TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 67
  • Hôm nay: 189
  • Tháng: 6928
  • Tổng truy cập: 5140247
Chi tiết bài viết

Giới lãnh đạo Trung Quốc lục đục về cách quản lý tranh chấp thương mại với Mỹ

Cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang với Mỹ đang gây ra những rạn nứt trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc khi một số ý kiến cho rằng lập trường dân tộc chủ nghĩa quá mức có thể đã khiến Washington cứng rắn hơn với Bắc Kinh, theo Reuters.

Áp phích chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên một đường phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Rạn nứt xuất hiện trong giới lãnh đạo

Những chỉ trích tăng lên bất thường về chính sách kinh tế và cách mà chính phủ Trung Quốc quản lý cuộc chiến thương mại với Mỹ đã làm lộ ra những rạn nứt hiếm hoi ở nội bộ lãnh đạo Trung Quốc. Theo hai nguồn tin nắm rõ các cuộc thảo luận trong giới lãnh đạo Trung Quốc, những phản ứng dữ dội có thể cảm nhận được ở các cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ nước này. Mũi dùi chỉ trích có thể đang chĩa vào Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Vương Hỗ Ninh, một trợ lý thân cận đồng thời là nhà chiến lược và nhà lý luận hàng đầu của ông Tập.

Các nguồn tin cho biết Vương Hỗ Ninh, kiến trúc sư của “Giấc mơ Trung Hoa”, tầm nhìn của ông Tập về một đất nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng, đã xây dựng một hình ảnh dân tộc chủ nghĩa quá mức cho Trung Quốc và điều này đã khiêu khích Mỹ.

“Ông ấy gặp rắc rối vì điều hành sai lệch bộ máy tuyên truyền và thổi phồng sức mạnh Trung Quốc”, một trong những nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc, nói.

Theo một cố vấn chính sách giấu tên của chính phủ Trung Quốc, giờ đây có một cảm nhận ngày càng tăng trong nội bộ chính phủ rằng triển vọng Trung Quốc đang trở nên “u ám” khi mối quan hệ với Mỹ xấu đi vì tranh chấp thương mại. Những tiếng nói có ảnh hưởng khác ở Trung Quốc cũng có chung cảm nhận như vậy.

“Nhiều chuyên gia kinh tế và các học giả Trung Quốc đang cảm thấy bất an về các chính sách thương mại của Trung Quốc”, một học giả ở một tổ chức tư vấn chính sách ở Trung Quốc nói với Reuters.

“Cách nhìn nhận chung hiện nay cho rằng lập trường hiện tại của Trung Quốc quá cứng rắn và giới lãnh đạo rõ ràng đã đánh giá sai tình hình”, người này nói.

Cách nhìn nhận này đối lập với quan điểm phổ biến vào đầu năm nay của nhiều học giả Trung Quốc cho rằng nước này đủ khả năng chống lại cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ, khi mà họ thấy sức mạnh chính trị của Trump đang bị suy yếu tại Mỹ.

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh cho rằng nước này đã tránh được chiến tranh thương mại sau khi đạt được một thỏa thuận với Washington hồi tháng 5. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã sốc khi chính quyền Trump không thực hiện thỏa thuận đó.

Vị cố vấn chính sách giấu tên nói: “Bước thay đổi từ một cuộc xung đột thương mại sang một cuộc chiến tranh thương mại đã khiến nhiều người phải suy nghĩ lại mọi thứ. Điều này được nhìn nhận là có liên quan đến việc một số viện nghiên cứu và học giả thổi phồng quá mức sức mạnh của Trung Quốc, gây tác động đến các cảm nhận của Mỹ, thậm chí các quan điểm trong nước”.

Một quan chức chính phủ nắm rõ các nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc cho biết cách tuyên truyền thông điệp của nước này đã đi lạc lối.

“Liên quan đến cuộc chiến thương mại, bộ máy tuyên truyền Trung Quốc có lối suy nghĩ rằng Trump đang cuồng trí. Thực tế, những gì ông ta lo sợ là chúng ta đang ngày càng hùng mạnh”, vị quan chức nói.

Một Trung Quốc quá tự tin

Dưới thời lãnh đạo của ông Tập, các quan chức Trung Quốc ngày càng trở nên tự tin trong các tuyên bố khẳng định Trung Quốc cần được trao một vị trí đúng đắn với tư cách là một nước lãnh đạo thế giới, rũ bỏ lời giáo huấn “che giấu nanh vuốt và chờ thời” của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Sự tự tin của Trung Quốc được thể hiện rõ ràng hơn khi Bắc Kinh thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường” để xây dựng các tuyến giao thương kết nối phương Đông và phương Tây cũng như thể hiện lập trường cứng rắn qua các vấn đề lãnh thổ liên quan quan đến Biển Đông và Đài Loan.

Hu Angang, giáo sư kinh tế từ Đại học Thanh Hoa ờ Bắc Kinh đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu về “chủ nghĩa biệt lệ Trung Quốc” (Chinese exceptionalism), là một trong những học giả ủng hộ quan điểm cho rằng Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn diện.

Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Vương Hỗ Ninh (trái), một trợ lý thân cận của ông Tập và cũng là kiến trúc sư của “Giấc mơ Trung Hoa”. Ảnh: Reuters

Trong những tuần gần đây, Hu Angang đối mặt với những phản ứng dữ dội của công luận khi có nhiều ý kiến phê phán ông đã góp phần làm cho Mỹ lo sợ Trung Quốc bằng cách thổi phồng và đánh bóng sức mạnh quân sự, kinh tế và công nghệ của nước này.

Các rạn nứt trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc xuất hiện khi các thị trường chứng khoán Trung Quốc và đồng nhân dân tế giảm giá mạnh, trong khi đó, Bắc Kinh đang xoay sở gia cố nền kinh tế để chống đỡ các tác động của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Ông Tập cũng đang nỗ lực dập tắt “các đám cháy” khác bao gồm cơn giận dữ của công chúng trước vụ bê bối vắc-xin trẻ em kém chất lượng mới đây cũng như các cuộc biểu tình của các nhà đầu tư trong tuần này ở Bắc Kinh sau khi họ mất trắng các khoản tiền đã đầu tư vào các nền tảng cho vay ngang hàng.

Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc được cho là đang tham dự cuộc họp bí mật nhất hàng năm tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc có thể kéo dài hai tuần, để lại một khoảng trống chính sách khi ông Tập và các quan chức khác gần như biến mất khỏi các bản tin của truyền thông nhà nước.

Vẫn chưa rõ liệu ông Vương Hỗ Ninh, người đang kiêm chức vụ trưởng ban lãnh đạo công tác tư tưởng trung ương, có đối mặt bất cứ hậu quả nào tại cuộc họp này hay không và liệu có thể có các lý do khác dẫn đến các căng thẳng trong nội bộ lãnh đạoTrung Quốc có liên quan đến ông Vương Hỗ Ninh hay không.

Thay đổi cách cách tuyên truyền

Dù trong những ngày gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng nhiều bài xã luận bày tỏ quan điểm cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng có những dấu hiệu cho thấy nước này đang thay đổi trong cách tuyên tuyền thông điệp.

Trung Quốc bắt đầu tránh nhấn mạnh đến chương trình “Made in China 2025” nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước, khiến Washington phải phàn nàn về các tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

Kênh tin tức tiếng Anh CGTN nhằm vào các khán giả nước ngoài của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đang tập trung xoáy vào các bản tin phân tích người Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi phải mua hàng hóa tiêu dùng Trung Quốc với giá cao hơn cũng như các thiệt hại do các đòn áp thuế gây ra cho nền kinh tế Mỹ.

Hậu quả do sự phô trương sức mạnh quá mức của Trung Quốc đã xảy ra và giờ đây, bộ máy truyên tuyền Trung Quốc đang bị bên ngoài theo dõi chặt chẽ ở mức chưa có tiền lệ.

Vị cố vấn chính sách giấu tên của chính phủ Trung Quốc nói: “Trung Quốc không thể chờ thời và che giấu sức mạnh được nữa nhưng ít nhất chúng tôi có thể kiểm soát “âm lượng” của cỗ máy tuyên truyền và nói về câu chuyện của Trung Quốc theo cách hợp lý. Khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ, Trung Quốc ít gây sự chú ý từ bên ngoài nhưng giờ đây, Trung Quốc đang bị giám sát kỹ lưỡng”.

Theo TheSaigonTimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness