TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 63
  • Hôm nay: 1045
  • Tháng: 7784
  • Tổng truy cập: 5141103
Chi tiết bài viết

Formosa mở rộng đầu tư liên doanh thép ở Việt Nam

Formosa Hà Tĩnh dự kiến mở lò luyện thứ hai trong mùa hè năm nay. Việc mở rộng đầu tư sẽ giúp công ty tăng gấp đôi sản lượng thép thô trong bối cảnh khu vực còn nhu cầu rất lớn về thép.

Formosa mở rộng đầu tư liên doanh thép ở Việt Nam

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS – Formosa Hà Tĩnh) dự kiến mở lò luyện thứ hai trong mùa hè năm nay. Việc mở rộng đầu tư sẽ giúp công ty tăng gấp đôi sản lượng thép thô trong bối cảnh khu vực còn nhu cầu rất lớn về thép. 

Formosa Hà Tĩnh đang vận hành lò luyện thép liên hợp đầu tiên tại trung tâm tỉnh Hà Tĩnh. Lò luyện này cho ra mẻ thép thô đầu tiên vào tháng 5/2017. Lò luyện thứ hai dự kiến sẽ giúp Formosa Hà Tĩnh tăng gấp đôi công suất hằng năm lên mức 7 triệu tấn.

Hiện tại, Tập đoàn Nhựa Formosa (gọi tắt là Tập đoàn Formosa) sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty liên doanh Formosa Hà Tĩnh. Ngoài ra, công ty Thép JFE của Nhật Bản cũng nắm 5% cổ phần, điều này cho phép JFE được chia sẻ sản lượng với công ty Formosa Hà Tĩnh.

JFE có kế hoạch bán thép cuộn cán nóng do Formosa Hà Tĩnh sản xuất với thương hiệu riêng. Ngoài ra, JFE cũng cung cấp sản phẩm thép từ Formosa Hà Tĩnh cho các cơ sở chế biến của JFE tại Đông Nam Á. 

Việt Nam là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất khu vực, do dân số 93 triệu người đứng thứ ba trong khối ASEAN và nhu cầu xây dựng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang tăng cao.

Năm 2008, Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) công bố việc rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành một công ty con - Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS – Formosa Hà Tĩnh).

Đầu tháng 6/2016, cái tên Formosa được dư luận nhắc tới và vừa phải nhận trách nhiệm vì việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến hải sản chết hàng loạt ở biển miền Trung.

Sau sự việc này, lãnh đạo Formosa đã phải công khai xin lỗi người dân Việt Nam và thực hiện bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD).

Lan Anh (tổng hợp) - Theo Trí thức trẻ/Nikkei Asian Review

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness