TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 62
  • Hôm nay: 323
  • Tháng: 7062
  • Tổng truy cập: 5140381
Chi tiết bài viết

Kỷ niệm 100 năm ngày Nam Phong tạp chí ra đời

Sáng 1-7, tại khu vực mộ phần cụ Phạm Quỳnh (phường Trường An, TP Huế) đã diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm ngày Nam Phong tạp chí - một trong những ấn phẩm báo chí chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam - ra đời.

Kỷ niệm 100 năm ngày Nam Phong tạp chí ra đời

Nhiều nhà văn, nhà báo ở Huế đến dự lễ kỷ niệm vào sáng 1-7 - Ảnh: Nhật Linh

Buổi lễ do đại diện hội đồng họ Phạm tại Huế chủ trì. Tham dự buổi lễ gồm những nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa và cả những người dân sống gần khu vực mộ phần cụ Phạm Quỳnh.

Trong không khí trang nghiêm, mọi người có mặt tại buổi lễ đều kính cẩn nghiêng mình để tưởng nhớ đến nhà chí sĩ Phạm Quỳnh - người có công tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để thay thế tiếng Hán và tiếng Pháp vào đầu thế kỷ 20.

Ông Phạm Hữu Thanh Tùng, đại diện hội đồng họ Phạm tại Huế, cho biết hội đồng đã cùng nhiều nhà nghiên cứu Huế dày công sưu tập được hơn 40 tác phẩm của cụ Phạm Quỳnh và gần như trọn bộ hơn 200 ấn phẩm Nam Phong tạp chí.

“Đây đều là những tư liệu quý phục vụ trong việc nghiên cứu văn học, báo chí. Nếu có cơ hội chúng tôi sẽ phối hợp với các bên liên quan để mở một cuộc triển lãm về cụ Phạm Quỳnh” - ông Tùng nói.

Cụ Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.

Cụ Phạm Quỳnh cũng là chủ bút và chủ biên của tờ nguyệt san Nam Phong tạp chí, xuất bản số đầu tiên vào ngày 1-7-1917.

Tờ nguyệt san này là một trong những ấn phẩm báo chí dùng chữ quốc ngữ để diễn tả, giải thích các tư tưởng, học thuật Âu - Á để mang những kiến thức này đến cho người không biết tiếng Pháp hoặc chữ nho.

NHẬT LINH - Theo Tuoitre

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness