TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 53
  • Hôm nay: 586
  • Tháng: 7325
  • Tổng truy cập: 5140644
Chi tiết bài viết

Được, mất trong làn sóng 4.0

Bộ ảnh về những thực tế đáng buồn của cuộc sống công nghệ hiện đại của họa sĩ tự do người Ý Marco Melgrati đã đạt hơn 46.000 lượt người theo dõi trên Instagram vào tháng 12 năm ngoái. Bộ ảnh này đã trở nên nổi tiếng, không hẳn vì nó phản ánh đúng về cuộc sống mà chúng ta đang sống mà còn bởi lời cảnh tỉnh: chính chúng ta, chứ không phải công nghệ, đang làm mất đi những nét đẹp trong cuộc sống của mình.

 

Một trong những vấn đề đáng quan tâm của xu hướng 4.0 là việc con người đang ngày càng phụ thuộc

và có thể nói là gần như bị ràng buộc bởi chính công nghệ do mình tạo ra.

Quá nhanh, quá mới mẻ

Không thể phủ nhận rằng công nghệ phát triển giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, khiến chúng ta có điều kiện đạt đến sự thoải mái, tiện ích trong sinh hoạt, lao động và giải trí. Bên cạnh những trải nghiệm tích cực, công nghệ về một khía cạnh nào đó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta theo cách ngược lại, khiến nhiều khi chúng ta băn khoăn không biết mình đang mất đi những gì và cần gìn giữ, bảo vệ những gì.

Một ngày đầu năm mới, tôi ra ga Hà Nội để đưa mẹ mình về thăm quê trên chuyến tàu từ Bắc vào vùng cát trắng nóng bỏng Quy Nhơn, Bình Định. Cũng đến hơn 10 năm rồi tôi mới có dịp ghé đến nhà ga, nơi luôn để lại trong lòng tôi ấn tượng về sự lưu luyến của những buổi tạm biệt, chia xa theo những chuyến tàu.

Lần trở lại này, tôi ngạc nhiên trước những chiếc máy soát vé tự động vừa được lắp đặt hồi cuối năm ngoái.

Mẹ tôi, cũng như bao người lớn tuổi khác, khá lúng túng khi không nhìn thấy cô tiếp viên chuyên đứng ở cổng đi ra đường tàu để kiểm tra vé như mọi khi. Bà lần đầu tiên phải thực hiện một loạt thao tác quét mã vé trên giấy vào đầu đọc của cổng soát vé, chờ tín hiệu và được mở chốt để đi qua cổng.

Câu chuyện ngành đường sắt Việt Nam tự động hóa khâu kiểm soát vé, nhằm giảm thiểu tác nghiệp của nhân viên và cải thiện dịch vụ, tính an ninh trật tự nơi nhà ga khiến tôi nhớ đến những thông tin về việc ngành đường sắt Trung Quốc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới nơi các nhà ga.

Ngay cả việc thể hiện tình cảm cũng trở nên hình thức bởi người ta dường như không thể bứt ra

khỏi những thiết bị công nghệ. Tranh của Marco Melgrati.

Theo hãng tin Bloomberg, trong kỳ nghỉ Quốc khánh hồi đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều khách du lịch đã được trải qua chương trình ứng dụng thí điểm công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thay thế cho hoạt động kiểm tra thẻ căn cước tại các nhà ga xe lửa và khách sạn ở Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông.

Tại lối vào ga đường sắt Tế Nam, hành khách đưa thẻ căn cước và vé vào đầu đọc ở cổng soát vé, sau đó hệ thống camera hồng ngoại quét khuôn mặt của họ trước khi cho phép vào ga. Nhờ công nghệ mới này, ga Tế Nam hiện không còn cần đến đội ngũ nhân viên soát vé và thẻ căn cước của hành khách.

Tình trạng xếp hàng kéo dài cũng đã được khắc phục một cách hữu hiệu bởi thời gian kiểm tra đối với mỗi cá nhân chỉ còn 3 giây.

Ban giám đốc ga đường sắt Tế Nam cho biết hệ thống mới giúp nhà ga tiết kiệm nhân công và tránh được những sai sót thường gặp trong quá trình soát vé truyền thống.

Bên cạnh đó, nhiều khách sạn ở thành phố Tế Nam cũng đã chấp nhận hệ thống nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra khách đến nghỉ dưỡng. Hệ thống mới chỉ cần 10 giây để xác thực danh tính của khách hàng. Trong trường hợp khách quên không mang theo thẻ căn cước, hệ thống vẫn có thể nhận dạng do đã được kết nối với cơ sở dữ liệu của cơ quan công an.

Không chỉ có Tế Nam, Chiết Giang – một thị trấn cổ năm về phía Nam sông Dương Tử - đã trở thành nơi được tập đoàn công nghệ Baidu lựa chọn để thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt vào tháng 11 năm ngoái. Thị trấn cổ của vùng sông nước Giang Nam, luôn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm này đã tiến hành chụp ảnh chân dung của du khách và lưu trữ lại trong cơ sở dữ liệu.

Để làm được điều này, Baidu đã gắn một loạt các máy tính bảng trên cổng ra vào của mỗi khu vực nhất định, thiết bị sẽ quay hình người đi vào cổng, rồi gửi hình ảnh đến kho dữ liệu. Tại đây, công nghệ trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI ) sẽ nhận diện du khách và quyết định người đó có được phép vào cửa hay không.

Diễn giải thì dài dòng nhưng trên thực tế, toàn bộ quá trình diễn ra trong 0,6 giây với tỷ lệ chính xác là 99,77%. Nó giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và tăng sự thuận tiện cho du khách. Theo Baidu và công ty du lịch Chiết Giang, công nghệ này đã nhận được nhiều lời phản hồi tích cực.

Nhà khoa học Andrew Ng, cũng là người chủ trì chương trình thử nghiệm nói trên của Baidu, nói với CNN rằng công nghệ này cũng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng gian lận vé. Khi người xem mua vé tham dự sự kiện, ban tổ chức có thể yêu cầu một bức ảnh khuôn mặt họ và xác nhận lại khi người xem đến địa điểm tổ chức.

Trong khi đó, vận dụng công nghệ blockchain, công ty ZhongAn Online cũng ở Trung quốc lại cho phép người dùng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để theo dõi... những con gà mà họ đã mua. Cụ thể, người dùng sẽ có thể theo dõi chuyển động của những con gà theo thời gian thực thông qua một vòng đeo GPS gắn trên chân gà.

Theo ZhongAn, sản phẩm GoGo Chicken của họ sẽ giúp những người sành ăn quan tâm đến sức khỏe theo dõi vòng đời của... con gà sẽ trở thành thức ăn của mình trong tương lai, giúp họ an tâm hơn trong bối cảnh thị trường thực phẩm có quá nhiều nguy cơ gây ngộ độc mà người tiêu dùng lại thiếu hụt thông tin về tính an toàn của sản phẩm mà mình tiêu thụ hàng ngày.

Trang tin Quartz cho biết trong giai đoạn đầu, chỉ có 100.000 con gà được gắn vòng GPS nhưng công ty tại Thượng Hải này cho biết đã lên kế hoạch để tăng số lượng gà ta tham gia dự án lên tới 23 triệu con trong vòng ba năm tới, góp phần đưa công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) vào các trang trại nuôi gà tại Trung Quốc.

Một khi được đăng ký vào hệ thống GoGo Chicken, những chú gà “chịu án” sẽ được gắn các thiết bị giúp theo dõi chuyển động và loại thức ăn chúng đã ăn. Loại gà vườn này được nuôi 4-6 tháng so với gà công nghiệp chỉ 45 ngày trước khi bị đưa vào dây chuyền giết mổ. Và công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ giúp cho bất kỳ khách hàng nào đã đặt mua gà có thể theo dõi chú gà từ chiếc điện thoại thông minh (smartphone) của mình.

Được, mất do mình

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiến cho nhiều nếp sinh hoạt đời thường của chúng ta chỉ còn tồn tại trong hoài niệm, bởi chúng bị thay thế hoàn toàn bởi công nghệ. Những phát minh công nghệ liên tục ra đời, khiến cho vòng đời của các trang thiết bị số như ngắn lại. Và đôi lúc, chúng ta giật mình, không phải bởi vì sự thay thế nhanh chóng của trang thiết bị, mà bởi chính vì sự thay đổi của những thói quen, hành vi phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.

Có lẽ, hành vi chuyền tay nhau những tờ giấy nhắn tin “vụng trộm” trong giờ học nay đã không còn nữa, bởi sự tiện ích vượt trội của các ứng dụng nhắn tin từ miễn phí như Viber, Zalo cho đến tốn phí như SMS… Nhưng còn đâu cảm giác mong chờ xen lẫn sự hồi hộp khi phải lén lút qua mặt thầy cô, để chuyền tay nhau từ đầu bàn xuống cuối lớp những dòng thông tin bí mật.

Buổi sinh hoạt chung của gia đình có thể sẽ không còn cảnh tất cả các thành viên cùng lật xem những cuốn album lưu giữ hàng trăm bức ảnh, mà bản thân mỗi tấm ảnh là cả một câu chuyện đầy kỷ niệm. Những tấm ảnh được xem nhiều nhất, khơi gợi sự chú ý nhiều nhất thường là ảnh về thời thơ ấu, được cha mẹ cất giữ sâu trong tủ để tránh bụi bẩn và bảo quản chúng khỏi sự tàn phá của thời gian.

Mọi thứ giờ đã được số hóa, muốn xem album ảnh gia đình thì cứ vào kho ảnh có trong máy tính (từ máy tính để bàn, máy tính cá nhân đến máy tính bảng các loại), hoặc vào phần lưu trữ trên “đám mây” của mỗi người. Và trào lưu tải ảnh thời còn bé thơ cũng theo đó trở thành một trào lưu nổi bật trên Facebook.

Nếu cùng bạn bè đi du lịch đến một nơi xa, bạn không phải ghi nhớ việc lấy bản đồ ở sân bay hoặc ghé các quầy thông tin cho du khách để mua chúng, bởi nỗi lo sợ lạc đường đã được giảm thiểu. Quanh chúng ta luôn có sự hiện diện của các ứng dụng bản đồ, thế nên bản đồ giấy đã trở nên lỗi thời.

Tương tự, niềm vui thú đi đến thư viện để tra cứu tài liệu cũng dần bị lãng quên, bởi thư viện số, kho tàng số đã trở thành chìa khóa của tri thức trên thế giới này.

Theo Saigontimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness