TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 58
  • Hôm nay: 315
  • Tháng: 7054
  • Tổng truy cập: 5140373
Chi tiết bài viết

Khủng hoảng dân số Hàn Quốc: Người già đi làm, người trẻ thất nghiệp

Cảnh nghèo ở tuổi xế chiều đang ảnh hưởng khoảng một nửa số dân trên 65 tuổi của Hàn Quốc...

Do khó khăn kinh tế, nhiều người già ở Hàn Quốc phải làm việc tay chân để kiếm sống - Ảnh: Bloomberg/FT.

Cuộc khủng hoảng dân số ở Hàn Quốc đã đạt tới một cấp độ mới, khi Chính phủ nước này công bố thống kê cho thấy số người trên 60 tuổi phải lao động ở nước này đã nhiều hơn số người ở độ tuổi 20 đi làm.

Dân số lão hóa đang là một thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở khu vực Tây Âu cho tới Nhật Bản. Xu hướng này gây ra tình trạng khan hiếm lao động và nhiều trách nhiệm phúc lợi xã hội nặng nề đối với nhà nước.

Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, không ở quốc gia nào mà khủng hoảng dân số lại đang gây ra vấn đề nghiêm trọng như ở Hàn Quốc. Tại đất nước kim chi, tình trạng nghèo ở người cao tuổi đang buộc một số lượng lớn người già phải làm công việc tay chân để kiếm sống.

Theo thống kê, cảnh nghèo ở tuổi xế chiều đang ảnh hưởng khoảng một nửa số dân trên 65 tuổi của Hàn Quốc. Trong khi đó, nhóm dân số này đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, dự báo sẽ chiếm hơn 40% dân số Hàn Quốc trước năm 2060.

Tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên Hàn Quốc có số người chết nhiều hơn số trẻ em được sinh ra, trong bối cảnh tỷ lệ sinh lập mức thấp kỷ lục mới.

"Nếu sự suy giảm dân số tự nhiên tiếp diễn, thì xã hội Hàn Quốc sẽ đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do dân số trẻ giảm mạnh và tỷ lệ dân số già ngày càng lớn", ông Lee Sam-sik, Giám đốc Viện nghiên cứu Xã hội lão hóa thuộc Đại học Hanyang, nhận định. "Sẽ rất khó để duy trì cấu trúc công nghiệp nói chung, xét đến số lượng người trong độ tuổi lao động giảm và mức tiêu dùng đi xuống".

Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số trẻ ở Hàn Quốc hiện ở mức khoảng 10%, do nền kinh tế nước này không thể tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao.

"Trừ phi có sự thay đổi về cấu trúc xã hội, chẳng hạn cải thiện tình trạng thiếu việc làm hoặc cung cấp thêm nhà ở, sẽ khó để thuyết phục giới trẻ sinh thêm con", ông Lee nói.

Thực tế này đang đặt ra những câu hỏi về mô hình kinh tế Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của nước này hiện đạt khoảng 3%. Tuy nhiên, mô hình kinh tế đề cao sản xuất và hướng ra xuất khẩu - vốn là động lực cho sự phát triển kinh tế Hàn Quốc 70 năm qua - đang giảm dần tính hiệu quả do sự cạnh tranh ngày càng lớn từ Trung Quốc, cũng như mối đe dọa ngày càng lớn từ trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa.

Trong khi đó, giới trẻ Hàn Quốc tỏ ra thờ ơ với những công việc lao động chân tay mà cha mẹ họ từng làm trước kia.

Số liệu chính thức công bố hôm Chủ nhật cho thấy hơn 4 triệu người Hàn Quốc trong độ tuổi 20 có hoạt động kinh tế (economically active - thuật ngữ chỉ người có việc làm hoặc đang tìm việc làm). Trong khi đó, con số tương ứng của người Hàn Quốc ở độ tuổi 60 là 4,2 triệu người, so với mức 3,9 triệu người cách đây 1 năm.

Thống kê này phản ánh dân số già ngày càng đông ở Hàn Quốc - số người từ 60 tuổi trở lên ở nước này đã tăng thêm gần nửa triệu người trong năm ngoái. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy vấn đề người già nghèo ở Hàn Quốc, cũng như văn hóa doanh nghiệp của nước này.

Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc buộc người lao động nghỉ hưu trước 60 tuổi, dù Hàn Quốc là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới. Điều này buộc nhiều người lớn tuổi Hàn Quốc phải đi tìm việc mới, thường là những công việc không đòi hỏi kỹ năng, để bù vào mức lương hưu ít ỏi.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hứa sẽ khắc phục tình trạng này bằng cách tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng từ mức 200.000 Won, tương đương 180 USD, lên mức 300.000 Won vào năm 2021.

Theo VnEconomy

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness