TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 64
  • Hôm nay: 566
  • Tháng: 7305
  • Tổng truy cập: 5140624
Chi tiết bài viết

Năm 2018 liệu có xảy ra vụ

Nếu Hoa Kỳ có các hành động gây tổn hại quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả phù hợp.

Năm 2017, thế giới đã chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai siêu cường Trung - Mỹ trong cuộc đua ngôi vị số một và định hình lại cảnh quan địa chính trị thế giới.

Trong đó, Trung Quốc đã thể hiện những nỗ lực đáng kể nhằm làm xói mòn các lợi thế cả về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, trong khi Washington cũng không ngừng tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Bước vào những ngày đầu tiên của năm 2018, phần lớn sự tập trung của thế giới lại đang hướng về bán đảo Triều Tiên, nơi vừa diễn ra cuộc tiếp xúc và hội đàm cấp cao giữa hai miền Triều Tiên sau hai năm gián đoạn, để trông đợi vào những điều tích cực sẽ diễn ra tiếp theo.

Tuy nhiên, xu hướng về điểm nhấn trong tương lai sẽ vẫn là quan hệ Trung - Mỹ và cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường này, trong đó cuộc chiến thương mại và chạy đua vũ khí siêu thanh sẽ là những đặc điểm nổi bật.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP)

Cuộc chiến thương mại dự báo nhiều căng thẳng

Quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” sau những cáo buộc của Washington.

Trung Quốc bị Hoa Kỳ tố là đã thực hiện chính sách bảo hộ cho các công ty trong nước khiến thâm hụt thương mại về phía Mỹ gia tăng trong những năm gần đây.

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang trở thành một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ chính trị giữa hai nước.

Theo đó, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần phát đi tín hiệu rằng:

Washington sẽ có hành động cứng rắn đối với điều mà ông cho là chính sách thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ phải gánh chịu mức thâm hụt khổng lồ.

So sánh mức thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và mức thặng dư thương mại của Trung Quốc trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, có thể thấy Hoa Kỳ đang phải chịu thiệt thòi như thế nào.

Nếu năm 2016, mức thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 350 tỷ USD, thì trong 11 tháng của năm 2017 (chưa tính tháng 12), mức thâm hụt thương mại mà Hoa Kỳ phải gánh chịu là 344 tỷ USD, tăng 0,6% so với 11 tháng cùng kỳ năm 2016. [1]

 

Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ dự báo nhiều căng thẳng (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 12/1, thặng dư thương mại năm 2017 của Trung Quốc so với Hoa Kỳ đạt 275,81 tỷ USD.

Đây là mức cao chưa từng thấy từ trước đến nay, vượt qua khá nhiều kỷ lục cũ được thiết lập vào năm 2015 ở mức 260,8 tỷ USD. [2]

Điều này đã khiến Hoa Kỳ không thể chịu đựng được nữa, khi áp lực chính trị đang ngày càng đè nặng lên Tổng thống Donald Trump, buộc ông cần phải có những hành động cứng rắn để chống lại chính sách thương mại thiếu công bằng của Trung Quốc nhằm ổn định lại cán cân thương mại.

Theo tiết lộ của ông Daniel Russel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương với hãng tin South China Morning Posttrong thời gian tới, nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Trung Quốc.

“Các dấu hiệu cảnh báo cho thấy, một số hành động thương mại cứng rắn của chính quyền Donald Trump đối với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi”, ông Russel nói. [3]

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2016, ông Donald Trump đã hứa sẽ cứng rắn hơn trong chính sách thương mại với Trung Quốc, bằng cách có thể đánh thuế 45% các loại hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ. [4]

Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump lại hạ giọng và mở nhiều cuộc đàm phán với Bắc Kinh để cải thiện quan hệ kinh tế song phương.

Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra không như ông Donald Trump mong đợi, khi thâm hụt thương mại về phía Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng trong năm 2017 và dự báo sẽ còn tiếp tục tình trạng đó trong thời gian tới.

Vì lẽ đó, vào giữa tháng 12/2017, khi công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rõ quyết tâm của mình bằng việc cáo buộc Trung Quốc đang “cố gắng làm xói mòn an ninh và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ”.

Ngoài ra, theo dự kiến, trong những tháng đầu năm 2018, Hoa Kỳ sẽ công bố kết quả điều tra về việc Trung Quốc bán phá giá nhôm, thép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đây sẽ là những cơ sở để Washington áp thuế mạnh lên các sản phẩm hàng hóa của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, việc trừng phạt này có thể sẽ chuyển biến thành một cuộc xung đột nghiêm trọng, đe dọa đến các lĩnh vực khác trong mối quan hệ Trung - Mỹ.

Bởi lẽ phía Trung Quốc cũng đã từng cảnh báo rằng, nếu Hoa Kỳ có các hành động gây tổn hại quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả phù hợp.

Động thái này của cả hai bên đang khiến cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ ngày càng trở nên gay gắt và khó lường.

Nếu cuộc chiến thương mại này tiếp tục leo thang mà hai bên không có biện pháp nào giải quyết thỏa đáng, thì cả hai sẽ đều phải chịu thiệt hại.

Bởi khi đó, cả Washington và Bắc Kinh sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động bảo hộ sản phẩm trong nước.

Việc xuất khẩu hàng hóa sang đối tác bị ngưng trệ, người tiêu dùng phải chịu thiệt vì sản phẩm tăng giá và khan hiếm, các công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thất nghiệp gia tăng…

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2127819/trump-may-be-ready-press-punitive-china-tariff-button

[2] https://www.reuters.com/article/us-china-economy-trade/chinas-trade-boom-hits-speed-bump-as-december-imports-growth-slows-sharply-idUSKBN1F10K3?il=0

[3] http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2127870/warning-china-and-us-tread-carefully-avoid-collision

[4] https://www.washingtontimes.com/news/2017/jan/22/donald-trumps-45-percent-tariff-on-china

PHẠM DOÃN TÌNH - Theo Giaoduc

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness