TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 71
  • Hôm nay: 1138
  • Tháng: 7877
  • Tổng truy cập: 5141196
Chi tiết bài viết

Lại phải bàn về giao thông!

Chống kẹt xe là một nhu cầu của mọi thành phố, mọi quốc gia. Đã có những kinh nghiệm được trưng ra như của London hay của Singapore, xoay quanh việc thu phí cao các phương tiện vào khu vực trung tâm thành phố.

Có lẽ cũng cần hỏi thêm một chút: khi thu phí vào trung tâm như thế, người ta có chừa đường đi tới bất cứ phía nào quanh khu vực thu phí hay không? Tỷ như ở London, khi thu phí vào trung tâm như thế, người ta có chừa đường sá để các khu vực từ phía Bắc London đi xuống phía Đông Nam hay Tây Nam London, tỷ như tới Kensington chẳng hạn? Ở Singapore cũng thế, thu phí đường vô khu trung tâm, vậy làm sao để xuống phía Nam, tỷ như Pasir Gudan? Chắc rằng vẫn có những con đường khác dẫn ra ngoài khu trung tâm chớ không bít tuyệt đối như... dự án thu phí vào khu trung tâm ở ta.

Thử lấy ví dụ các phương tiện giao thông từ hướng quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh muốn đến đầu kia thành phố, tỷ như quận Phú Nhuận, Gò Vấp... và ngược lại sẽ phải chạy đường nào nếu không đi qua những con đường ở trung tâm?

Có thể tin rằng đó chính là khác biệt địa lý giao thông giữa London hay Singapore với TPHCM. E rằng cây cam trồng ở đất Tấn sẽ đắng cay khi trồng ở đất Tần! Không thể nào thu phí trên những con đường độc đạo, nhất định đó là nguyên tắc chung! Còn nếu định thu phí, xin hãy chỉ ra xem người dân các quận Bình Chánh (tỷ như khu Trung Sơn) Nhà Bè muốn đi tới Phú Nhuận hay Gia Định, Gò Vấp sẽ đi đường nào.

Nói tới hướng di chuyển vừa dẫn ra làm ví dụ không thể không nói đến nỗi khổ mà dân cư các quận nêu trên phải chịu đựng mỗi sáng. Từ cuối tháng 8 năm nay, cùng với mùa tựu trường là một mùa kẹt xe mới trên các con đường dẫn vô trung tâm thành phố, đặc biệt là đường dẫn lên các cầu Nguyễn Văn Cừ, Kênh Tẻ, Tân Thuận... Trước hè, 7 giờ kém chút còn thong dong qua cầu. Bây giờ thì 6 giờ 30 sáng đã kẹt cứng rồi! Ba làn xe hơi trên đường lên cầu Kênh Tẻ, ép xe hai bánh “dí lên lề”; một “rừng” xe hai bánh chen chúc phía lên cầu Nguyễn Văn Cừ... Trong “rừng” xe đó, sinh mạng con người như... treo sợi tóc, chỉ cần sơ sẩy một chút sẽ bị “xe to ăn”! Trong “rừng” xe ấy, người ta càng có xu hướng lái xe theo “luật rừng xanh”- xe lớn ức hiếp xe nhỏ, đặc biệt là chèn ép xe hai bánh!

Không muốn nói gở, song liệu có ai nghĩ tới một thảm họa sẽ là khôn lường nếu như cầu Kênh Tẻ có mệnh hệ gì khi kẹt xe trên cầu, khi mà cây cầu ngày ngày phải chịu một tải trọng đáng kể do lưu lượng xe di chuyển “rùa bò” từ sáng tới khuya, chỉ vắng chút vào giấc trưa. “Tích tiểu” lâu ngày e sẽ “thành đại”! Hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, một cây cầu ở Seoul đã bị thảm họa này, báo chí Việt Nam đều có đăng!

Dẫn một ví dụ như vậy để hy vọng có thể nào nhà quản lý với tầm nhìn bao quát nhận diện được những rủi ro đang chực chờ để sớm xây thêm không chỉ cây cầu “Kênh Tẻ 2” như đã hứa mà còn là những cây cầu khác ở thành phố này. Vẫn biết rằng việc giải bài toán giao thông đô thị, chống kẹt xe, giảm tai nạn giao thông chưa bao giờ là dễ dàng cho các nhà quản lý đô thị, nhưng vẫn trông mong những đáp án khả dĩ.

Theo Thesaigontimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness