TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 59
  • Hôm nay: 341
  • Tháng: 7080
  • Tổng truy cập: 5140399
Chi tiết bài viết

Kịch bản xấu nhất: Trái Đất sẽ nóng lên thêm 1,5°C vào năm 2030

Nếu xu thế hiện nay vẫn tiếp tục, nhanh nhất là năm 2030, Trái Đất sẽ nóng lên thêm 1,5°C. Dù có không phát thải khí nhà kính vào năm 2030, Trái Đất cũng không nguội đi, vì các chất khí nhà kính còn lại trong khí quyển cả trăm năm nữa. Trái Đất sẽ phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng. Những đợt nóng trong mùa hè năm nay đã vượt qua kỷ lục của những đợt nóng trước đó ở châu Âu và toàn thế giới. Siêu bão xảy ra nhiều hơn. Nước biển tiếp tục dâng sau năm 2100. Những rạn san hô nước ấm sẽ biến mất, băng ở Bắc Cực sẽ tan… Cần phải có sự “Cải tổ” trong mô hình phát triển kinh tế. Sự thực ra sao?

Ngày 8.10 vừa qua, Báo cáo Đặc biệt của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu vừa đưa ra dự báo quan trọng, với cảnh báo: nếu xu thế hiện nay vẫn tiếp tục, nhanh nhất là năm 2030, Trái Đất sẽ nóng lên thêm 1,5°C. 

Theo Báo cáo Đặc biệt của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) vừa công bố mới đây, đến nay nhiệt độ trung bình Trái Đất đã tăng 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp (giai đoạn 1850 - 1900), với độ chính xác ± 0,2°C.

Nếu xu thế hiện nay vẫn tiếp tục, nhanh nhất là năm 2030 và chậm nhất là năm 2052, Trái Đất sẽ nóng lên thêm 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Dù có không phát thải khí nhà kính vào năm 2030, Trái Đất cũng không nguội đi, vì các chất khí nhà kính còn lại trong khí quyển cả trăm năm nữa. Chỉ với mức tăng nhiệt độ đó, Trái Đất đã sẽ phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng.

Những đợt nóng trong mùa hè năm nay đã vượt qua kỷ lục của những đợt nóng trước đó ở châu Âu và toàn thế giới. Siêu bão xảy ra nhiều hơn.

Nước biển tiếp tục dâng sau năm 2100, dù thấp hơn 10cm so với kịch bản 2°C đã từng được dùng làm mục tiêu ở Hội nghị Paris năm 2015.

Những rạn san hô nước ấm sẽ biến mất, băng ở Bắc Cực sẽ tan.

Với tất cả những tính toán đó, các nhà khoa học soạn thảo báo cáo IPCC lần này muốn đưa ra mục tiêu hạn chế nhiệt độ tăng trong vòng 1,5°C để cứu Trái Đất.

Họ đã đưa ra những phương pháp, mà theo họ là khả thi và đảm bảo phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ của các nhà khoa học.

Đại diện của LHQ tại Hội nghị Hội thoại cấp cao về Biến đổi khí hậu ở Hà Nội cũng cho biết, cần phải có sự “Cải tổ” trong mô hình phát triển kinh tế. Sự thực ra sao? 

Theo đồ thị của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng phát thải CO2 suốt nửa thế kỷ qua chỉ có tăng dần đều, với những lần giảm nhẹ trùng với những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Lượng phát thải khí CO2 do con người gây ra hàng năm trên toàn cầu, theo WB

Trong khi đó, để đảm bảo nhiệt độ không tăng quá 1,5°C, các nhà khoa học đòi hỏi phải cắt giảm phát thải CO2 ngay từ nay đến năm 2040 xuống còn bằng 0.

Hơn nữa, họ còn đề xuất phải thu hồi bớt lượng CO2 trong khí quyển .

Về mặt phát triển, đó là tương lai tươi sáng của loài người. Nhưng về mặt kỹ thuật và chính trị, đó là nhiệm vụ bất khả thi: từ khoảng 38 tỷ tấn CO2 xuống 0 tấn trong vòng 22 năm, trong khi xu thế tăng đã bền vững từ 1900 đến nay, đã hơn một thế kỷ.

Về mặt chính trị, những nước đang thải nhiều CO2 nhất thế giới lại là những nước không muốn cắt giảm. Trung Quốc đứng đầu danh sách, chiếm tới 28% lượng khí CO2 thải ra toàn cầu. Trung Quốc cam kết năm 2030 sẽ đạt đỉnh của phát thải, và sau đó sẽ giảm dần. Năm 2018, Trung Quốc lại nhấn mạnh họ là nước đang phát triển nên có quyền tiếp tục tăng phát thải. Trong thực tế, năm 2017 Trung Quốc đã tăng công suất các nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu hóa thạch thêm 4,3%, đạt 1100 GW (gấp 44 lần tổng công suất nhiệt điện của Việt Nam).

Những nước phát thải CO2 nhiều nhất vào năm 2015, theo UCS.

Nước phát thải lớn thứ hai là Mỹ. Ngày 1.6.2017, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris. Như vậy, Mỹ cũng không bị ràng buộc phải cắt giảm phát thải, mặc dù trong khoảng 30 năm trở lại đây, Mỹ đã giảm bớt lượng phát thải CO2/đầu người do nền kinh tế đã chuyển những khâu sản xuất nặng sang Trung Quốc và các nước đang phát triển. Giờ Tổng thống Trump muốn khôi phục lại các ngành sản xuất đó tại Mỹ, nên xu thế có thể sẽ đảo ngược.

Ấn Độ là nước đang phát triển và đã tuyên bố rõ họ không có nhiệm vụ phải cắt giảm CO2, vì mức độ phát thải trên đầu người của họ quá thấp so với Trung Quốc và các nước đã phát triển. Họ bảo vệ quyền được phát triển để xóa nghèo đói bằng con đường mà chính các nước phát triển đã đi qua. Cho đến nay, nếu nhìn vào các nước mới trở nên giàu có như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, chúng ta thấy chưa có con đường nào khác đi lên sự thịnh vượng ngoài con đường các nước công nghiệp hóa đã đi qua. Cũng chưa thấy một nước giàu nào có mức phát thải CO2/đầu người thấp hơn mức trung bình thế giới.

EU có vẻ là khối có cắt giảm phát thải CO2 mạnh nhất trên thế giới. Nhưng cái giá phải trả là tăng trưởng của khối EU lẹt đẹt suốt một thập kỷ sau khủng hoảng kinh tế 2008. Phần cắt giảm của EU cũng không thể đảo ngược xu hướng tăng của thế giới.

Australia, sau khi các đảng phái cãi nhau kịch liệt, đã bỏ thuế carbon. Rồi sau khi khủng hoảng lưới điện miền Nam năm 2017 do lượng điện gió phá lưới, họ đã hiểu phải chi rất nhiều tiền thì mới cân bằng được năng lượng tái tạo. Các phe vẫn chỉ trích chính phủ đã để cho giá điện lên quá cao vì chuyển sang phụ thuộc vào điện khí. Australia vẫn là nước xuất khẩu than đá quan trọng.

Nhật Bản, sau một thời gian từ bỏ hạt nhân làm cho giá điện lên quá cao (25 cent USD/kWh), cũng đang dần dần mở lại các lò phản ứng hạt nhân và xây trở lại các nhà máy điện than và khí bù vào lượng điện hạt nhân thiếu hụt. Họ dự định đến năm 2030 sẽ có 26% công suất điện là điện than.

Trong bối cảnh đó, dù các mục tiêu mà Báo cáo Đặc biệt của IPCC đưa ra tại Hội nghị Incheon, Hàn Quốc vừa qua đặt ra rất tốt đẹp, chắc chắn chúng ta không thể thực hiện được.

Hội nghị Incheon chỉ đưa ra thêm cảnh báo cho Hội nghị các bên COP 24 tại Katowice, Ba Lan vào tháng 12 này. Tại đó sẽ có những bài phát biểu hay về việc thế giới phải đoàn kết, hợp tác vì mục tiêu chung của loài người. Sẽ có những bài phát biểu thống thiết của các nước nghèo và các đảo quốc sắp chìm xuống biển. Sẽ có những thảo luận thâu đêm về cơ chế các nước giàu phải đóng góp để các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu dưới dạng Quỹ Phát triển Bền vững. Nhưng gần như sẽ không có đột phá nào mới cả. Gần như không có biện pháp gì để ngăn ngày tận thế đang đến.

Khi phải đối mặt với ngày tận thế, một thực tế phũ phàng là các nước đã công nghiệp hóa, tức là các nước giàu, sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn vì họ có nhiều nguồn lực và lựa chọn hơn. Các nước nghèo sẽ ít cơ hội và nguồn lực. Khi có ít nguồn lực thì nước nghèo sẽ phải lựa chọn giảm nhẹ hay thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đào Nhật Đình - Theo Người Đô Thị

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness