TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 230
  • Tháng: 6969
  • Tổng truy cập: 5140288
Chi tiết bài viết

Liệu có xảy ra bong bóng bất động sản cuối năm 2018?

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, chu kỳ bong bóng bất động sản chỉ nên mang tính tham khảo thay vì quá lo lắng gây nên tâm lý cho toàn thị trường.

Thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia có lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bong bóng bất động sản xảy ra.

Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HOREA) để có những phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bong bóng chỉ xảy ra có tính cục bộ ở phân khúc đất nền.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

(Ảnh: Nhà báo và Công luận)

Ví dụ như đã xuất hiện các cơn sốt ảo giá đất, giá đất nền tại các xã ven dự án Sân bay Long Thành (Đồng Nai); các địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang); hoặc tại một số quận ven, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.

Đây chỉ là những đợt sốt giá cục bộ trong phân khúc thị trường đất nền, đất nông nghiệp.

Hiện tượng bong bóng xảy ra ở phân khúc này có thể gây thiệt hại cho một số nhà đầu tư thứ cấp, những người đầu tư lướt sóng kiếm lời.

“Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã cảnh báo liên tục về giao dịch ảo, giá ảo ở phân khúc này”, ông Châu chia sẻ.

Theo ông Châu, nguyên nhân của việc này là do thời gian qua, một nguồn vốn lớn tín dụng (thông qua tín dụng tiêu dùng) và nguồn vốn xã hội hóa đổ vào phân khúc đất nền và condotel một cách không bình thường nên nó chia sẻ bớt nguồn vốn vào thị trường chính thống.

Bây giờ, phân khúc đất nền, condotel sụt giảm, chững lại, các nhà đầu tư thứ cấp có nguy cơ thiệt hại nặng. Rủi ro chính năm ở hai phân khúc đó.

“Việc này không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung”, ông Châu khẳng định.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản cả nước vẫn là căn hộ, chung cư.

Phân khúc thị trường lớn nhất của thị trường bất động sản không xảy ra hiện tượng sốt giá, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ chung cư, nhất là các dự án căn hộ vừa túi tiền.

Ông Châu cho rằng, nguy cơ bong bóng bất động sản là chưa thể xảy ra.

Điều ông Châu lo ngại nhất chính là tâm lý thị trường, đó mới là điều nguy hiểm vô cùng.

“Các đánh giá phải trên định lượng, số liệu cụ thể. Chu kỳ bong bóng bất sản chỉ nên mang tính tham khảo thay vì quá lo lắng gây nên tâm lý cho toàn thị trường”, ông Châu nói.

Theo ông Lê Hoàng Châu, dựa vào các báo cáo chi tiết thì Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy khó có thể xảy ra bong bóng bất động sản, do có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của Nhà nước.

Các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường. Các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn.

Ông Châu cho biết, đối chiếu các nguyên nhân dẫn đến "bong bóng" bất động sản năm 2007 – 2008, 2010 với tình hình thực tiễn của thị trường hiện nay có nhiều điểm khác nhau.

Một điểm nữa tạo niềm tin cho ông Châu rằng trong năm 2018, không có khả năng xảy ra "bong bóng" bất động sản. Đó là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả các công cụ điều tiết.

Cụ thể là công cụ về thuế, về tín dụng, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án để điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản ngay khi vừa xuất hiện dấu hiệu "bong bóng".

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh là thời gian qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học dự báo các nguy cơ xảy ra khủng hoảng 10 năm theo chu kỳ tăng trưởng của Việt Nam như các đợt khủng hoảng đã xảy ra 1997 - 1998, 2007 - 2008 và dự báo có thể xảy ra trong hai năm 2017 - 2018 là có cơ sở.

Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, các đợt khủng hoảng trên diễn ra chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Hiện tín dụng của ngân hàng tăng trưởng và kiểm soát tốt; thanh khoản của các ngân hàng thương mại tốt.

Thị trường chứng khoán ổn định, thị trường nhà đất và tín dụng cho bất động sản đã được kìm nén và giải quyết tốt...Các nguy cơ khách quan phát sinh khủng hoảng đã được để ý, theo dõi và có thống kê cụ thể.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, chính sách của Chính phủ đã đúng đắn, kịp thời ứng phó trước các nguy cơ và lường trước những yếu tố phát sinh khủng hoảng.

Chính vì vậy, có thể tin tưởng rằng khó có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm như các dự báo.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý các yếu tố có thể phát sinh khủng hoảng, không chủ quan với tình hình và nguy cơ như dự báo.

Đỗ Thơm - Theo Giáo Dục

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness