TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 77
  • Hôm nay: 1077
  • Tháng: 7816
  • Tổng truy cập: 5141135
Chi tiết bài viết

Eximbank đang bị thế lực nào “thao túng”?

Một điều kỳ lạ đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khi bà Ngô Thu Thúy, Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc lại được bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao. Từ đó, Eximbank xuất hiện hàng loạt dấu hiệu bất thường và biến động nhân sự cấp cao. Điều ngạc nhiên là nữ đại gia này lại được tham gia trực tiếp vào các phiên họp HĐQT, ra lệnh chỉ đạo trực tiếp với nhiều phòng, ban tại Eximbank. Điều gì đang xảy ra trong hoạt động quản trị ngân hàng này?
 
Nữ đại gia bị tố có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Biên bản điều chỉnh thông tin nhập phiếu bầu thành viên HĐQT độc lập của ông Cao Xuân Ninh. Biên bản này cũng bị tiêu hủy, không bố cho các cổ đông. Ảnh: MQ

Biên bản Kiểm phiếu đợt 1, ông Lê Minh Quốc chỉ được 45,76% phiếu bầu. Biên bản này đã bị chỉ đạo hủy ngay sau đó. Ảnh: MQ

Báo Người Tiêu Dùng đã từng đưa tin về Đại hội cổ đông bất thường năm 2015 của Eximbank diễn ra vào tháng 12.2015 có nhiều điều bất thường. Nổi cộm là việc cổ đông Ngô Thu Thúy, không phải là nhân sự của Eximbank, đã xông vào phòng kiểm phiếu và từ đó kết quả bầu cử hội đồng quản trị (HĐQT) bị thay đổi.

Cụ thể, thời điểm công bố kết quả bầu cử, ông Nguyễn Quang Độ, Giám đốc Khối Hành chính - Ngân quỹ của Eximbank là Trưởng Ban kiểm phiếu, thông báo kết quả kiểm phiếu của ông Lê Minh Quốc, ứng cử viên HĐQT, được 45,76% số phiếu bầu, tỷ lệ không đủ điều kiện vào HĐQT thì bà Ngô Thu Thúy đứng dậy và nói: “Còn một phiếu nữa”. Lập tức có một người mặc đồng phục của Eximbank tiến lên chỗ ông Độ nói nhỏ vào tai và ngay sau đó, ông Độ lập tức nói: “Có sai sót trong phiếu bầu”.

Sau khi có sự can thiệp của bà Ngô Thu Thúy và ông Cao Xuân Ninh - một ứng cử viên tham gia HĐQT Eximbank lúc bấy giờ, kết quả bầu cử đã có sự thay đổi theo hướng gia tăng lượng phiếu bầu cá nhân ông Lê Minh Quốc. Nhờ sự can thiệp sai pháp luật của bà Ngô Thu Thúy trong phòng kiểm phiếu, ông Lê Minh Quốc từ chỗ rớt đã đạt đến 58,11% phiếu bầu, đủ điều kiện trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020).

Những hành động trên của bà Ngô Thu Thúy liệu có trái với trình tự và quy định của pháp luật?

Bà Ngô Thu Thúy – Cố vấn cao cấp HĐQT của Eximbank. Người bị tố làm thay đổi kết quả bầu cử của Eximbank vừa qua. Ảnh: Trần Phong.

Biên bản kết quả phiếu bầu ông Lê Minh Quốc trúng cử thành viên HĐQT sau khi bị thay đổi. Một số thành viên chứng kiến sự thay đổi đã ký vào Biên bản cùng với Đại diện Ban Kiểm phiếu. Biên bản sau này cũng bị che giấu. Ảnh: MQ

Theo Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định về tội làm sai lệch kết quả bầu cử: Cụ thể là xâm phạm đến quyền đúng đắn của kết quả bầu cử làm kết quả bầu cử không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Nhận thấy sự nghiêm trọng trong vụ việc, Báo Người Tiêu Dùng đã đăng bài viết về những câu chuyện bất thường liên quan đến Eximbank và bà Ngô Thu Thúy. Sau khi Báo Người Tiêu Dùng phản ánh, lãnh đạo Văn Phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã truyền đạt ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là sẽ làm rõ vấn đề này. Cũng sau đó, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (do Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh chịu trách nhiệm phụ trách) đã tiến hành Thanh tra hoạt động tại Eximbank. Tuy nhiên, cho đến bây giờ kết quả thanh tra làm rõ vấn đề này của các bên có liên quan chưa có mà bà Ngô Thu Thúy lại được bổ nhiệm làm cố vấn cao cấp cho Eximbank.

Nữ đại gia quyền lực như thế nào ở Eximbank?

Bà Ngô Thu Thúy được biết là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc với chức năng kinh doanh vận tải nhiên liệu đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương; dịch vụ hàng hải - kinh doanh vận tải biển, đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải biển, hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan và các hoạt động khác có liên quan. Trước đây (khi bà Ngô Thu Thúy chưa giữ chức vụ ở Eximbank), Âu Lạc đã có khoản vay đáng chú ý ở Eximbank. Ngày 30/6/2015, Âu Lạc vay ngắn hạn 37,62 tỷ đồng và 1.727.803 USD (38,9 tỷ đồng) với hình thức bảo đảm là tín chấp, lãi suất chỉ 3%/năm, ngày đáo hạn từ ngày 5/9-28/11/2015.

Trong năm 2014, khá nhiều lần, Eximbank cho Âu Lạc vay tín chấp với lãi suất cực thấp. Cụ thể, tại báo cáo tài chính năm 2014, Âu Lạc vay tín chấp 27,1 tỷ đồng và 1.268.129 USD với lãi suất 3,5%/năm còn báo cáo giữa niên độ năm 2014, công ty này vay tín chấp 15,2 tỷ đồng và 715.339 USD lãi suất 3,5%/năm. Vì sao Âu Lạc được Eximbank cho vay tín chấp với giá trị lớn nhưng lãi suất cực thấp như vậy?

Hiện nay, với vai trò cố vấn cao cấp HĐQT Eximbank, bà Ngô Thu Thúy có nhiều “quyền năng” để tham gia góp ý cho chiến lược phát triển của ngân hàng này. Tuy nhiên, với việc chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng lại giữ vai trò có tính quyết định sinh tử đối với một ngân hàng nhiều khó khăn như Eximbank, liệu bà Thúy có đảm đương nổi?

Theo nguồn tin từ nhiều nhân sự cấp cao tại Eximbank bức xúc cho biết, từ khi bà Thúy về làm cố vấn cao cấp, không biết vô tình hay hữu ý mà hàng loạt nhân viên của ngân hàng này bị cho nghỉ việc hoặc luân chuyển vị trí công tác. Ở đây không phải ngân hàng đang thực hiện việc tái cấu trúc mà có dấu hiệu thanh trừng nội bộ trong ngân hàng. Có một chi tiết đáng lưu ý, đó là việc ông Nguyễn Quang Độ, Giám đốc Khối Hành chính - Ngân quỹ của Eximbank, cũng là Trưởng Ban kiểm phiếu tại Đại hội cổ đông bất thường của Eximbank (là người am hiểu rõ nhất về kết quả kiểm phiếu) đã bị phế bỏ chức vụ, điều chuyển xuống làm chuyên viên bộ phận Phát triển Nguồn Nhân lực thuộc phòng Quản lý nhân sự - Khối Nguồn nhân lực.

Ngày 20.1.2016, Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc tiếp tục ký quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Cao Xuân Lãnh từ ngày 21.1.2016 để chuyển sang công tác tại Bộ phận Phát triển Nguồn Nhân lực thuộc Phòng Quản lý nhân sự - Khối Nguồn Nhân lực. Được biết, Chánh Văn phòng HĐQT và Trưởng Phòng Hành chính Ngân hàng này cũng bị cắt chức mặc dù họ chưa từng mắc sai phạm gì. Theo phân tích của nhiều chuyên gia pháp luật và cổ đông, việc HĐQT Ngân hàng Eximbank cắt chức hàng loạt nhân sự cấp cao rõ ràng là việc cố tình che giấu các sai phạm trong tổ chức đại hội cổ đông bất thường, ngăn cản quá trình các cơ quan công an, thanh tra tiếp cận nhằm điều tra trước các dấu hiệu sai phạm trước đây.

Cổ đông bức xúc

Trước những điều bất thường trên, một số cổ đông của Eximbank đã tỏ ra rất bức xúc. Họ cho biết: “Là những cổ đông gắn bó rất lâu năm với Eximbank, chúng tôi chưa có thấy một đại hội cổ đông nào lại bất thường như vừa qua. Đại hội cũng có sự tham dự đại diện của Ngân hàng Nhà nước nhưng kết quả bầu cử lại không minh bạch, rõ ràng. Như thế sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước”.

Nhóm cổ đông này cũng cho biết, hành vi của bà Ngô Thu Thúy và ông Cao Xuân Ninh là thay đổi kết quả phiếu bầu của ông Lê Minh Quốc từ rớt thành đậu thực sự gây nguy hại cho ngành tài chính ngân hàng. Và đặc biệt, theo họ, việc thay đổi kết quả bầu cử như vậy là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Nếu để tồn tại sự việc gian lận bầu cử sẽ gây nguy hiểm tới sự bảo toàn nguồn vốn của các cổ đông cá nhân và tiền của Nhà nước trong ngân hàng này”, nhóm cổ đông của Eximbank khẳng định. Họ cũng đề nghị các cơ quan chức năng điều tra sớm vào cuộc để làm rõ và xử lý đúng quy định pháp luật.

Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định về Tội làm sai lệch kết quả bầu cử:

Dấu hiệu pháp lý

- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến quyền bầu cử của công dân. Cụ thể là xâm phạm đến quyền đúng đắn của kết quả bầu cử làm kết quả bầu cử không phản ánh đúng hiện thực khách quan.

- Khách quan: Là hành vi làm cho kết quả bầu cử không phản ánh đúng với thực tế khách quan của cuộc bỏ phiếu bằng các thủ đoạn.

+Giả mạo giấy tờ: Bằng mọi cách sửa chữa nội dung các giấy tờ có liên quan đến kết quả bầu cử.

+Gian lận phiếu: Làm sai lệch số lượng phiếu bầu cử như kiểm phiếu không đúng, rút bớt số phiếu, tăng số phiếu…

+Dùng thủ đoạn khác như đánh tráo hòm phiếu thật trong đó có kết quả bầu cử bằng hòm phiếu giả.

Hình phạt:

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả bầu cử, thì phải phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt tù từ 1 đến 3 năm:

a) Có tổ chức

b) Gây hậu quả nghiêm trọng

c) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.

nguyen_phuoc_thanh

Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(Lãnh đạo phụ trách Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

 Họ giống như trát vào mặt cơ quan quản lý

Cao Tuấn

(ghi chép từ ghi âm của cổ đông gửi đến Báo NTD)

Trả lời ý kiến một cổ đông bằng điện thoại về việc kết quả kiểm phiếu bị sửa đổi trái phép trước sự có mặt của Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh trong Đại hội cổ đông bất thường Eximbank, ông Thanh bức xúc: Các cổ đông thấy sai thì được quyền khiếu nại thôi, cơ quan chức năng người ta sẽ xem xét thôi. Đúng là hôm qua có anh ở đấy thì phản ứng ngay thì nó hay biết chừng nào. Hôm qua tui ngồi dưới mà tui đâu có lên trên đâu. Tui nói là sao kỳ vậy, đã kết luận rồi tại sao báo rồi lại báo lại, chuyện đó dở hơi vậy!? Chuyện này vậy sao được, thà là chỉnh sửa gì đó chỉnh sửa, lúc chưa thông báo... Hôm qua tui chỉ vô dự thính thôi chứ không phải là người chính thức, anh hiểu giùm cái chuyện đó, để tui nghe thế nào thôi, anh biết rồi đó, nói thiệt anh chứ những người tui đưa vô, tui tính đưa ông Ninh làm Chủ tịch (Chủ tịch HĐQT Eximbank - PV) giờ họ cũng bác luôn rồi!

Tui đau lắm, thực sự chứ sáng giờ anh nói tui đau đớn lắm, thiệt anh à, họ giống như đi trát vô mặt cơ quan quản lý…

Khi cổ đông tỏ ra nguyện vọng hỏi ý kiến về việc khiếu nại HĐQT Eximbank, Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh hướng dẫn cổ đông: Anh cứ viết, anh cứ gửi rồi anh yêu cầu những người mà ngày hôm qua chứng kiến cái chuyện đó người ta cũng xác nhận cái chuyện đó.

Bộ ba quyền lực: Ngô Thu Thúy, Lê Minh Quốc và Ngô Thanh Tùng

Tại HĐQT Eximbank hiện nay, bà Ngô Thu Thúy là cố vấn cấp cao, ông Lê Minh Quốc giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Ngô Thanh Tùng là thành viên HĐQT. Tại Âu Lạc, 3 nhân sự trên lần lượt giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên HĐQT.

Trong báo cáo quản trị 2014 của Âu Lạc, bà Ngô Thu Thúy được bầu bổ sung vào HĐQT Âu Lạc và giữ chức Chủ tịch từ ngày 7/11/2014. Ngoài bà Ngô Thu Thúy còn có ông Ngô Thanh Tùng cũng trúng cử HĐQT.

Tại thời điểm 31/12/2014, bà Ngô Thu Thúy giữ 50.000 cổ phiếu Âu Lạc, chồng là Nguyễn Đức Hinh giữ 83.896 cổ phiếu và 2 công ty liên quan với bà Ngô Thu Thúy là CTCP Phát triển Phú Minh (bà Thúy sở hữu 18% vốn điều lệ) giữ 6.342.004 cổ phiếu, CTCP Đầu tư vận tải và Xăng dầu Sài Gòn (bà Thúy sở hữu 53% vốn điều lệ) giữ 5,84 triệu cổ phiếu. Ông Ngô Thanh Tùng không giữ cổ phiếu nào của Âu Lạc.

Đến ngày 8/4/2015, ông Lê Minh Quốc được bầu vào HĐQT Âu Lạc và giữ chức Phó Chủ tịch.

Trong giai đoạn 1/1/2015-31/12/2015, vợ chồng bà Ngô Thu Thúy và CTCP Phát triển Phú Minh đều bán sạch cổ phiếu Âu Lạc, CTCP Đầu tư Vận tải và Xăng dầu Sài Gòn giảm số lượng cổ phiếu từ 5,84 triệu cổ phiếu xuống còn 1,4 triệu cổ phiếu. Ông Ngô Thanh Tùng và Lê Minh Quốc đều không giữ cổ phiếu nào tại Âu Lạc.

Mai Trinh - Như Nguyễn

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness