Một chú gấu bắc cực đang nhảy qua những tảng băng trôi ở Svalbard (Thuộc Bắc Băng Dương). Loại gấu bắc cực này chuyên ăn thịt các loài động vật như hải cẩu và những động vật biển có vú khác. Khi các tảng băng biến mất, môi trường sống của loài gấu này cũng không còn, các nhà khoa học dự đoán rằng chúng có nguy cơ biến mất vào năm 2050.

Vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu - nền tảng của vùng lãnh nguyên Bắc cực đang tan chảy dưới tác động của sự tăng nhiệt độ. Tại Alaska, nhiệt độ có thể tăng từ 1 đến 5 độ C vào năm 2100. Trong bức ảnh được chụp bởi vệ tinh của Nasa này, màu xanh đen là hình ảnh của những vùng ao hồ, đầm lầy do băng tan chảy.
\
Thermokarst (các đặc diểm địa hình được tạo ra ở vùng băng đóng vĩnh viễn bị phá vỡ) tạo ra những lỗ thoát khí nhà kính vào khí quyển. Tuy rằng hiện tượng này chỉ xảy ra tại một số vùng của Bắc cực nhưng nhiều nhà khoa học dự đoán nó sẽ lan rộng ra nhanh chóng

Có rất nhiều vùng nước đóng băng nằm dưới bề mặt của vùng châu thổ sông Mackenzie của Canada. Hầu hết các vùng lòng chảo ở đây đều là những vùng đất đóng băng vĩnh cửu. Sự tan ra của những vùng đất này làm tăng lượng nước của những con sông và làm cho những vùng đất dốc dễ bị xói mòn.
 
Tuần lộc Caribu đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự tăng lên của nhiệt độ. Tại Greenland (Đan Mạch), mùa sinh sản của loài động vật này trùng với mùa phát triển của các loại cỏ ở lãnh nguyên. Tuy nhiên sự thay đổi của khí hậu đã làm cho các loại cỏ này phát triển sớm hơn bình thường, làm giảm nguồn thức ăn, đe doạ sự sinh tồn của những chú tuần lộc mới sinh.

Một rừng cây vân sam đã chết tại Homer, Alaska. Đây là nạn nhân của một loài côn trùng nhỏ phát triển bùng nổ khi mùa đông ấm lên. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ 20, một lượng cây vân sam không nhỏ đã bị tiêu diệt bởi một loài côn trùng này. Ngoài ra khi những cây vân sam phân huỷ, chúng thoát ra một lượng khí CO2 (loại khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính) rất lớn.

Cháy ít khi xảy ra tại những vùng lãnh nguyên. Nhưng khi nhiệt độ tăng, cây bụi phát triển hơn làm tăng nguy cơ cháy. Một lượng khí CO2 không nhỏ sẽ thoát ra khi hiện tượng này xảy ra.


Inuit, một cộng đồng người thiểu số sống tại Bắc Cực, đang cảm thấy môi trường sống của họ đang thay đổi rất nhiều. Lượng băng giảm xuống làm cho việc săn bắn các loại động vật như hải cẩu trở nên khó khăn hơn và việc đi lại của họ ngày càng trở nên vất vả. Tuy nhiên, tộc trưởng của bộ tộc này cho biết: ”tổ tiên chúng tôi đã sống ở đây qua nhiều thế kỉ và chúng tôi cũng sẽ tiếp tục sống ở đây, chúng tôi sẽ thích nghi nếu khí hậu tiếp tục thay đổi.”

Theo Environment