TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 15
  • Hôm nay: 397
  • Tháng: 10402
  • Tổng truy cập: 5143721
Chi tiết bài viết

Không cần buồn về TPP!

Làm thủ tục khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị. (Ảnh: Hồng Phúc)

Không cần buồn về TPP bởi chúng ta còn những lựa chọn khác và cách nghĩ khác. Nếu biết nắm bắt thì không ít cơ hội vẫn sẵn sàng với doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như Hiệp định RCEP…

Đây là thông điệp TBKTSG Online tóm lược từ báo cáo đánh giá kinh tế châu Á có tên "Liệu có buồn về TTP? Hướng tới Hiệp định RCEP..." được Khối Nghiên cứu kinh tế của ngân hàng HSBC thực hiện. Báo cáo đưa ra một góc nhìn để các doanh nghiệp và nhà kinh tế tham khảo.

“Chúng ta hiện nay có thể đang dồn quá nhiều tập trung vào khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP không được thông qua mà quên rằng đàm phán của các hiệp định tự do thương mại khác vẫn đang tiếp diễn”, dẫn kèm theo báo cáo trên, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam ông Phạm Hồng Hải nhận định như vậy.

Ông Hải chỉ ra rằng, một trong những đàm phán quan trọng có thể kể đến là FTAAP - Khu vực tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương, một sáng kiến do APEC khởi xướng cách đây 20 năm, kết nối 21 nền kinh tế trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc. FTAAP bao phủ 60% GDP toàn thế giới và 50% giá trị thương mại toàn cầu. Văn kiện thống nhất của FTAAP đã được hoàn tất và chương cuối của FTAAP đang được gấp rút thực hiện.

Một hiệp định thương mại khác với quy mô nhỏ hơn tập trung vào châu Á có thể kể đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này kết nối ba nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), tạo ra khu vực tự do thương mại giữa 16 nền kinh tế châu Á và đóng góp khoảng 22.400 tỉ đô la Mỹ GDP và 10.000 tỉ đô la Mỹ giá trị thương mại thế giới. Hiệp định này đặc biệt sẽ có lợi cho khối các nước Đông Nam Á do nó sẽ giảm thiểu những bất cập giữa các hiệp định tự do thương mại trước đó, từ đó đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của khu vực này.

“Tôi tin rằng tổng thống mới của nước Mỹ có trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như việc làm cho người dân, và chúng tôi tin rằng tự do thương mại được đặt trên nền móng các nguyên tắc vững chắc sẽ mang đến sự thịnh vượng”, trích lời ông Hải, “Cho dù có hay không có TPP, nước Mỹ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao những động thái tiếp theo, đồng thời cần giữ vững tinh thần tiến lên phía trước để tận dụng mọi lợi thế có được từ các hiệp định thương mại đang trong vòng đàm phán. Mặt khác, việc chúng ta cần làm song song là xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh”.

Cụ thể hơn, từ báo cáo trên, có thể lược ra mấy lý do khiến cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam không nên quá thất vọng về tương lai TPP như sau:

Không hẳn tất cả hy vọng đều tắt

Sẽ có rất nhiều ẩn số sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ không có nhiều cơ hội được thông qua và Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia bảo hộ các nền công nghiệp trong nước.

Điều này rất quan trọng đối với các nước châu Á. Nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á đã là thành viên của Hiệp định TPP như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Úc, New Zealand và Việt Nam trong khi các nước khác cũng khao khát mong muốn được tham gia. Đa số các tài liệu đều chắc chắn cho rằng TPP đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực – nhiều hơn cả là cho Việt Nam - và việc thực thi Hiệp định TPP sẽ loại bỏ những khó khăn về chính trị nhưng mang lại những cải cách lợi ích kinh tế. Hiệp định TPP đã là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu.

Tuy nhiên các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang điễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước. Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do. Như là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP công bố một danh sách các số liệu ấn tượng, ví dụ như các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

Phạm vi của Hiệp định RCEP hạn chế hơn so với Hiệp định TPP nhưng nó sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại châu Á. Thực sự, Hiệp định RCEP bao gồm các điều khoản thông thường của một thỏa thuận thương mại tự do, chẳng hạn như thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Song có một vài dấu hiệu cảnh báo rằng hiệp định ký kết cuối cùng sẽ cắt giảm bớt một số điều khoản, đặc biệt là do những lo ngại của Ấn Độ về vấn đề thâm hụt thương mại đã lớn với Trung Quốc ngày càng phình to hơn và việc Nhật Bản khá miễn cưỡng cho mở cửa lĩnh vực nông nghiệp. Thỏa thuận cuối cùng nhiều khả năng sẽ đầy đủ những miễn trừ cụ thể của từng quốc gia và nhiều biểu thuế sẽ vẫn giữ nguyên.

Mặc dù có những hạn chế nhưng Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do FTA có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất. Hơn nữa, bằng cách kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, Hiệp định RCEP đưa ra một khuôn mẫu phát triển "Nam-Nam" mới, và từ đó có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.

Việt Nam được gì trong hiệp định này?

Kể từ khi ASEAN ký FTA với các quốc gia thành viên, các nước trong khu vực sẽ có những gì? Với sự hình thành các hiệp định thương mại song phương khác nhau, hiệu ứng "tô mỳ" đã được phát triển theo đó có các chi tiết hiệp định khác nhau (quy tắc xuất xứ, mức thuế suất, tiêu chuẩn) ở tất cả các hiệp định đều quá lộn xộn và đan xen vào nhau mà các doanh nghiệp rất khó khăn để thích ứng, và kết thúc ở việc tỷ lệ sử dụng các hiệp định thương mại tự do rất thấp như trong trường hợp của ASEAN.

Hiệp định RCEP cho phép một cách hiệu quả sự đồng quy giữa các hiệp định và giúp thu hút các công ty nước ngoài đến với cơ sở sản xuất tại ASEAN, trong đó có Việt Nam.

“Nhìn lại các FTA bên ngoài của ASEAN, khu vực này đã có những kế hoạch đầy tham vọng đối với việc hội nhập nội bộ, cụ thể là, thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Chúng tôi ước tính đến năm 2030 hiệp định sẽ thúc đẩy GDP cơ sở khoảng 5% nhờ vào việc loại bỏ những rào cản đầu tư và tự do hóa dịch vụ, đặc biệt là thông qua các dịch vụ tài chính”, trích từ báo cáo.

Trụ cột thứ tư của AEC liên quan rõ ràng đến việc mở rộng ký kết thương mại của ASEAN. Sau tất cả, điểm thu hút chính của AEC chính là đề xuất là một cơ sở sản xuất duy nhất trên toàn ASEAN bằng cách phá bỏ các rào cản đối với chuỗi cung ứng xuyên quốc gia (điều này được thực hiện bằng cách tự do hóa hàng hóa và dịch vụ thương mại, đầu tư, và dòng chảy lao động có tay nghề). Tất nhiên, tăng cường tiếp cận thị trường nước ngoài là bắt buộc, và đó là lý do Hiệp định RCEP rất quan trọng.

Khó khăn giúp ta tiến bước

Rõ ràng là Hiệp định RCEP có những mặt không thuận lợi nhất định: hiệp định cuối cùng nhiều khả năng sẽ thể hiện danh sách các điểm miễn trừ quan trọng và lộ trình dài để xóa bỏ hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, đó là một sự phát triển đáng mừng cho khu vực với vòng đàm phán Doha trong WTO mà đang di chuyển với một tốc độ băng giá và với việc thực hiện của TPP đang gặp khó khăn như trong thời điểm hiện tại.

Các tác giả báo cáo viết rằng họ tin chiến thắng của ông Donald Trump mở ra một thời kỳ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ nền kinh tế Mỹ. Các tác động trung hạn của chính quyền mới sẽ phụ thuộc vào những chính sách mà ông Trump cam kết thực hiện trong quá trình bầu cử, như bảy phương án hành động về thương mại của ông Trump cho thấy các nền kinh tế châu Á có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng nhìn ở góc độ tư duy tích cực, vẫn còn lạc quan cho thương mại châu Á trong “thời đại tổng thống Trump”. “Ít nhất, chúng tôi thấy được việc TPP không được tiếp tục bình luận và Mỹ không thể khởi động các sáng kiến thương mại khác trong vòng bốn năm tới, và điều đó sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy đàm phán Hiệp định RCEP thêm nữa”.

Tóm lại, việc thông qua Hiệp định RCEP sẽ khuyến khích đầu tư mới các chuỗi cung ứng và đem lại một số hỗ trợ cho các hoạt động thương mại và GDP trên khắp châu Á. Mặc dù tác động của nó không lạc quan như TPP nhưng chính vì phải đối mặt với một môi trường tăng trưởng thấp mà chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn để nắm lấy những gì có thể.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness