TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 54
  • Hôm nay: 542
  • Tháng: 7281
  • Tổng truy cập: 5140600
Chi tiết bài viết

Điều gì thúc đẩy giá dầu lên cao đến thế?

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục xuất hiện trên tiêu đề báo chí vì đã quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Kéo theo đó là những suy đoán về những gì sẽ xảy ra trên thị trường dầu sau quyết định này. Và một trong những điều mà mọi người muốn biết là nó sẽ tác động gì đến giá xăng.

Giá xăng thực sự nhảy vọt sau quyết định của ông Trump. Nhưng đây không phải yếu tố duy nhất tác động tới thị trường dầu.

Nếu tham gia vào thế giới dầu thì việc theo dõi diễn biến của giá dầu thô đã trở thành bản năng của bạn. Hầu hết nhà đầu tư theo dõi giá dầu Brent hoặc giá dầu WTI. Dầu Brent muốn ám chỉ tới lượng dầu từ một số mỏ dầu nhất định ở Biển Bắc ở Bắc Âu, và thường được xem là loại dầu tiêu chuẩn quốc tế. Còn dầu thô ngọt nhẹ (WTI) là loại dầu từ Mỹ và là tiêu chuẩn nội địa của giá dầu Mỹ.

Hiện nay, giá dầu bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: Nguồn cung, nhu cầu và địa chính trị.

1. Nguồn cung

Nguồn cung và nhu cầu có tác động tới lượng dầu có sẵn trên thị trường.

Trong quá khứ, nguồn cung dầu thường được xác định bởi các quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ dần đóng vai trò lớn hơn và ảnh hưởng nhiều hơn tới nguồn cung dầu nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ. Vì thế, nếu các quốc gia sản xuất dầu lớn bơm quá nhiều dầu thì nguồn cung sẽ đẩy lên mức cao.

Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra trong năm 2014.

“Tại thời điểm đó, Ả-rập Xê-út đã quyết định không cắt giảm sản lượng và tiếp tục sản xuất ở mức sản lượng kỷ lục”, Tamar Essner, Giám đốc năng lượng cấp cao tại Nasdaq IR Solutions, cho hay. “Cùng lúc đó, bạn cũng chứng kiến mức sản lượng cao từ Mỹ, và các nhà sản xuất khác trên thế giới”.

Hậu quả là giá dầu giảm mạnh khi các nhà sản xuất bơm nhiều hơn nhu cầu dầu của thế giới. OPEC được cho là nguyên nhân dẫn tới đà rơi tự do của giá dầu vì họ đã từ chối giảm bớt sản lượng dầu. Tuy nhiên, OPEC cho biết các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ cũng bơm quá nhiều dầu và lẽ ra họ phải giảm sản lượng trước.

Trong năm 1973, các thành viên Ả-rập của OPEC đã áp đặt cấm vận chống lại Mỹ như là một biện pháp trả đũa trước sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel trong suốt cuộc chiến Yom Kippur. Sau lệnh cấm vận, nguồn cung dầu ở Mỹ trở nên quá khan hiếm và nhu cầu thì lại quá cao, và điều này đã đẩy giá dầu thô lên mức buộc các trạm xăng bắt đầu đặt ra giới hạn mua xăng cho mỗi người.

2. Nhu cầu

Khác với nguồn cung, nhu cầu dầu được xác định bằng lượng dầu cần thiết tại thời điểm đó. Mọi người cần dầu cho những thứ như nhiệt, điện và giao thông. Khu vực có tăng trưởng kinh tế càng mạnh thì lại càng cần nhiều dầu hơn.

“Các nền kinh tế trên thế giới đã phục hồi trở lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, và mức tăng trưởng ngày càng mạnh và mọi người ngày càng sử dụng nhiều nhiên liệu hơn”.

Sau này xuất hiện thêm nguồn nhiên liệu tái tạo và nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi: Thị trường dầu sẽ phản ứng như thế nào đối với nguồn năng lượng tái tạo?

“Rất nhiều thứ sẽ bị tác động bởi các chính sách công, nhưng xét cho cùng, nguồn năng lượng tái tạo chỉ có thể thay thế cho hydrocacbon nếu nó khả thi về mặt kinh tế”, ông Essner cho hay.

“Hiện nay, nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn đắt đỏ hơn hydrocacbon, vì thế người tiêu dùng sẽ không tự nguyện thay đổi nguồn năng lượng”.

3. Địa chính trị

Vì nguồn cung dầu được xác định bởi các quốc gia sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới nên tình trạng căng thẳng với một trong những nước này sẽ làm nảy sinh vấn đề rất lớn. Cụ thể, nếu xuất hiện chiến tranh hoặc xung đột trong khu vực sản xuất dầu, dự trữ dầu thô có thể bị đe dọa và gián tiếp tác động tới giá dầu.

“Địa chính trị thường được xem là yếu tố tác động tới giá dầu”, ông Essner cho biết.

“Cụ thể hơn, khi tình hình ở vùng Trung Đông và các khu vực nhiều dầu khác trên thế giới trở nên ngày càng căng thẳng và dẫn tới xung đột, thì bạn thường chứng kiến giá dầu tăng, vì xuất hiện nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn, hoặc các phương tiện vận chuyển bị gián đoạn, như kênh hoặc đường ống dẫn dầu hoặc công nhân dầu biểu bình, nhưng thứ như thế”.

Hãy nhìn lại Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Sản lượng dầu giảm mạnh và dẫn tới giá dầu tăng mạnh.

Và trong năm 2003, giá dầu nhảy vọt sau khi Mỹ xung đột với Irag. Được biết, Iran sản xuất rất nhiều dầu và với sự bất ổn thường xuyên trong khu vực này, nhà đầu tư không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tới nguồn cung.

Gần đây hơn, khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và khôi phục toàn bộ lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, giá dầu đã vọt lên đỉnh 3 năm rưỡi.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness