD, là bán cho các nhà đầu tư tư nhân đi kèm với sự bảo đảm của chính phủ. Điều này đã diễn ra trong quý 1 năm 2016. Nhưng ECB vẫn xem những khoản nợ xấu này như là tài sản thế chấp cho các khoản vay đối với Italia… và sau đó nếu như Italia không thể trả lại khoản vay này, thì ECB sẽ là người nắm giữ nó. Nếu điều này diễn ra, tất cả mọi người dân ở trong khu vực Châu Âu sẽ bị mắc kẹt trong đống nợ nần này.

Đây chỉ là những giải pháp ngắn hạn nhằm trì hoãn cuộc khủng hoảng nợ và tránh cho một ai đó phải gánh chịu một khoản lỗ và có cơ hội tái cấu trúc nợ. Việc duy trì các khoản nợ gần như đã chết và các ngân hàng xác sống (zombie bank) sẽ nhấn chìm cả hệ thống và đánh mất khả năng phục hồi bền vững, điều đã xảy ra tại Nhật trong suốt hơn 26 năm qua.

Italia là quốc gia rơi vào khủng hoảng chính trị mạnh sau sự kiện Brexit vào tháng 6.2016. Làn sóng anti-EU sôi sục ở quốc gia này. Thủ Tướng Matteo Renzi đã phải từ chức khi kết quả trưng cầu dân ý về việc cải cách hiến pháp cho thấy 59.43% cử tri từ chối cải cách hiến pháp (vì cải cách hiến pháp bao gồm cả những chính sách chống người nhập cư). Italia sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm 2017 (có thể là vào mùa thu) và tạo nên biến số chính trị lớn mà giới đầu tư cần quan tâm.

Những phân tích trên cho thấy, Italia là quốc gia có hệ thống ngân hàng yếu nhất, vì thế đây có thể là quốc gia tiếp theo bị sụp đổ. Nhưng Italia quá lớn để sụp đổ, nên các quốc gia ở Châu Âu và ECB cuối cùng sẽ phải trở thành nhà đầu tư lớn và người gửi tiết kiệm lớn thay vì cứ để cho một mình người dân Italia gánh chịu (có thể xuất hiện giải cứu nội bộ (bail-in) như từng thực hiện với đảo Sip. Đồng Euro và khu vực Eurozone sẽ phải thay đổi và tái cấu trúc triệt để.

Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Châu Âu có thể kích hoạt ngòi nổ thứ ba là lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu. Hiện nay, nhiều ngân hàng ở Châu Âu đang là những người cho vay nhiều nhất cho các dự án năng lượng.

Dầu Mỏ: Ngòi nổ thứ ba cho cuộc khủng hoảng 2017-2019 (Kỳ 3)

Nguồn: “Dầu Mỏ: Ngòi nổ thứ ba cho cuộc khủng hoảng 2017-2019”

Dịch giả: Trương Huy Minh

Hội chứng bong bóng trên thị trường hàng hóa và sự biến mất của lạm phát

Không có thị trường nào dễ xảy ra bong bóng như thị trường hàng hóa nói chung và giá dầu nói riêng. Giá dầu tăng từ 18 USD vào cuối năm 2001 lên mức 147 USD/thùng vào giữa năm 2008. Đây là mức tăng 716%.

Giá dầu đã đạt đỉnh bong bóng vào tháng 3 năm 2008 và đỉnh thứ cấp vào cuối tháng 4 năm 2011. Sau đó, giá dầu rơi gần như thẳng đứng, khi mất 78% giá trị chỉ trong vòng 4.5 tháng. Trong 20 năm qua, sự bùng nổ và sụp đổ bong bóng giá dầu được xem là lớn nhất. Chưa bao giờ, chúng ta thấy đợt tăng giá ở giai đoạn cuối xu hướng tăng và sự sụp đổ sau đó lại diễn ra nhanh đến thế!

Sau cú sụp đổ đầu tiên vào năm 2008, theo sóng a của sóng Elliott giá được xem là đang ở giai đoạn “sóng b” hoặc sự hồi phục trong thị trường con gấu cho đến năm 2011, và lại tiếp tục sụp đổ theo “sóng c”.

Sự sụp đổ của giá dầu có liên quan đến hai ngòi nổ mà chúng tôi đề cập trong các kỳ trước. Đầu năm 2017, Trung Quốc vượt Hoa Kỳ để trở thành là người mua dầu lớn nhất trên thế giới. Do đó, sự sụp đổ của bong bóng bất động sản Trung Quốc và kéo theo là kịch bản hạ cánh cứng của nền kinh tế Trung Quốc, nhu cầu tiêu thu dầu sẽ sụt giảm.

Tiến Sĩ Harry Dent đánh giá, sự suy yếu của dầu trong vài năm tới là do sự sụt giảm mạnh của phía cầu, chứ không phải là do sự dư thừa nguồn cung như vài năm qua. Trung Quốc chính là người chi phối chính ở phía cầu. Khi gã khổng lồ sụp đổ, giá dầu cũng sụt giảm.

Yếu tố tự nhiên cũng là một tác động cần xét đến. Trong tháng 9.2017, Hoa Kỳ liên tục bị ảnh hưởng bởi hai siêu bão Harvey và Irma. Theo đánh giá của Goldman Sachs, các siêu bão sẽ có tác động lớn đến kinh tế Hoa Kỳ và thể hiện rõ ngay trong GDP quý 3. Điều này làm suy yếu phía cầu của dầu giống như đã từng diễn ra sau cơn bão Katrina (năm 2005 khiến giá dầu giảm 20% sau đó). Phía cung (các giàn khoan dầu ở cả ngoài khơi và đất liền) trái lại không bị ảnh hưởng nhiều bởi các siêu bão.

Hình 1- Mô hình sóng Elliott cho giá dầu. Sóng c sẽ kiểm tra lại đáy 10 USD/thùng.

Sự sụp đổ của giá dầu có thể tác động đến hệ thống ngân hàng Châu Âu, được xem là đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các ngân hàng Châu Âu đang là người tài trợ lớn nhất cho các công ty trong dự án năng lượng và dầu khí. Vì thế, nếu như giá dầu giảm về 10 USD/thùng, các tập đoàn đa quốc gia về dầu khí hoặc thậm chí là các cường quốc về dầu mỏ như Ả Rập Xê Út, Dubai cũng sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn, nếu không muốn nói là đối diện với nguy cơ phá sản. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ngân hàng ở Châu Âu và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (đặc biệt là lĩnh vực dầu đá phiến).

Giá dầu thấp có thể tạo ra làn sóng vỡ nợ lớn trong lĩnh vực năng lượng. Biểu đồ dưới cho thấy tỷ số nợ/EBITDA của các công ty trong lĩnh vực năng lượng đã tăng vọt như thế nào khi giá dầu giảm.

Đây là hệ quả của việc các công ty dầu đã vay nợ quá mức bởi đồng đôla rẻ. Nợ đang lưu hành của các công ty dầu và gas tăng từ 455 tỷ USD vào năm 2006 lên mức 1,400 tỷ USD vào năm 2014. Trong đó, tỷ lệ nợ cao nhất là các công ty dầu ở các nước đang phát triển và lĩnh vực sản xuất dầu đá phiên tại Hoa Kỳ. Đây chính là lý do tại sao CDS của các công ty năng lượng tăng vọt trong đợt sụp đổ giá dầu 2014 – 2016.

Cần lưu ý thêm, khi các cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc và Châu Âu và kể cả Nhật Bản lan rộng sẽ khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu trú ẩn vào đồng USD (bao gồm cả trái phiếu chính phủ dài hạn Hoa Kỳ) như từng diễn ra vào năm 2008 (hoặc cuộc khủng hoảng Đông Á 1997-1998). Vì giá dầu được định giá bằng đồng USD nên sự tăng giá của đồng bạc xanh sẽ khiến cho giá dầu sụt giảm mạnh.

Giá dầu liên quan chặt chẽ lạm phát. Sự sụp đổ của giá dầu từ năm 2011 đến nay là nguyên nhân khiến lạm phát gần như biến mất. Chủ tịch Fed-Yanet Yellen trong phiên điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 9.2017 đã phải thừa nhận: “Lạm phát thấp như hiện nay là một bí ẩn” bất chấp hơn 10,000 tỷ USD (chưa tính đến 23,000 tỷ USD nợ được bảo đảm bởi chính phủ của Trung Quốc) mà các ngân hàng trung ương toàn cầu đã in ra từ sau cuộc khủng hoảng 2008.

Tiến sĩ Harry Dent giải thích rằng, giảm phát là biểu hiện đặc trưng của mùa đông. Giá dầu và các thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của chu kỳ hàng hóa 30 năm, cũng như nền kinh tế bị suy yếu bởi sự suy yếu của nhân khẩu học toàn cầu là nguyên nhân khiến cho giảm phát trở thành lực chi phối chính. Vì vậy, khi các ngân hàng trung ương, mở đầu là Hoa Kỳ bắt đầu chấm dứt gói QE (quantitative easing), động lực giảm giá sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Nới lỏng định lượng (quantitative easing) là biện pháp ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế bằng cách mua chứng khoán, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ, từ các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt điện tử (electronic cash). Lượng tiền mới này làm tăng quy mô dự trữ ngân hàng trong nền kinh tế bằng số lượng tài sản được mua – do đó nó được gọi là nới lỏng “định lượng.”

Giảm phát còn nguy hiểm hơn cả lạm phát nếu chúng ta nhìn vào lịch sử. Đại khủng hoảng 1929-1933 với áp lực giảm phát đã tạo ra làn sóng phá sản doanh nghiệp, ngân hàng mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ lên đến 25% vào thời kỳ Đại Khủng Hoảng nhưng giai đoạn đình lạm (đình trệ & lạm phát cao) những năm 1970, tỷ lệ thất nghiệp chỉ tầm 10%.

Nếu như lạm phát giống như cơn sốt được thể hiện rõ ra bên ngoài thì giảm phát giống như căn bệnh ung thư. Giảm phát phá hủy nền kinh tế từ bên trong, và giống như các bệnh nhân ung thư, rất ít ai nhận ra mầm bệnh cho đến khi nó bộc phát ở giai đoạn cuối. Các ngân hàng trung ương hiểu rõ điều này. Những nỗ lực in tiền của họ trong suốt thập niên vừa qua là để chống lại giảm phát.

Tuy nhiên, chính sách in tiền đã không đạt được kết quả như mong muốn (nếu không muốn nói là thất bại). Việc in tiền nhằm giữ cho bong bóng kéo dài lâu hơn khả năng thực tế của nó rốt cuộc đang tạo ra con quỷ đáng sợ hơn. Các thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu bị bóp méo và tạo sư lệch lạc trong dòng vốn đầu tư cũng như hiện tượng đầu cơ quá mức. Kết quả là các bong bóng được sinh ra. Không chỉ một bong bóng mà là nhiều bong bóng cùng tồn tại và mang tính chất toàn cầu: Bong bóng bất động sản, bong bóng cổ phiếu, bong bóng trái phiếu, bong bóng Bitcoin, bong bóng giá hàng hóa (đặc biệt là dầu), bong bóng giáo dục, bong bóng y tế, bong bóng chăm sóc trẻ em… Nói vui rằng, chúng ta đang trong thời kỳ “mọi thứ đều bong bóng” hoặc “giải ngân hàng bong bóng” do hậu quả của dòng vốn giá rẻ.

Sự sụp đổ bong bóng là điều không thể tránh khỏi và mọi nổ lực nhằm ngăn chặn bong bóng đổ vỡ thậm chí còn mang lại hậu quả tồi tệ hơn. Chính sách in tiền đang mang lại hiệu ứng trái ngược với kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Tiền không chảy đến những người cần thiết là người tiêu dùng mà lại được chuyển vào tay những gã đầu cơ. Bản thân các doanh nghiệp cũng không sử dụng dòng tiền để đầu tư tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp mà thay vào đó, nợ được dùng để mua lại cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu cũng như tài trợ cho các mục tiêu M&A.

Ngày nay, các ngân hàng trung ương buộc phải rút tiền khi lạm phát vẫn còn dưới mục tiêu (và thấp một cách bí ẩn như lời chủ tịch Yellen) vì họ nhận ra sự thất bại của chính sách in tiền qua mức. Họ lo sợ việc in tiền đang thổi phòng các bong bóng thay vì tạo ra lạm phát như mong đợi. Khi bác sĩ không còn tiêm thuốc, giảm phát sẽ bộc phát và sự đổ vỡ bong bóng sẽ phá hủy mọi thứ.

Giá vàng có thể đổ sụp về mức 700 USD/oz khi vỡ bong bóng?

Trái với suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư, vàng không phải là nơi trú ẩn an toàn trong mùa đông sắp tới của chu kỳ kinh tế.

Cơn sốt mua vàng diễn ra khi thế giới đổ xô in tiền, nhưng bong bóng bắt đầu sụp đổ khi lạm phát rớt về mức quanh 1% vào giữa năm 2013. Điều này củng cố thêm quan điểm dài hạn của chúng tôi cho rằng: việc in tiền sẽ không tạo ra lạm phát cao khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn mùa đông, thường có đặc điểm giảm đòn bẩy nợ và giảm phát giá.

Giá vàng bắt đầu hồi phục từ tháng 12 năm 2015 cho đến giữa tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, đây chỉ là sự hồi phục trong thị trường con gấu này. Mô hình sóng Elliott cho thấy kịch bản sóng hồi này sắp kết thúc, và chắc chắn áp lực giảm giá dài hạn sẽ trở lại…Theo lý thuyết sóng Elliott, 700 USD/oz là ngưỡng hỗ trợ tạo bởi sóng 4 (vòng tròn) khi giá vàng trở lại xu hướng giảm giá.

Thậm chí, tiến sĩ Harry Dent còn bi quan hơn khi phân tích giá vàng theo quan điểm bong bóng. Giá vàng tăng 674% (7.7 lần) từ năm 2001 đến 2011. Tuy nhiên, bong bóng trên thị trường vàng xuất hiện từ cuối năm 2005 khi nó bắt đầu tăng theo hàm số mũ và tăng giá 4.8 lần, hoặc 380%, trong 6 năm. Vì thế, giá vàng sắp tới có thể giảm mạnh xuống mức thấp hơn nữa để xóa đi toàn bộ bong bóng này. Thực sự, mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là giá vàng có thể ở mức quanh 700 USD/oz vào năm 2018 hoặc muộn hơn đôi chút.

Và để giá vàng xóa đi toàn bộ bong bóng được hình thành từ năm 2006, giá vàng có thể chạm đáy quanh mức 400 USD trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022 khi Chu kỳ Hàng Hóa 30 năm quay trở lại. Trong kịch bản tồi tệ nhất, giá vàng có thể trở về đáy thấp 250 USD của năm 1991 trước khi xuất hiện đợt bùng nổ dài hạn mới, được dẫn đầu bởi các quốc gia mới nổi. Sau cùng, các quốc gia mới nổi là người tiêu thụ chính của vàng và hàng hóa, đồng thời chi phối mạnh đến xu hướng nhân khẩu học trong đợt bùng nổ toàn cầu tới.

Bong bóng chứng khoán Hoa Kỳ: Ngòi nổ thứ tư cho Cuộc Khủng Hoảng 2017-2019 (Kỳ cuối)

Nguồn: Bong bóng chứng khoán Hoa Kỳ: Ngòi nổ thứ hai cho Cuộc Khủng Hoảng 2017-2019

Dịch giả: Trương Huy Minh

Mặc dù Hoa Kỳ không phải là trung tâm của cuộc khủng hoảng thế giới 2017-2019 xét trên yếu tố nội tại của nền kinh tế so với các khu vực khác. Ba ngòi nổ lớn nhất là: Bong bóng bất động sản ở Trung Quốc; Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Châu Âu và  Itailia và cuối cùng là khủng hoảng dầu mỏ.

Hoa Kỳ vẫn đang giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng vấn đề của Hoa Kỳ là nợ công đã ở mức quá cao và bong bóng chứng khoán tại đây là lớn nhất thế giới vì sự lệch lạc của dòng vốn đầu cơ. Áp lực giảm phát của Hoa Kỳ và cú đổ vỡ bong bóng chứng khoán do đó sẽ góp phần làm cho cuộc khủng hoảng 2017-2019 trở nên tồi tệ.

Nợ công đã lên mức nguy hiểm

Tổng nợ của Hoa Kỳ vào cuối năm 2015 là 67,500 tỷ USD, cao hơn 15.8% so với đầu năm 2009. Con số này chỉ ở mức quanh 5,000 tỷ USD vào thời điểm bắt đầu bong bóng năm 1983. Cho đến đỉnh điểm bong bóng năm 2008, con số nợ đã tăng gấp 11 lần, đạt 56,000 tỷ USD. Để đạt tới mức nợ này, tăng trưởng nợ đã gấp 2.54 lần tăng trưởng GDP trong 26 năm.

Năm 2008 có thể được xem là thời điểm kết thúc bong bóng nợ. Thật không may, chính sách in tiền khổng lồ và chính sách tài khóa không cho phép điều đó. Thay vào đó, họ bắt đầu tăng thêm lượng cocain để chấm dứt cơn nghiện.

Mức nợ tăng thêm lớn nhất từ năm 2009 là do chính phủ tạo ra, với tỷ lệ tăng trưởng 48% (hiện vẫn tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm hơn)! Nợ doanh nghiệp tăng 10.4% khi các doanh nghiệp vay hơn 3,000 tỷ USD kể từ năm 2009 nhằm mua lại cổ phiếu của họ và tạo ra bong bóng EPS giả tạo bằng dòng tiền miễn phí từ Fed.

Hình 1: Tổng nợ của Hoa Kỳ

Hiện đang cao hơn 9,200 tỷ USD so với đỉnh bong bóng đầu tiên (2008)

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của Dòng Chảy Dự Trữ Liên Bang, Bộ Tài Chính

(Lưu ý: $ T là viết tắt của Trillion USD- nghìn tỷ đôla)

Giảm phát luôn theo sau quá trình giảm đòn bẩy

Bong bóng nợ tạo ra giảm phát khi mọi người phải giảm đòn bẩy. Đó là lý do tại sao chúng ta không đạt được tỷ lệ lạm phát 2% từ năm 2009 mặc dù Fed đã in ra hàng nghìn tỷ USD. Biểu đồ dưới cho thấy quy mô in tiền của 4 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Mặc dù Fed đã ngừng in tiền từ năm 2015 nhưng ECB và BOJ lại đẩy mạnh. Mỗi tháng, 4 ngân hàng trung ương này lại bơm ra 200 tỷ USD vào hệ thống tài chính. Nhưng lạm phát vẫn thấp một cách bí ẩn.

Hình tiếp theo cho thấy giảm phát diễn ra như thế nào từ năm 2009 đến đầu năm 2010, trước khi được chặn lại bởi chương trình nới lỏng định lượng (QE). Định nghĩa rộng nhất về cung tiền là M3 đã giảm 6% trước khi tăng trở lại. Tăng trưởng cung tiền M3 đạt mức đáy thấp nhất chưa từng có vào năm 2010-2011 sau khi đạt đỉnh 17% tại đỉnh bong bóng.

Nguyên nhân bởi giảm phát là xu hướng tự nhiên khi xuất hiện giảm đòn bẩy nợ và các tài sản tài chính, trừ khi chính phủ có một sức mạnh cực lớn để chống lại nó, điều chúng ta khó có được ở thời điểm hiện tại.

Sau Fed, BOJ và ECB cũng đang phát ra thông điệp tiến hành thu hẹp các gói QE trong năm tới. Khi các ngân hàng trung ương buộc phải thu lại các gói QE, giảm phát sẽ ngay lập tức được bộc lộ bởi quá trình giảm đòn bẩy tài chính của các nhà đầu tư khi mà dòng vốn giá rẻ không còn nữa.

Hình 2: Một giai đoạn giảm phát ngắn hạn trước khi các chương trình QE khôi phục lại lạm phát. Thể hiện qua phần trăm thay đổi cung tiền M3 (y-o-y).

Nguồn: St.Louis Fed, Shadow Stats

Thật khó để hiểu và cảm nhận giảm phát vì đến thời điểm này, giảm phát đang nằm tận sâu bên trong nền kinh tế. Chúng ta cảm thấy đau đớn mỗi ngày nhưng vẫn chưa hiểu nguyên nhân tại sao. Bạn có thể nghĩ giảm phát giống như căn bệnh ung thư của nền kinh tế. Nó gặm nhấm hệ thống và cơ sở hạ tầng một cách từ từ, giết chết nền kinh tế từ bên trong. Thông thường, bệnh nhân ung thư không biết sự tồn tại của căn bệnh đáng sợ này cho đến khi nó bắt đầu bộc phát.

Sự lệch lạc của dòng vốn đầu tư, đầu cơ quá mức và bong bóng chứng khoán

Các nỗ lực của Fed nhằm ngăn chặn cuộc sụp đổ không thể tránh khỏi càng tạo ra kịch bản tồi tệ hơn. Khi cố giữ bong bóng càng lâu, sự mất cân bằng giữa các tài sản tài chính và đầu tư lệch hướng sẽ càng lớn, do đó tình trạng mất cân bằng thu nhập sẽ tạo ra đợt giảm đòn bẩy tài chính còn tồi tệ hơn.

Lý do mà các ngân hàng trung ương khởi đầu là Fed, sau đó là ECB và BOJ đang buộc phải rút lại các gói nới lỏng định lượng là họ đang mất kiểm soát định hướng dòng vốn. Tiền in ra không được chảy vào những người thực sự cần nó là người tiêu dùng và các doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn. Thay vào đó, tiền được chảy vào những nhà đầu cơ và họ dùng nguồn tiền này để tăng vị thế mua trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu.

Sự lệch lạc dòng vốn đầu tư cũng thể hiện ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ không sử dụng nguồn vốn giá rẻ để thực hiện các dự án đầu tư dài hạn nhằm tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp, thay vào đó, họ sẽ tăng vay nợ để mua lại cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu. Theo tính toán của Harry Dent, 40% tăng lên trong EPS của các công ty trong chỉ số S&P 500 từ 2009-2016 là do tác động của việc mua lại cổ phiếu (buyback) chứ không phải do sự phát triển của hoạt động kinh doanh chính.

Hình dưới cho thấy tác đông của việc mua lại cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số S&P500. Chú ý sự phân kỳ bắt đầu diễn ra từ giữa quý 2.2016 đến nay. Trong khi các doanh nghiệp đang giảm mua lại cổ phiếu thì giá cổ phiếu vẫn tăng. Đây là sự phân kỳ xảy ra do các hành vi lực quán tính đầu cơ ở giai đoạn cuối xu hướng tăng.

Các hành vi phi lý trí có thể kéo dài lâu hơn dự đoán. Biểu đồ sau đây là lợi nhuận biên được điều chỉnh lạm phát so với GDP (chúng tôi sử dụng lợi nhuận biên để không bị ảnh hưởng bởi các thủ thuật tài chính) đã đạt đỉnh và đi xuống. Mỗi lần tỷ lệ này đạt đỉnh đều tương ứng với một cuộc khủng hoảng nào đó.

Trong khi lợi nhuận biên thực đã đạt đỉnh thì việc chỉ số S&P 500 tăng điểm chỉ là một hành động vô nghĩa. Nó được kéo dài bởi làn sóng đầu cơ.

Hậu quả của việc mua lại cổ phiếu quá mức và vay mượn nhiều là sự cạn kiệt về dòng tiền của các doanh nghiệp. Điều này đã từng diễn ra tại đỉnh năm 2000 và đỉnh năm 2007. Từ quý 1.2016 đến quý 1.2017, các doanh nghiệp Mỹ đã chi 2,200 tỷ USD cho chi tiêu vốn và mua lại cổ phiếu trong khi dòng tiền và vay nợ mới chỉ 1,900 tỷ USD. Điều này khiến mức thâm hụt dòng tiền lên đến mức cao kỷ lục 300 tỷ USD. Thiếu hụt tiền, đồng nghĩa doanh nghiệp khó có thể hỗ trợ đà tăng giá cổ phiếu bằng hoạt động mua lại cổ phiếu.

Theo Internet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness