TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 840
  • Tháng: 7579
  • Tổng truy cập: 5140898
Chi tiết bài viết

IS sụp đổ. Nga-Syria chiến thắng và bài học muộn màng cho Mỹ-NATO!

Bất cứ chiến tranh kiểu loại gì thì “ai mạnh, kẻ đó thắng” là chân lý.

Image result for IS sụp đổ. Nga-Syria chiến thắng và bài học muộn màng cho Mỹ-NATO!

Hôm qua, hang ổ cuối cùng của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” tại Syria là Bukamal được giải phóng hoàn toàn, cùng với đó là đám tàn quân nguy hiểm từ thành phố Deir Ezzor kéo đến đảo Kati đã bị truy quét, đầu hàng.

Chiến dịch giải phóng Deir Ezzor đã cơ bản hoàn thành để bước vào giai đoạn cuối cùng “truy quét tàn quân IS” trên khắp đất nước. Cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” mà lực lượng IS một thời làm mưa làm gió, muốn dựng lên tại Trung Đông, đã chính thức sụp đổ.

Chiến thắng thuyết phục của người Nga

Cách đây 2 năm khi khi lực lượng IS và hàng chục tổ chức cái gọi là “ôn hòa” đối lập được Mỹ, phương Tây, Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, UEA…tài trợ đã dồn chính quyền của Assad vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Iran bất lực, thì Nga xuất hiện…

Trước thế trận bất lợi của Assad, thế chắc thắng của Mỹ, Tống thống Mỹ B.Obama, tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng đã tuyên bố: “Mọi cố gắng của người Nga, Iran sẽ sa vào vũng lầy Syria mà không thoát ra được…”.

Người Nga im lặng, cảm ơn lời cảnh báo và lạnh lùng tiến hành các hoạt động quân sự theo lời mời giúp đỡ của chính quyền Assad.

Song song với hoạt động của người Nga, trước đó 3 năm, từ năm 2012, Mỹ đứng đầu liên minh 58 quốc gia chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS cũng đang hoạt động quân sự tại Iraq và Syria…

Và, đây là kết quả chính sau 2 năm trên chiến trường Syria:

1, Toàn bộ các nhà tài trợ, nuôi dưỡng cho các phe phái đối lập “ôn hòa” đều không chịu được tên lửa và bom của Nga đã công khai kết thúc, từ bỏ sự hỗ trợ của mình.

Ngoại trừ IS và các lực lượng khủng bố bị cấm ở Nga (LIH), còn lại tất cả đều được “nhốt” vào các “khu an toàn” sau khi bị đánh kiệt quệ, để chờ một giải pháp chính trị hậu chiến khi IS sụp đổ.

2, Assad được bảo vệ, Assad trở nên mạnh hơn bao giờ hết, Assad đã chiến thắng…Tiếng hô “Assad must go” đã im lặng.

Nếu như chúng ta còn nghi ngờ về điều này thì hãy nghe tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman (chứ không phải BTQP Nga hay Syria đâu nhé), ông nói:

“Tôi thấy một hàng dài các quốc gia đợi để lôi kéo Assad, bao gồm cả các quốc gia phương Tây, bao gồm cả người Sunnis vừa phải. Đột nhiên, tất cả mọi người muốn đến gần Assad. Đây là điều chưa từng có. Vì Assad đang chiến thắng, tất cả mọi người đều đứng xếp hàng…”

3, Toàn bộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, khủng bố LIH, trên lãnh thổ Syria đã bị Nga-Syria đánh tan, nay quy mô chỉ còn là đám tàn quân sắp bị truy quét mà không còn được coi như là một tổ chức.

4, Với Nga, người Nga đã thắng lợi ngoạn mục trên 3 phương diện: Chính trị, quân sự và kinh tế.

Về chính trị. Vị thế nước Nga đã trở lại trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc hùng mạnh, danh tiếng nước Nga đã nổi như cồn. Bắt đầu các trò chơi địa chính trị tại Trung Đông hay trên thế giới không thể không có Nga…

Về quân sự. Nga trước hết đã “phòng ngự từ xa” thành công diệt quân khủng bố khi chúng còn đang chuẩn bị lực lượng để xâm hại an ninh Nga từ Syria.

Thông qua cuộc chiến Syria, Nga đã nâng cao kinh nghiệm, bản lĩnh chiến đấu, nghệ thuật tác chiến và thử nghiệm các loại vũ khí thành công. Sự phô diễn đã khiến cho Mỹ-NATO hiểu “chiến thắng Nga bằng quân sự” là cụm từ không có trong ngôn ngữ tác chiến của Mỹ-NATO.

Về kinh tế. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” là bản chất của quân đội nhà nghề Mỹ-Phương Tây. Quân đội Nga, người Nga tiến hành chiến tranh chủ yếu để bảo vệ tổ quốc, chống phát xít nên chưa và không có ý tưởng lấy chiến tranh để làm giàu để thu lợi nhuận.

Thế nhưng, nghịch lý thú vị là khi Nga theo yêu cầu của chính phủ Syria giúp đỡ chống lại quân khủng bố bắt đầu từ ngày 30/9/2015 thì thời thế dưới tác động của Mỹ-Phương Tây đã…bổng dưng thu lợi hơn hàng chục tỷ USD (không phải từ bán vũ khí) từ việc giá cả dầu lửa…

Đây là lần đầu tiên Nga tiến hành chiến tranh mà không hao hụt ngân sách trái lại mang lại một lợi nhuận “sạch” đáng kính nể.

Chiến thắng của Nga dưới góc nhìn quân sự

Không phải ngẫu nhiên mới đây, Nhà Trắng đã đề nghị quốc hội Mỹ phê chuẩn tăng ngân sách quân sự thêm hàng trăm tỷ USD. Điều đó chứng minh ít nhất, năng lực quân sự của Mỹ có vấn đề cần phải giải quyết trước năng lực quân sự của Nga và Trung Quốc.

1, Tổ chức, xây dựng lực lượng quân đội.

Trong cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO trên chiến trường Châu Âu và Syria, người Nga đã buộc Mỹ phải có cái nhìn mới về tư duy quân sự hiện đại thay vì “say men chiến thắng” sau chiến tranh lạnh.

Bắt đầu từ năm 2008, tranh thủ thời kỳ dầu tăng giá, chưa có mâu thuẫn lớn với Mỹ-NATO về vấn đề Ukraine, Nga đã âm thầm khôi phục và xây dựng quân đội kiểu mới để đối đầu với NATO đang luôn hống hách đe dọa tiến về phía Đông.

Chỉ trong vòng 10 năm, đặc biệt từ thời Sergei Shoigu là BTQP, Nga đã xây dựng lại những tập đoàn quân, những sư đoàn xe tăng, những sân bay quân sự kể cả tại Bắc Cực. Nga tổ chức hàng chục cuộc tập trận với quy mô lớn gấp Mỹ-NATO nhiều lần trên một phạm vị rộng lớn.

Hành động này của Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng những lực lượng lớn, rất lớn, cơ động nhanh để tung ra đòn quyết chiến chiến lược nếu tình huống xảy ra. Đó là lý do vì sao mỗi lần Nga tập trận sau này là mỗi lần NATO lo lắng hoảng sợ.

Trong khi đó, do Mỹ-NATO sau chiến tranh lạnh, đối tượng tác chiến của họ là quân khủng bố, thường tiến hành các “cuộc chiến giá rẻ” nên việc xây dựng các sư đoàn, quân đoàn cơ động, tập trung…là không cần thiết.

Mỹ có trên Châu Âu hàng trăm căn cứ quân sự chủ yếu là để cai trị quốc gia sở tại, còn không có ý nghĩa trong tác chiến với quân đội Nga.

Và chính vì thế nên khi cuộc khủng hoảng Ukraine, Syria xảy ra, quân đội Nga đã khiến NATO chùn tay tại Châu Âu và cũng không công khai can thiệp vào Syria như đã từng tại Lybia hay Iraq…

Rõ ràng với tổ chức lực lượng quân đội Nga như hiện nay thì vấn đề là Nga có tấn công NATO tại Châu Âu hay không chứ không có vấn đề ngược lại. Và NATO không phải là không có lý khi tố cáo Nga có âm mưu “xâm lược” này nọ…

2, Tác chiến điện tử.

Các nhà quân sự Mỹ cho rằng: “Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng các dải sóng điện từ sẽ là người chiến thắng” và “Lịch sử chiến tranh chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự”.

Cũng như người Mỹ, Nga đã xác định yếu tố quyết định thành bại trong chiến tranh hiện đại là tác chiến điện tử (EW), nhưng người Nga đã ưu tiên đầu tư lớn cho nhiệm vụ này nhưng theo hướng chuyên sâu khác Mỹ.

Trong khi đó, “say men chiến thắng” sau chiến tranh lạnh, và Mỹ-NATO lại thắng lợi dễ dàng trong những cuộc chiến tranh gần đây tại Trung Đông, Afganixtan, Nam Tư…nên phương án tác chiến hay tư duy về quân sự hầu như không thay đổi.

Trong tác chiến điện tử, Mỹ-NATO thường sử dụng phương án chế áp cứng là chủ yếu mà không có đầu tư, kinh nghiệm, trong chế áp mềm. Đó là Mỹ-NATO làm mù, điếc, đối phương bằng tên lửa hành trình Tomahak và không quân từ tàu sân bay để chiếm lĩnh bầu trời là chính.

(Trong tác chiến điện tử, chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.

Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả….)

Nói chung sử dụng chế áp cứng dành cho bên có sức mạnh vượt trội khi gặp phải đối phương yếu. (Phương án này Mỹ có thừa điều kiện để làm mưa làm gió, bất chấp, như đã từng ở Iraq, Lybia...)

Vì thế khi Nga và Mỹ-NATO đụng độ nhau tại Syria để chiếm lĩnh bầu trời, do Mỹ không thể, không dám, đối đầu trực tiếp với Nga bằng chế áp cứng nên hoàn toàn bị thất thế khi Nga sử dụng chế áp mềm trên cơ, vượt trội khiến Mỹ-NATO thúc thủ nhìn Nga làm chủ vùng trời Syria.

Bài học cho Mỹ là đối đầu với Nga, Trung Quốc là nếu muốn chiến thắng thì chỉ có sử dụng phương án chế áp mềm nếu như không muốn sử dụng VKHN.

3, Tư duy tác chiến trên biển và xây dựng hải quân.

Khi lần đầu tiên Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr không chỉ chấn động Trung Đông mà còn khiến Mỹ kinh ngạc. Mỹ kinh ngạc không phải Kalibr bay xa, chính xác, không phải Nga phá vỡ thế độc quyền của Mỹ-NATO…mà kinh ngạc ở phương tiện phóng.

Nga đã chế tạo ra những loại vũ khí, phương tiện phù hợp tối ưu với tư tưởng chiến thuật của họ. Nhỏ, cơ động, hỏa lực cực mạnh. Thay vì như các tàu khủng của Mỹ mang hàng trăm Tomahawk thì tàu chiến Nga chỉ dưới ngàn tấn, mang 4-6 quả, phóng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.

Và, quả thật đây mới là điểm nhấn đặc biệt khiến cho giới quân sự phương Tây thay đổi về nhận thức tác chiến hiện đại trên biển, đại dương, thay đổi nhận thức về tổ chức xây dựng lực lượng “hải quân nước xanh”, “hải quân nước vàng”…về tác chiến bất đối xứng.

Và, đến giờ có người mới hiểu tại sao Việt Nam lại có nhiều tàu phóng tên lửa Molnya đến thế.

Ngoại trưởng Mỹ công nhận Nga thắng tại Syria là nhờ làm chủ được vùng trời. Chính xác! Nhưng muốn làm chủ được vùng trời thì phải tác chiến điện tử thắng Mỹ vì Mỹ đâu có dễ dàng ngồi nhìn Nga làm mưa làm gió trên bầu trời Syria, quăng bom hủy diệt “con nuôi, con đẻ” của mình.

Mỹ sẽ chi nhiều tiền để tổ chức, xây dựng lực lượng lục quân, hải quân và cải tiến tác chiến điện tử, tuy nhiên, xuất phát muộn liệu có đuổi kịp người Nga???

Theo Lengocthong

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness