TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 57
  • Hôm nay: 780
  • Tháng: 7519
  • Tổng truy cập: 5140838
Chi tiết bài viết

Hàng chục tỷ USD vốn bảo lãnh Chính phủ đổ vào những “ông lớn” nhà nước nào?

Các khoản bảo lãnh của Chính phủ chủ yếu dành cho các dự án thuộc ngành điện, hàng không, sản xuất xi măng, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông và hai ngân hàng chính sách…

Hàng chục tỷ USD vốn bảo lãnh Chính phủ đổ vào những “ông lớn” nhà nước nào?

Xi măng Sông Thao, một trong 3 dự án gặp khó khăn nhất đang phải

tái cơ cấu dự án, tái cơ cấu khoản nợ vay. Ảnh TL

Gần 21 tỷ USD, bằng 11,1% GDP

Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2015 tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ là gần 26 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nước ngoài hơn 21,8 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 84%.

Tính đến hết 2015, tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 21 tỷ USD (bao gồm cả nợ được bảo lãnh để tái cơ cấu Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC). Con số bảo lãnh này chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.

Theo Bộ Tài chính, việc cấp bảo lãnh Chính phủ trong năm 2015 tập trung vào các chương trình đầu tư đang được thực hiện như chương trình phát triển đội tàu bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), các dự án thuộc Sơ đồ điện VII và dự án đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội.

Bộ Tài chính đã tổ chức việc giám sát thực hiện một số dự án đang trong quá trình rút vốn đã hoàn thành rút vốn và đang trả nợ, kiểm tra thực địa. Cụ thể với 6 đợt công tác thực địa và làm việc với các chủ đầu tư, địa phương về các dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh như dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), dự án Thuỷ điện Hồi Xuân (Thanh Hoá), dự án Nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng), cụm dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), cụm dự án Nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), dự án điện gió Bạc Liêu (Bạc Liệu).

Theo Bộ Tài chính, Bộ và một số doanh nghiệp được bảo lãnh đã phối hợp, chủ động trao đổi với bên cho vay nước ngoài để thực hiện nghiệp vụ trả nợ trước hạn nhằm tất toán nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, góp phần giảm dư nợ được Chính phủ bảo lãnh với số tiền 131,5 triệu USD.

Đối với việc tái cơ cấu các dự án có khó khăn về tài chính, Bộ Tài chính đã tìm các biện pháp, báo cáo Thủ tướng giải pháp xử lý.

Vốn bảo lãnh đổ vào “ông lớn” nhà nước nào?

Nêu cụ thể về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh đối với các lĩnh vực quan trọng trong năm 2015, Bộ Tài chính chỉ ra rằng, đối với ngành điện, năm 2015 có 4 dự án nguồn điện được cấp bảo lãnh Chính phủ với tổng giá trị gần 2,1 tỷ USD đã đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện đầu tư cho các cụm nhà máy điện Vĩnh Tân và Duyên Hải.

Theo đó, nâng tổng số vốn cam kết bảo lãnh Chính phủ của EVN lên thêm gần 2 tỷ USD và nâng tỷ trọng từ 56,14% tổng số nợ vay của lĩnh vực điện (tính đến hết năm 2014) lên 61,02% (tính đến hết năm 2015).

Bộ Tài chính cho biết, trong trường hợp EVN và PVN tiếp tục có các dự án đầu tư cần triển khai với khối lượng huy động vốn lớn trong những năm tới cần Chính phủ bảo lãnh, Quốc hội cần xem xét phê duyệt để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực này có 2 dự án Thuỷ điện Sông Côn và Thuỷ điện Nậm Na 3 đã chủ động tái cơ cấu bằng cách trả nợ trước hạn để tất toán nghĩa vụ vay được Chính phủ bảo lãnh với trị giá 90,40 triệu USD.

Đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cho biết, năm 2015, chương trình phát triển đội máy bay cụ thể máy bay tầm trung A321 và đường dài Boeing 787-9 của Vietnam Airlines tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.

“Vietnam Airlines đã tiến hành cổ phần hoá và sắp tới sẽ có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, khi đó lợi ích sẽ được chia sẻ giữa cổ đông chính là nhà nước và các cổ đông khác trong đó có cổ đông nước ngoài. Do đó việc Vietnam Airlines chủ động điều chỉnh chiến lược đầu tư, chính sách vốn vay cho đầu tư theo hướng giảm dần sự hỗ trợ của nhà nước là cần thiết”, văn bản của Bộ Tài chính nêu.

Liên quan đến bảo lãnh lĩnh vực xi măng, Bộ Tài chính đánh giá, xi măng đang là lĩnh vực có nhiều dự án gặp khó khăn nhất đang phải tái cơ cấu dự án, tái cơ cấu khoản nợ vay như tại 3 dự án: Xi măng Sông Thao (CTCP Xi măng Sông Thao là chủ đầu tư, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD là cổ đông chi phối), Xi măng Thái Nguyên (chủ đầu tư Tổng CTCP Xây dựng công nghiệp Việt Nam Vinaincon) và Xi măng Hạ Long do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư sau đó chuyển giao sang Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam Vicem.

“Sự phối hợp trong quá trình tái cơ cấu của các Bộ chủ quản là Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng vẫn cần được chú trọng hơn nữa để thúc đẩy và rút ngắn thời gian tái cơ cấu, giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất từ đó đảm bảo khả năng trả nợ, giảm dần lệ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ”, Bộ Tài chính nêu rõ.

Đối với 2 ngân hàng chính sách là Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng chính sách xã hội, Bộ Tài chính cho biết tồn tại của công tác cấp và quản lý bảo lãnh đối với 2 ngân hàng trong năm 2015 là kỳ hạn của trái phiếu ngắn, tập trung ở kỳ hạn 3 và 5 năm gây rủi ro lớn về tái cấp vốn.

NGUYỄN THẢO

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness