TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 72
  • Hôm nay: 989
  • Tháng: 7728
  • Tổng truy cập: 5141047
Chi tiết bài viết

Kẹt xe bởi nạn xây cao tầng trong trung tâm đô thị - Bài 1: Có cả lỗi từ ngành giao thông

Chuyên gia giao thông TS Phạm Sanh cho rằng, việc cấp phép xây dựng chưa tính toán tới nhu cầu hạ tầng giao thông, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông. Rồi khi các tòa nhà chung cư, khu đô thị mọc lên đã gây ra sự quá tải về hạ tầng lại dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch. Và quá trình điều chỉnh quy hoạch cũng lại không có sự phối hợp với ngành giao thông.

Số lượng phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng và sự xuất hiện ồ ạt của nhiều tòa nhà cao tầng

tại khu vực nội đô được cho là nguyên nhân gây kẹt xe.

Trong năm 2017 số điểm ùn tắc tại 2 thành phố lớn nhất nước không thay đổi nhiều về số lượng. Hà Nội hiện vẫn còn 37 điểm ùn tắc và TP.HCM vẫn còn 35 điểm ùn tắc.

Trong đó, có nhiều điểm ùn tắc phát sinh mới. Số lượng phương tiện  giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng và sự xuất hiện ồ ạt của nhiều tòa nhà cao tầng tại khu vực nội đô được cho là nguyên nhân của tình trạng này.

Cần biết thêm rằng, chỉ riêng với TP.HCM các số liệu thiệt hại do kẹt xe tăng dần qua các năm: 2007 hơn 13.000 tỷ đồng/năm, 2014 khoảng 1,2 tỷ USD/năm, 2016 chỉ tính thiệt hại về nhiên liệu đã là 2,4 tỷ đồng mỗi giờ ...

Nhiều ý kiến cho rằng ngành giao thông chưa thực sự có tiếng nói trong việc cấp phép các công trình nhà cao tầng trong đô thị, mặc dầu sự tăng dân số do các khu cao tầng đó cũng chính là làm tăng số lượng các phương tiện giao thông, làm tăng tầng suất và mật độ hoạt động của con người vào các không gian giao thông do ngành này quản lý.

Từ nhận định này phóng viên Người Đô Thị đã tham khảo  một số nhà chuyên môn về giao thông, quy hoạch và phát triển đô thị. Sau đây là các ý kiến của họ.

Lỗi không chỉ từ quy hoạch, mà ở cả triển khai quy hoạch

Thưa TS Nguyễn Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội), ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành giao thông đối với lĩnh vực cấp phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay?

Về nguyên tắc quy hoạch khi xây dựng một quy hoạch thì phải đồng bộ, kết nối được các quy hoạch với nhau (như giao thông với xây dựng). Khi xây dựng một con đường giao thông phải tính đến quy hoạch của các khu vực dân cư lân cận để tính  lưu lượng người di chuyển; khi xây dựng một khu đô thị phải tính đến quy hoạch giao thông để tính toán quy mô dân cư phải phù hợp...

TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội.

Tất cả những quy hoạch này đều nằm trong một quy hoạch chung về phát triển. Tới đây thì Luật quy hoạch mới ra sẽ lồng ghép tất cả quy hoạch vào làm một để có thể giải quyết được các nội dung còn phân mảnh, chồng chéo...

Về nguyên tắc là vậy, tức là đã có sự tính toán về lưu lượng giao thông cũng như lượng dân cư theo từng khu vực trong quy hoạch rồi. Nhưng tại sao vẫn có tình trạng ngày càng nhiều tuyến đường “bức tử” bởi  sự tăng dân số tại những tòa nhà cao tầng thưa ông?

Có thể nói điều đó không chỉ là lỗi ở quy hoạch mà còn ở quá trình triển khai quy hoạch. Ví dụ: Quy hoạch 1 tuyến đường với 10 nhà cao tầng trong 10 năm, tức là 10 năm mới hoàn thiện xong 10 nhà cao tầng và con đường cũng phải làm trong 10 năm. Nhưng hiện nay, có thời điểm chúng ta xây dựng và hoàn thiện 5 tòa nhà cao tầng cùng 1 lúc nên trong thời điểm đó, con đường sẽ không thể đáp ứng được.

Như vậy, quy hoạch chỉ là một phần, một phần nữa là do triển khai.

Ngành giao thông vận tải không được quyền quyết định, tham gia vào quá trình cấp phép xây dựng hoặc chỉ tham gia một cách “hình thức”. Vậy, có nên bắt buộc thực hiện quá trình đánh giá tác động giao thông trước khi cấp phép cho từng dự án công trình nhà cao tầng không, thưa ông?

Vấn đề cần có hay không thì cần phải nghiên cứu thêm. Nhưng theo chúng tôi được biết, về nguyên tắc khi xây dựng quy hoạch, trong quy hoạch có quy định là bao nhiêu tầng và mật độ dân cư cụ thể. Có nghĩa là, quy hoạch đã tính được lưu lượng giao thông. Sau khi đã có quy hoạch thì căn cứ vào quy hoạch người ta mới cấp phép xây dựng nó là bao nhiêu. Cấp phép xây dựng chỉ là một trong những bước cuối cùng để triển khai.

Theo tôi, nếu chúng ta có thể làm tốt công tác quy hoạch, quy định cụ thể về lưu lượng giao thông, số tầng, dân cư trong quy hoạch, thì có lẽ không cần phải quy định trong cấp phép phải có ý kiến bên giao thông, mà cần rà xem quy định trong cấp phép như thế nào.

Việc đánh giá tác động môi trường rất qua loa

Trước tình trạng quá tải hạ tầng giao thông tại một số khu vực đô thị do sự xuất hiện ồ ạt nhà cao tầng, có ý kiến cho rằng cần tăng thêm vai trò, vị trí của ngành giao thông trong việc cấp phép các công trình xây dựng. Xin TS Phạm Sỹ Liêm (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng) cho biết quan điểm của ông về vấn đề này?

TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Nguồn: TL

Cấp phép xây dựng cơ sở là quy hoạch chi tiết. Khi lập quy hoạch chi tiết đó, từ cơ quan chức năng đã phải thực hiện và tham khảo ý kiến của nhiều ngành. Bởi vì ngoài kiến trúc, mỹ quan đô thị, mật độ dân số , mật độ đô thị thì còn có các vấn đề hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và các hạ tầng xã hội nữa.

Vậy nếu quy hoạch chi tiết đặt ra được và làm đúng như vậy thì việc cấp phép xây dựng không  còn cần tham khảo ý kiến của ngành giao thông . Cho nên quan trọng là phải làm thế nào thực hiện theo đúng quy hoạch.

Còn trong trường hơp quy hoạch chi tiết chưa có và vẫn phải cấp phép để xây dựng, thì cơ quan cấp phép vẫn phải xin ý kiến của các ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị: điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh... và tất nhiên cần phải tham khảo ý kiến của ngành giao thông.

Như vậy, trong trường hợp này xin ý kiến của ngành giao thông là đúng, đây là ý kiến đúng đắn, cần được Bộ Xây dựng  được thể hiện bằng các  văn bản pháp quy.

Thưa ông, trên thực tế, mặc dù tại nhiều dự án đã có những quy hoạch chi tiết nhưng vẫn xảy ra một số vi phạm trong quá trình thực hiện. Chúng ta có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này thưa ông?

Quy hoạch là dựa trên dự báo nên có thể có sai sót không chính xác vì thực tế không diễn ra như dự báo. Thì các nhà quản lý quy hoạch có trách nhiệm về quy hoạch điều chỉnh và tổ chức lại quy hoạch với diện biến thực tế. Những dự án lớn bao giờ cũng có đánh giá tác động môi trường trong đó có đánh giá về giao thông (ví dui: khả năng chịu đựng của hạ tầng giao thông khi các phương tiện và tần suất hoạt động vận tải tăng cao do việc xây cao tầng, tăng dân số tại chỗ...).

Nếu những dự án làm đúng như vậy thì không có vấn đề gì cả , nhưng khâu đánh gia tác động môi trường hiện nay đánh giá rất qua loa, và người kiểm soát khâu này tầm nhìn chưa đủ bao quát.

Do đó phải chấn chỉnh lại hoạt động đánh giá lại tác động môi trường của các dự án bất động sản lớn.

Lê Minh thực hiện

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness