TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 63
  • Hôm nay: 481
  • Tháng: 7220
  • Tổng truy cập: 5140539
Chi tiết bài viết

Đằng sau vệt khói tên lửa của KILO Việt Nam!

Vào ngày 22/12/2017, một tàu KILO của Việt Nam ở chế độ ngầm đã nhấn nút phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.

Image result for Đằng sau vệt khói tên lửa của KILO Việt Nam!

Hình ảnh video cho thấy, con tàu KILO này đang hợp đồng tác chiến với 4 “ong độc” Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.

Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm KILO của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…

Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này chứng tỏ Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc KILO vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.

“Tàu ngầm Việt Nam” - không chỉ là cái tên!

Khi 6 chiếc tàu ngầm KILO của Việt Nam xuất hiện tại Cam Ranh, những người “ngoại đạo” chắc mẫm cho rằng, thế là từ nay HQVN đã có 6 KILO tung hoành trên biển…nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có một sức mạnh răn đe nào hết.

Để thực sự KILO trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…

Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.

Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ Cam Ranh.

Để cho KILO hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thông thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của KILO với chỉ huy trên bờ như thế nào...

Phải xây dựng một trung tâm phát sóng tần số rất thấp hay VLF (là thuật ngữ dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) trong dải từ 3 đến 30 kHz và có bước sóng tương ứng từ 10 tới 100 km), nhưng có được một trạm phát kiểu này không đơn giản.

Hoặc phải đặt nhiều bộ thu và phát âm thanh dưới đáy biển tại những tọa độ mà tàu ngầm của ta thường đi qua. Khi những tàu ngầm này đi qua gần khu vực đó, nó có thể liên lạc với bờ và với nhau được qua sóng âm.

Các tàu ngầm hiện đại ngày nay liên lạc với chỉ huy trên đất liền bởi một vệ tinh riêng bằng cách sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy.

Rõ ràng là công nghệ, vật chất để cho tàu ngầm và trên bờ liên lạc được với nhau là không đơn giản, là yếu tố mang tầm quốc gia, cực kỳ khó khăn và nhạy cảm.

Vân đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.

Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình…nhưng mà không bị lộ bí mật. Vân vân và vân vân.

Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.

Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì KILO bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.

Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật vì nội dung, khái niệm của nó hầu như ai cũng hiểu. Có điều chỉ sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật.

KILO Việt Nam đã phóng Klub-S, và không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến.

Quả tên lửa Klub-S từ KILO phóng lên, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, KILO Việt Nam đã chính thức trực chiến. Chấm hết.

Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.

KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?

Giới quân sự Trung Quốc thì cho rằng Việt Nam còn lâu mới sử dụng thành thạo tàu ngầm KILO như Hải quân Trung Quốc. Giới bình luận quân sự quốc tế thì xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapo…

Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.

Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số O.

Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indo, Singapo có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm KILO của Việt Nam khi tác chiến như “sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông”, “một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam”…không phải là điều sáo rỗng.

Theo LeNgocThong

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness