TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 68
  • Hôm nay: 1174
  • Tháng: 7913
  • Tổng truy cập: 5141232
Chi tiết bài viết

Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm

 

 Cuối cùng thì đến đầu tháng 7 .2017 , sau chừng 3 tháng  rầm rộ xóa sạch lòng lề dường  trả lại cho người đi bộ . Phong trào lập lại trật tự lòng lề đường đã được các vị lãnh đạo TPHCM cho lắng xuống.  " Đi về đâu hỡi em khi lề đường còn chen lấn "  " Bơi về đâu hỡi anh khi lòng đường đang ngập nước ..." 

thật là đau đầu  a ha .

Ô sào ẫn sĩ 

8.7.2017 

 

Để tránh các đội lập lại trật tự vỉa hè, nhiều cơ sở kinh doanh đã tạm lánh vô hẻm. Các tuyến đường quanh chợ Tân Định (Q.1)  và nhiều hẻm nhỏ rất nhiều ôtô đậu ken đặc. Dân hẻm nhỏ thêm khổ sở.

Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm
Xe máy để lấn chiếm hết vỉa hè tại hẻm 306 đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Bất tiện hẻm nhỏ, nay có thêm hàng người vào buôn bán nên xe ra vào cũng khó khăn

Một người dân hẻm 45 Đinh Tiên Hoàng

Nhiều ôtô, xe máy của khách hàng ở các quán mặt tiền đường cũng được chủ cửa hàng chọn hẻm làm nơi "ẩn náu".

Tràn vào hẻm

Tại các tuyến đường xung quanh chợ Tân Định (Q.1) như Đinh Công Tráng, Thạch Thị Thanh, Bà Lê Chân, Nguyễn Hữu Cầu... và nhiều hẻm nhỏ có rất nhiều ôtô được chạy lánh vào đậu ken đặc.

Hẻm nhỏ, nhiều xe đậu nửa trên vỉa hè nửa dưới lòng đường. Cộng thêm người dân buôn bán để xe và đồ đạc ra vỉa hè khiến người đi bộ phải đi hẳn xuống lòng đường.

Cũng khu này, nhiều con hẻm nhỏ bêtông trở thành nơi tụ tập buôn bán của nhiều hàng quán. Bàn ghế, tủ đồ ăn được bày chiếm hết nửa lối đi. Tại đường Bà Lê Chân, người dân còn bày bán la liệt trên vỉa hè.

Còn tại đường Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng (Q.1), mặc dù nhiều ngày qua lực lượng chức năng đã nhiều lần xử lý nhưng sáng 10-3 vẫn có rất nhiều xe 4 bánh đậu dưới lòng đường xếp thành hàng dài. Các hẻm nhỏ gần đó cũng rơi vào cảnh lộn xộn khi cả người buôn bán và đậu xe cùng chiếm hẻm.

Khu vực Q.3, các đường lớn khá thông thoáng nhưng đường nhánh, hẻm nhỏ lại bộn bề, nhếch nhác do xe cộ, hàng rong.

Khu vực các tuyến đường Phan Đăng Lưu, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm... (Q.Bình Thạnh), nhiều quán ăn, cửa hàng đã tự thu hẹp diện tích buôn bán. Vỉa hè đã thoáng hơn và người bán hàng rong cũng thưa thớt. Nhưng trong hẻm lại khác.

Hẻm 306 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh rộng khoảng 5m, dài khoảng 200m có đến gần 10 hàng quán chuyển vào mua bán.

Một người dân trong hẻm 45 Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Bất tiện là xe chúng tôi qua lại hơi khó vì con hẻm chật, nay có thêm hàng bánh ướt, hàng bún, xe cà phê... Nhưng chúng tôi cũng không biết giải quyết thế nào”.

Hàng quán, xe hơi... né đường lớn, tràn vô hẻm
Một quán nhậu đặt bàn ghế, dựng xe máy chiếm hết vỉa hè và lòng đường tại hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM - Ảnh: H.K.

Nhiều hướng giải quyết cho người bán hàng rong

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh - phó chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh - cho biết chủ trương của phường là trước mắt dẹp tình trạng lấn chiếm ở mặt đường chính, sau đó mới có giải pháp xử lý các trường hợp buôn bán trong hẻm.

Trên địa bàn P.25, người bán hàng rong thường tập trung trước cổng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trên đường Điện Biên Phủ.

Trước đây, phường đã đưa ra phương án kẻ vạch vỉa hè đường Điện Biên Phủ để tập trung người bán hàng rong. Tuy nhiên, người dân cư ngụ xung quanh không đồng ý nên phải tạm dừng. UBND P.25 cũng đã kiến nghị UBND quận có giải pháp bố trí tập trung người buôn bán hàng rong.

“Đối với người buôn bán vỉa hè giờ chỉ dừng lại ở việc yêu cầu rời khỏi các tuyến đường chính, không xử lý mạnh tay. Về mặt lâu dài phải có chỗ bố trí hợp lý, tập trung họ lại” - bà Trinh nói.

Trong khi đó, ông Lê Tiến Sĩ - chủ tịch UBND P.Tân Định, Q.1 - cho biết một số hẻm dân sinh không có tên đường, chỉ là tuyến hẻm, nếu những người trong hẻm đồng thuận với nhau việc bố trí và sắp xếp cho các hộ kinh doanh buôn bán và đảm bảo lối đi cho người dân thì phường vẫn cho phép theo kiểu mô hình tự quản.

Nếu khu vực đó không đảm bảo an ninh, mất trật tự, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc có khiếu nại tranh chấp thì phường vẫn phải kiểm tra xử lý.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đoàn Ngọc Hải - phó chủ tịch UBND Q.1 - cho biết quận đã trình đề án tổ chức khu vực tập trung cho người bán hàng rong sau khi chấn chỉnh vỉa hè lên UBND TP.HCM cách đây 6 tháng.

Theo dự kiến, khu vực đường Nguyễn Văn Chiêm và công viên bến Bạch Đằng sẽ là những địa điểm được chọn để làm thí điểm. Ngoài ra, Q.1 đang xem xét thêm một số tuyến đường khác.

“Chúng tôi đang chờ lãnh đạo thành phố chấp thuận về mặt chủ trương, sau đó sẽ tiến hành ngay” - ông Hải nói.

Bà Hứa Thị Hồng Đang - chủ tịch UBND Q.Tân Phú - cho biết ở giai đoạn này quận tập trung giải tỏa những hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè ở các tuyến đường trọng điểm. Đối với người bán hàng rong, quận chủ trương vận động bà con không lấn chiếm vỉa hè.

“Riêng người bán hàng rong dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn, kênh 19-5 đã được vận động tập trung vào khu đất trống rộng 800m2 của một gia đình đảng viên tại P.Tây Thạnh để bà con có chỗ buôn bán ổn định” - bà Đang nói.

CSGT ra quân giải tỏa 37 điểm ùn tắc giao thông

Ngày 10-3, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM cho biết CSGT đồng loạt ra quân phối hợp cùng nhiều đơn vị thực hiện các biện pháp giải tỏa ùn tắc giao thông tại 37 điểm nóng trên địa bàn TP.

Trong đó, khu vực trung tâm thành phố có 6 điểm, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm, khu vực cảng Cát Lái có 3 điểm, khu vực cửa ngõ có 8 điểm và khu vực khác có 14 điểm.

Sau khi triển khai, tình hình giao thông tại các điểm nóng chuyển biến tích cực, lưu lượng phương tiện vẫn đông nhưng lưu thông trật tự.

Từ nay đến cuối năm, phòng cùng Sở GTVT tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh phương án linh hoạt, ứng phó kịp thời theo diễn biến thay đổi của tình hình giao thông nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông. S.BÌNH

NHÓM PV CTXH - Theo tuoitre

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness