TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 9
  • Hôm nay: 4
  • Tháng: 8706
  • Tổng truy cập: 5153971
Chi tiết bài viết

Làm thế nào để VN vượt qua khủng hoảng kép, đai dịch và khủng hoảng kinh tế ?

Có rất nhiều chiến lược vươt khủng hoảng, tùy theo tình hình mỗi quốc gia. Người Mỹ, nền kinh tế Mỹ với đặc trưng là tăng trưởng nhờ tiêu dùng, Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới nên họ dùng phương pháp “ tiền trực thăng” , bơm tiền ồ ạt hơn 2.000 tỷ $, phát tiền cho dân để kích thích tiêu dùng, giữ cho nền kinh tế ổn định ở một mức nhất định không bị sụp đổ.

[IMG]
Hàn Quốc, một quốc gia vốn đang có dấu hiệu suy thoái trước dịch buộc phải áp dụng chiến lược “ sống chung với lũ” khi không hạn chế đi lại và tiến hành xét nghiệm quy mô lớn để giữ kinh tế ổn định.

Việt Nam sử dụng phương pháp theo đuôi dịch và bao vây, dập dịch. Tuy nhiên, các biện pháp cách ly xã hội vẫn gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Công tác chống dịch đang phát huy hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu dịch diễn biến kéo dài thì khó cứu nền kinh tế nếu không hành động ngay.

Các giải pháp chính phủ đang đưa ra :

Bơm 3 tỷ $ cho người yếu thế : đây là phương án khá giống “tiền trực thăng” của Mỹ nhưng quy mô nhỏ và hẹp hơn. Mục đích là bơm tiền vào các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu , vì các đối tượng hỗ trợ như : hộ nghèo, gia đình có công, các lao động bị mất việc bởi dịch…đây là các đối tượng mà nhu cầu tiêu dùng thiết yếu chiếm đến 80% thu nhập. Nghĩa là tiền bơm vào khối này sẽ gián tiếp chạy vào doanh số của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu.

[IMG]
Gói hỗ trợ kinh tế 285.000 tỷ , chủ yếu từ nguồn vốn ngân hàng, đẩy mạnh tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bị mất doanh thu do dịch ( mất hoàn toàn) thì việc tiếp cận nguồn này là khó khăn khi khó chứng minh khả năng trả nợ ( vì thẩm định cho vay vẫn là các ngân hàng).

Gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng : hoãn, giãn, miễn tiền thuế, thuế đất. Gói này mục đích là làm giảm gánh nặng chi phí cho xã hội, tăng thêm thu nhập cho dân cư ( VD miễn thuế thu nhập các nhân với một mức nào đó).

Đẩy mạnh đầu tư công 2020 ( tổng vốn 470.000 tỷ ) : chuyển đổi các dự án BOT thành dự án vốn nhà nước. Đây là bước đi đúng, thông qua giải ngân mạnh đầu tư công, nhà nước sẽ tạo ra công ăn việc làm, bơm tiền ra nền kinh tế ( bơm tiền vào khối xây dựng, vật liệu, nhân công….) để giữ tăng trưởng. Đồng thời các cơ sở hạ tầng này ( đường giao thông, cao tốc, dự án chống hạn mặn…) sẽ giúp kinh tế hồi phục nhanh khi nới lỏng kiềm tỏa dịch bệnh.

Tuy nhiên, các gói kích thích này có thể vẫn chưa đủ với các lý do sau :

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu : đây là điều chưa từng xảy ra đối với khủng hoảng kinh tế thế giới và cần xem xét lại bối cảnh hiện nay. Các quốc gia đang tách biệt nhau, tình trạng chống dịch mỗi quốc gia sẽ rất khác nhau. Nếu anh hết dịch, sản xuất lại, nhưng hàng hóa lấy nguyên liệu từ nước còn dịch hay nước tiêu thụ đang có dịch thì coi như đình đốn. Đây là tình trạng “báo đốm” khiến chuỗi cung ứng toàn cầu khó khôi phục được nhanh.

Tiếp theo là việc giải quyết việc làm đối với nhiều ngành dịch vụ, giải trí, du lịch…đây là các ngành có lao động thất nghiệp rất lớn do tình trạng giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh hàng quán, khách sạn…

Cuối cùng là việc khôi phục lại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh…đã giải thể sau dịch, đây là các thành phần năng động để thúc đẩy kinh tế trở lại guồng máy sau dịch.

Các giải pháp cần thiết trước mắt ( 1 năm tới) là gì :

Ưu tiên và thúc đẩy sản xuất tại chỗ : để giải quyết đứt gãy chuỗi cung ứng thì cần phải tập trung ưu tiên các ngành sản xuất tại chỗ, nông nghiệp là một điển hình. Đây là điểm sang ngay tại lúc này cần bơm vốn mạnh để kích thích mở rộng sản xuất nông nghiệp, điều này có 2 mục đích : tăng trưởng xuất khẩu nông sản để bù đắp các ngành khác và tạo ra công ăn việc làm để thu hút lao động trở về khi mất việc tại các đô thị lớn, giải quyết một phần việc làm.

[IMG]

Ưu tiên xây dựng cao tốc : đây là một hình thức phân phối thu nhập theo diện rộng, xây dựng cao tốc có thể tạo ra công ăn việc làm cho các địa phương có cao tốc đi qua, tạo thêm các dịch vụ phụ trợ, phân phối thu nhập cho các vùng đó.

[IMG]

[IMG]

Nới lỏng tín dụng cá nhân sau dịch : đây là yếu tố cần thiết để kích thích tiêu dùng, tiêu dùng cá nhân là phương án hữu hiệu nhất để khôi phục lại các doanh nghiệp dịch vụ, hộ gia đình, hàng quán, các ngành hàng may mặt, sản xuất hàng tiêu dùng…Giúp nâng tổng cầu lên tránh giảm phát.

[IMG]
Hỗ trợ vốn doanh nghiệp : các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khôi phục, cần vốn để quay lại ngành. Nhà nước cần các chương trình hỗ trợ vốn, hỗ trợ startup, thậm chí là các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm…để bơm vốn cho việc tái tạo số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế trở lại như cũ.

Đây là lý do cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiêp năng suất cao

[IMG]

Gián đoạn nguồn cung lương thực do Covid-19, giá gạo tăng kỷ lục 7 năm
Tác giả Vũ Duy Bắc/Theo báo chí nước ngoài

Giá gạo đang ở mức cao nhất trong 7 năm do ảnh hưởng từ việc bùng phát Covid-19 dẫn đến các nhà nhập khẩu gạo tăng cường tích trữ trong khi các nhà xuất khẩu lại hạn chế xuất khẩu.

Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, giá gạo trắng đã tăng 12% từ ngày 25/3 tới 1/4, vượt 5% so với mức tiêu chuẩn của ngành và hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2013, theo dữ liệu của Reuters.

Giá gạo tăng do kỳ vọng về nhu cầu nhập khẩu gạo Thái Lan tăng cao do các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ và Việt Nam đang đối mặt với việc gián đoạn xuất khẩu sản phẩm chủ lực do ảnh hưởng từ sự bùng phát Covid-19. Châu Á chiếm 90% nguồn cung gạo cho thế giới và cũng tiêu thụ với sản lượng tương đương.

Tại Ấn Độ, các thương gia mua bán gạo đã ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới do tình trạng thiếu hụt lao động và gián đoạn về mặt vận chuyển, điều này cũng đang cản trở việc thực hiện các hợp đồng đã kí trước đó. Trong khi đó, Việt Nam cũng xem xét lại kế hoạch xuất khẩu gạo.

Trước khi tăng đột biến trong tháng 3, giá gạo đã bắt đầu tăng vào cuối năm 2019 do hạn hán khắc nghiệt ở Thái Lan và nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh ở châu Á và châu Phi.

Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ và trước Việt Nam.

Theo Samarendu Mohanty, Giám đốc khu vực châu Á tại Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) có trụ sở tại Peru - một tổ chức phi lợi nhuận về nghiên cứu an toàn thực phẩm: Việc tăng giá bất chấp những kỳ vọng sản xuất mạnh mẽ trong vụ mùa năm nay, dự trữ gạo và lúa mì đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã đảm bảo rằng trữ lượng gạo rất dồi dào, nhưng hiện tại vẫn đang đối mặt với những khó khăn về thiếu hụt lao động trong bối cảnh virus bùng phát, những người lao động Campuchia trở về nhà và bị cản trở quay lại bởi vấn đề phong tỏa đất nước.

Điều đó có thể làm cho các hoạt động canh tác theo mùa vụ trở nên khó khăn và khó đạt được sản lượng cao trong tương lai. Không giống các ngành khác, nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời điểm phong tỏa thay vì bị phong tỏa bao lâu do thời gian trồng và thu hoạch rất nghiêm ngặt.

"Nếu mùa trồng lúa bị bỏ lỡ, sẽ không có vụ mùa khác bù đắp trong năm", ông Samarendu Mohanty nói và cho biết thêm: "Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng cho vụ mùa vào mùa xuân. Nếu họ bỏ lỡ thời gian này, sẽ không có vụ mùa nào trong cả năm".

Ở Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác, hiện tại là thời điểm thu hoạch cho các vụ mùa đông như lúa mì, khoai tây, bông, một số loại rau quả và trái cây. Những người nông dân cần các lao động nhập cư để vận hành máy móc và thực hiện các công việc thủ công khác như bốc dỡ sản phẩm.

Theo Hội đồng ngũ cốc quốc tế, mặc dù việc nhập khẩu hàng hóa đã tăng tốc trong những tuần gần đây, thách thức về mặt hậu cần đang gặp phải là việc hạn chế di chuyển cùng với các biện pháp kiểm dịch đang trở nên phổ biến.

Giá lúa mì cũng tăng

Không chỉ giá gạo tăng, giá lúa mì cũng tăng, đây là một loại ngũ cốc chính được sử dụng để làm mì ống và bánh mì cũng đã tăng gần đây.

Giá lúa mì tương lai ở sàn giao dịch Chicago cũng bắt đầu tăng từ giữa tháng 3/2020. Mức tăng ghi nhận khoảng 15% do sự hoang mang và lo ngại nguồn cung khi việc phong tỏa được thực hiện ở Bắc Mỹ và châu Âu

Theo nhận định của Fitch Solutions, giá gạo và lúa mì sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tuần tới. Nguồn cung hiện đang bị thắt chặt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thương mại, vận chuyển xuyên biên giới gặp khó khăn, cũng như hậu quả của thời tiết xấu ở các nơi sản xuất chính như hạn hán nghiêm trọng ở Đông Nam Á và Úc sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất, cũng như đảm bảo nguồn cung ứng.

Mặc dù giá gạo và giá lúa mì đang ở mức thấp so với mức trung bình trong lịch sử, nhưng giá vẫn đang cao hơn đáng kể trong năm. Điều này ngụ ý lạm phát giá lương thực sẽ còn tăng tốc trong năm 2020, sau khi bắt đầu tăng từ năm 2019 do bùng phát dịch tả lợn ở châu Phi dẫn đến giá thịt heo tăng đột biến.

Hiệp hội và Tổ chức công nghiệp thực phẩm đang kêu gọi các quốc gia tiếp tục mở cửa cho hoạt động giao thương. Ông Samarendu Mohanty cho biết, Hiệp hội không thể đổ lỗi cho các quốc gia về việc đảm bảo nguồn lương thực trong nước trong thời gian thử thách này, nhưng các quốc gia cần hết sức cẩn thận trong việc đưa ra những chính sách không cần thiết, có thể tạo ra tâm lý hoảng loạn.

"Các quốc gia nên biết rằng ngũ cốc dự trữ trong kho có thể nuôi sống thế giới trong 4 tháng nhưng nó sẽ trở nên vô dụng nếu các quốc gia sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc vận chuyển và có thể dẫn tới có nơi thiếu lương thực", ông Samarendu Mohanty nhấn mạnh.

Theo F319

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness