TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 67
  • Hôm nay: 704
  • Tháng: 7443
  • Tổng truy cập: 5140762
Chi tiết bài viết

Nga tuyên bố sở hữu tên lửa động cơ hạt nhân, Mỹ cười nhạt

Trong thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Putin đã đề cập tới một vũ khí rất đáng sợ đó là tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người Mỹ đã đi trước Nga một bước.

Đồ họa tên lửa hành trình siêu âm SLAM của Mỹ. Nguồn ảnh: mirror.wiki.

Đồ họa tên lửa hành trình siêu âm SLAM của Mỹ. Nguồn ảnh: mirror.wiki.

Loại vũ khí mới của Nga ngay lập tức khiến cho giới truyền thông quốc tế phải đặc biệt chú ý, nếu thành công thì đây sẽ là một phương tiện tấn công huyền thoại trong lịch sử quân sự thế giới. Khi một mẫu tên lửa hành trình hạt nhân lần đầu tiên được thử nghiệm thành công trên thực tế.

Có điều ngay sau đó, các chuyên gia đã nhận ra rằng vũ khí trên có ý tưởng rất giống với tên lửa hành trình siêu âm bay thấp (Supersonic Low Altitude Missile - SLAM) thuộc Dự án Pluto được Mỹ tạo ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chương trình trên của Quân đội Hoa Kỳ được khởi động vào tháng 1/1957 và bị hủy vào tháng 4/1967 do bị nhận xét là lợi không đủ để bù hại.

Cốt lõi của tên lửa SLAM chính là động cơ phản lực hạt nhân dòng thẳng hoạt động theo nguyên lý khi tên lửa khai hỏa, luồng khí sẽ đi qua ống dẫn đủ nhanh để cho phép động cơ hoạt động, lò phản ứng hạt nhân sẽ làm nóng không khí đi vào, nơi nó giãn nở và được xả ra từ vòi phụt, cung cấp cả lực đẩy lẫn chất phóng xạ độc hại.

Nhờ lò phản ứng hạt nhân, tên lửa có tầm bay gần như vô hạn. Khác với tên lửa thông thường sẽ đâm xuống đất, tên lửa SLAM thực chất là một máy bay ném bom không người lái, sau khi thả 16 quả bom nhiệt hạch mang theo nó vẫn tiếp tục bay và không thể dừng lại được.

Nga tuyên bố sở hữu tên lửa động cơ hạt nhân, Mỹ cười nhạt - ảnh 1

Hệ thống động cơ đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân thuộc chương trình SLAM. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Bụi phóng xạ bao gồm bức xạ gamma và neutron từ lò phản ứng không được che đậy sẽ thải đầy ra môi trường xung quanh ngay từ khi nó được kích hoạt.

Do vậy sẽ phải tính toán thật kỹ vị trí phóng, nếu phóng từ xa để đảm bảo tính bí mật thì “quân ta” sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên, rồi còn những quốc gia khác trên đường bay của nó cũng bị liên đới.

Ngoài ra vấn đề khác cũng cần nhắc tới đó là nhiệt độ rất cao của lò phản ứng hạt nhân ước chừng trên 1.300 độ C, đòi hỏi vật liệu bao bọc thanh nhiên liệu phải thật đặc biệt, đây là rào cản không dễ vượt qua.

Nga tuyên bố sở hữu tên lửa động cơ hạt nhân, Mỹ cười nhạt - ảnh 2

Tên lửa SLAM liệu có “tái sinh” trong thiết kế mới của người Nga. Nguồn ảnh: Russia 1.

Nga từng dự định trang bị loại động cơ tương tự cho ngư lôi hạt nhân Status 6, tuy nhiên môi trường hoạt động của vũ khí này là dưới lòng biển, có sẵn nước biển để làm mát, trong khi tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân lại không có điều kiện này và vận tốc của nó còn cao hơn rất nhiều.

So sánh giữa tên lửa hành trình sử dụng động cơ đẩy hạt nhân với tên lửa đạn đạo liên lục địa thì có thể nhận ra loại vũ khí thứ hai có nhiều ưu điểm hơn hẳn.

Trong tương lai, kể cả khi Nga có ý định sử dụng tên lửa của mình theo cách thông thường là cho nó đâm xuống đất chứ không phải dùng để thả bom như loại SLAM của Mỹ thì họ vẫn còn những vấn đề đã nêu ở trên để giải quyết, đây thực sự là nhiệm vụ không dễ dàng.

Theo Kiến thức

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness