TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 15
  • Hôm nay: 938
  • Tháng: 6421
  • Tổng truy cập: 5151686
Chi tiết bài viết

Dự án khách sạn Park Hyatt Saigon - hòn ngọc trong sóng gió - Kỳ 1: Những khó khăn chồng chất

Hình thành dự án Park Hyatt Saigon là một khách sạn 5 sao tọa lạc trên một khu đất rộng trên 6.500m2 tại số 101 Hai Bà Trưng và một mặt mở ra hướng công trường Lam Sơn, phía sau Nhà hát Thành phố. Nhờ vào vị trí đắc địa đó, cùng với kiến trúc và trang bị hiện đại, tuy chỉ mới khánh thành - chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10.2005 nhưng Park Hyatt Saigon đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một khách sạn quốc tế hàng đầu tại TP.HCM.

Dự án xây dựng khách sạn quốc tế Park Hyatt Saigon khởi thủy từ sáng kiến của tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Hảo, một trí thức  từng giữ chức vụ Phó thủ tướng trong chế độ Sài Gòn cũ. Thể hiện tinh thần tôn trọng trí thức Việt kiều và chính sách đại đoàn kết dân tộc, lãnh đạo Trung ương và TP.HCM đã ủng hộ sáng kiến này và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TS Hảo thực hiện dự án. Đầu năm 1993, các bước đầu tiên của dự án bắt đầu triển khai. Đây là dự án khá táo bạo bởi chắc chắn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, chính quyền TP.HCM rất quyết tâm, dành hẳn cho dự án mặt bằng vốn là trụ sở cũ của Sở Công nghiệp rất rộng rãi và ở một vị trí thuận lợi  như nói trên. 

Năm 1993, một bản ghi nhớ và tiếp theo là bản thỏa thuận được ký, theo đó Công ty Xây lắp công nghiệp được cử làm đại diện bên Việt Nam, cùng với bên nước ngoài là công ty của TS Hảo và một công ty của ông Jaya J.B Tan tại Malaysia được TS Hảo lựa chọn và mời tham gia dự án dưới hình thức một công ty liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài, lấy tên là Công ty Khách sạn Grand Imperial Sài Gòn TNHH (dưới đây gọi tắt là liên doanh GISH). Từ đó, một liên doanh hình thành gồm có: Bên Việt Nam là Công ty Xây lắp công nghiệp, gọi tắt  SA&E; Bên nước ngoài gồm 2 công ty là Pengkalen Holding Berhad, gọi tắt Pengkalen của Malaysia và United Concord International Ltd, gọi tắt UCI, thành lập tại Hồng Kông, một công ty đầu tư của TS Hảo.

Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh cũng đã được ký kết đặt nền tảng cho mọi hoạt động của liên doanh. UB Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư chính thức cấp Giấy phép đầu tư số 908/GP ngày 6.7.1994 cho liên doanh GISH. Theo đó, vốn đầu tư là 48.500.000 USD, vốn pháp định 19.184.000 USD. Bên Việt Nam góp 30% vốn pháp định. Bên nước ngoài góp 70% (trong đó Pengkalen chiếm 51%, UCI 19%). Thời hạn hoạt động là 40 năm. Khi công ty liên doanh kết thúc hoạt động, toàn bộ tài sản cố định sẽ được chuyển giao cho bên VN dưới hình thức trả 1 USD danh dự.

Phần góp vốn của bên Việt Nam được tính bằng trị giá mặt bằng và tài sản hiện hữu. Bên nước ngoài đã đóng góp vốn pháp định đầy đủ theo tỷ lệ phân bổ. Giấy phép được điều chỉnh bổ sung nhiều lần. Đến nay các đối tác trong liên doanh gồm: Bên Việt Nam từ Công ty Xây lắp công nghiệp được chuyển giao cho Tổng công ty xây dựng Sài Gòn (SGC). Bên nước ngoài, Công ty UCI của TS Hảo vẫn giữ nguyên, Công ty Pengkalen thay thế bởi Radiant Investment Limited (RIL) cũng của Malaysia. Tỷ lệ góp vốn không thay đổi. Tổng vốn đầu tư tăng lên 51.612.047 USD.

Vượt qua sóng gió ban đầu

Theo thỏa thuận nguyên thủy, TS Hảo chịu trách nhiệm về địa điểm, thủ tục cấp phép đầu tư và thực hiện dự án. Ông Jaya J.B Tan chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn vay 40 triệu USD  cho dự án và đóng góp vốn điều lệ cho UCI của TS Hảo. Tuy nhiên, từ khi khởi đầu cho đến ngày hoàn thành khách sạn Park Hyatt Saigon, ông Jaya J.B Tan đã hoàn toàn không có đủ năng lực để thực hiện các cam kết về nghĩa vụ đảm bảo nguồn vốn vay cho dự án. Vi phạm cam kết này đã làm cho dự án có lúc gần như sụp đổ.

Khách sạn đang xây dựng dang dở phải dừng lại, liên doanh không thanh toán được các khoản nợ quá hạn. Thậm chí đã xảy ra những biến cố trong công việc kinh doanh của ông Jaya J.B Tan tại Malaysia và gây nên tình thế hiểm nghèo cho liên doanh GISH. Đó là biến cố xảy ra vào giữa năm 1996, khi Công ty Pengkalen tại Malaysia  bị Công ty MUI cưỡng bách tiếp quản, kể cả phần hùn trong liên doanh tại Việt Nam. Tại phiên họp HĐQT ngày 1.8.1996, bên Việt Nam và UCI rất lo ngại việc Pengkalen bị cưỡng bách vì nó dẫn đến thay đổi một đối tác trong liên doanh,  tổn hại đến sự ổn định và tính nhất trí là nguyên tắc bắt buộc, sống còn của liên doanh.

Cuối cùng các bên đồng ý phương án yêu cầu UCI đứng ra đàm phán với MUI  để mua lại phần hùn của Pengkalen; sau đó UCI bán lại y giá cho Radiant Invesment Limited (RIL), một công ty mới thành lập của ông Jaya J.B Tan. Việc làm này đã giúp ông Jaya J.B Tan tránh khỏi sự cưỡng bách tiếp quản và vẫn giữ được chân trong dự án ở Việt Nam. Đồng thời, liên doanh cũng giữ được thế ổn định và nhất trí để vượt qua sóng gió. Thế nhưng, sóng gió vẫn chưa thôi. Do ông Jaya J.B Tan không hoàn thành được cam kết huy động vốn vay nên dự án dở dang, đình trệ.

Khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á 1997 - 2002 như một cú đấm bồi làm cho dự án thực sự đứng trên bờ vực thẳm. Đi ngang qua khu vực Nhà hát Thành phố, mọi người ai cũng ngán ngẩm nhìn công trình xây dựng khách sạn dở dang với những tường gạch rêu phong, những cột sắt thép gỉ sét trơ gan với nắng mưa, gió bụi. Dư luận, báo chí xôn xao đòi chính quyền TP thu hồi lại đất, một vị trí tuyệt vời mà biết bao nhà đầu tư khác đang thèm muốn. Ông Jaya J.B Tan đã thất bại hoàn toàn đối với cam kết bảo đảm vốn vay cho dự án. Liên doanh GISH rõ ràng đang rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

May mắn thay, tháng 6.2002, được sự trợ giúp của Nhà nước Việt Nam và bằng uy tín của mình, TS Hảo đã thuyết phục được một tổ hợp liên ngân hàng Việt Nam gồm: Ngân hàng Đầu tư - Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín cho liên doanh GISH vay 22.500.000 USD trong thời hạn 12 năm. Đến tháng 5.2005 được vay bổ sung 5.000.000 USD, tháng 1.2006 vay bổ sung 3.500.000 USD. Tổng cộng: 31 triệu USD. Dự án khởi động trở lại từ cuối năm 2002. Trải qua bao thăng trầm, dự án hoàn thành từ tháng 7.2005 và chính thức làm lễ khai trương đi vào hoạt động ngày 1.10.2005; Khách sạn quốc tế 5 sao Park Hyatt Sài Gòn ra đời.

Bão tố lại nổi lên

Nhưng chưa đầy 1 năm hoạt động, bão tố lại nổi lên từ những tranh chấp quyền lực trong nội bộ bên nước ngoài của liên doanh. Ngày 10.8.2006, RIL đã đơn phương ra các nghị quyết bằng văn bản (NQ) của HĐQT về việc đăng ký lại hoạt động theo Luật Doanh nghiệp mới; thay thế chức vụ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc của TS Hảo đồng thời chỉ định 2 thành viên đại diện cho RIL là ông Dato Jaya J.B Tan làm Chủ tịch HĐQT, ông Paul Wong làm Tổng giám đốc. Các NQ này đã được chuyển cho SGC của bên Việt Nam và các thành viên SGC đã chấp thuận. RIL yêu cầu TS Hảo phải bàn giao chức vụ ngay lập tức vì cho rằng các NQ đã đạt được túc số 75% tỷ lệ vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Phía UCI phản đối và khởi kiện ra tòa án với 2 vụ kiện.

Vụ thứ nhất khởi kiện để đòi RIL trả lại 2% cổ phần nghĩa cử mà trước đây UCI đã chuyển giao cho Pengkalen nhằm mục đích giúp Pengkalen dễ dàng đi vay vốn nước ngoài cho dự án. Cam kết vay vốn ông Jaya J.B Tan đã không hoàn thành, nay yêu cầu phải trả lại; đồng thời yêu cầu trả số tiền mà UCI đã ứng trước để tăng vốn, theo thỏa thuận nguyên thủy thì khoản tiền này phía RIL phải đảm trách. Vụ thứ hai, UCI khởi kiện để đề nghị hủy bỏ các NQ văn bản nói trên. TAND TP.HCM đã thụ lý cả 2 vụ kiện và ngày 28.3.2007 mở phiên tòa sơ thẩm đưa vụ kiện thứ 2 thụ lý sau ra xét xử trước (?). Kết quả, tòa chấp nhận giá trị pháp lý của 3 NQ, buộc TS Hảo phải bàn giao chức vụ cho ông Jaya J.B Tan và Paul Wong. Phía UCI đã kháng cáo lên cấp phúc thẩm.

Nguy cơ đổ vỡ liên doanh có thể thấy trước mắt vì thế cân bằng đã mất, rồi đây trong liên doanh sẽ còn xảy ra hàng loạt lủng củng và bất đồng khác không thể nào lường trước được. 

Dự án khách sạn Park Hyatt Saigon - hòn ngọc trong sóng gió - Kỳ 1: Những khó khăn chồng chất - ảnh 1

Công trình ngưng thi công, báo chí lên tiếng

Nguyễn Công Thắng

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness