TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 71
  • Hôm nay: 493
  • Tháng: 7232
  • Tổng truy cập: 5140551
Chi tiết bài viết

Ngân hàng yếu kém liệu có cửa thoát hiểm phá sản?

Từ ngày 15/01, Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành, sẽ làm thay đổi các ngân hàng - đặc biệt những ngân hàng từng rơi vào yếu kém trong thời gian tới như thế nào? Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đã chia sẻ.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã qua thời kỳ nguy hiểm

Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã qua thời kỳ nguy hiểm

Cải thiện thanh khoản- Ngân hàng đủ máu hoạt động 

Với Luật TCTD (sửa đổi), nhiều ý kiến dự báo các ngân hàng yếu có thể kỳ vọng được thay da đổi thịt và hệ thống ngân hàng sẽ phát triển theo hướng dễ dàng tái cấu trúc hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Luật sửa đổi đưa ra một trình tự để kiểm soát và xử lý một ngân hàng yếu kém. Một ngân hàng trở nên yếu kém (chẳng hạn vốn chủ sở hữu suy giảm nghiêm trọng, quản lý tài sản yếu kém, quản trị yếu kém, kinh doanh lỗ, yếu thanh khoản, gặp nhiều rủi ro thị trường) sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp sớm để giúp ngân hàng này vượt qua khó khăn và trở lại hoạt động lành mạnh.

Tuy nhiên, ngân hàng này có thể bị NHNN đặt vào kiểm soát đặc biệt nếu ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 6 tháng liên tục, và xếp hạng yếu kém trong 2 năm liên tục. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt NHNN sẽ áp dụng 6 phương án cơ cấu lại, bao gồm: phục hồi, sáp nhập hay hợp nhất, chuyển nhượng từng phần hoặc toàn phần, giải thể, chuyển giao bắt buộc và phá sản. Phương án cuối cùng là cho ngân hàng phá sản nếu tất cả những phương án trước đó không cứu được ngân hàng, chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng.

Khởi đầu của tiến trình cơ cấu lại là phương án phục hồi được quy định tại điều 148 Luật sửa đổi. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương cơ cấu lại của NHNN, TCTD phải trình Ban kiểm soát đặc biệt của NHNN phương án phục hồi. Nếu được phê duyệt, TCTD sẽ được NHNN hỗ trợ với những biện pháp đặc biệt bao gồm vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, và được nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi...

Như vậy có thể thấy, trong thời gian kiểm soát đặc biệt, NHNN có nhiều công cụ giúp ngân hàng cải thiện thanh khoản, đảm bảo cho ngân hàng đó đủ “máu” để hoạt động. Vấn đề bơm thanh khoản là vấn đề cực kỳ quan trọng để ngân hàng có cơ hội phục hồi trước khi NHNN đưa ra phương án xử lý đặc biệt khác.

Ngân hàng yếu kém liệu có 'cửa thoát hiểm' phá sản? - ảnh 1

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Luật sửa đổi không chỉ xử lý ngân hàng yếu kém mà còn đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng đó 

Với những giải pháp hỗ trợ sớm của NHNN, liệu có kỳ vọng ngân hàng vào diện yếu kém sẽ có khả năng phục hồi, theo ông?

Với cơ chế, biện pháp, kế hoạch của Chính phủ và NHNN thì tôi tin rằng TCTD sau khi vào vòng kiểm soát đặc biệt có thể thoát ra được và hoạt động bình thường như các TCTD khác. Một điều rất đáng quan tâm là Luật sửa đổi nhằm vào việc xử lý ngân hàng yếu kém nhưng đồng thời cũng đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng phục hồi và thoát ra khỏi vòng yếu kém.

Ba ngân hàng đã bị mua lại với giá 0 đồng trước khi Luật sửa đổi ban hành (tháng 11/2017) hiện đang cố gắng phục hồi và khắc phục những hậu quả của quá khứ.

6 bước can thiệp trước khi cho... phá sản

Liên quan tới xử lý ngân hàng yếu kém, Lụật cũng đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng phát triển và thoát ra khỏi vòng yếu kém. Đây có phải làm điểm mới?

Tôi muốn nhấn mạnh một điểm rằng, quy định trong Luật sửa đổi bao trùm tất cả các bước mà một ngân hàng yếu kém sẽ phải trải qua từ việc phải khắc phục yếu kém như thế nào, NHNN can thiệp ra sao trước khi phá sản. Điều này có nghĩa là, bên cạnh quyết định mang tính kiểm soát những ngân hàng trong diện yếu kém thì văn bản này cũng mở ra cánh cửa cho thấy, trong tình trạng yếu kém thì ngân hàng sẽ được hỗ trợ như thế nào để thoát khỏi tình trạng đó.

Cụ thể, một ngân hàng được xác định đang trong tình trạng yếu kém thì bắt đầu bị NHNN “để ý” và sẽ có can thiệp sớm vào hoạt động của những ngân hàng đó bằng chính sách thanh tra, giám sát, đưa ra yêu cầu khắc phục.

Sau khi can thiệp sớm nếu tình hình không khả quan thì sẽ can thiệp đặc biệt, có nghĩa là gửi đội thanh tra tới “kiểm soát đặc biệt” tất cả các giao dịch của ngân hàng. Trong thời gian qua tôi đã có dịp chứng kiến bộ phận thanh tra của NHNN làm việc suốt đêm ngày tại một ngân hàng yếu kém khi họ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Nếu vẫn không có dấu hiệu khả quan thì theo Luật sửa đổi NHNN sẽ đưa ngân hàng này vào trong một chương trình, gọi là phương án cơ cấu lại, bao gồm 6 phương án, khởi đầu bằng phương án phục hồi. Theo đó, ngân hàng sẽ có phương án phục hồi về vốn, điều hành, cơ cấu tổ chức, và các hoạt động khác.

Tiếp đó, sau một thời gian mà không có tiến triển sẽ đưa vào trong phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp. NHNN sẽ là đầu mối tìm kiếm ngân hàng có thể sáp nhập hoặc chuyển nhượng vốn hoặc yêu cầu TCTD khác góp vốn vào nhằm vực dậy ngân hàng yếu kém này.

Nếu phương án sát nhập, hợp nhất và chuyển nhượng không khả quan, ngân hàng sẽ bị đặt vào tình trạng giải thể, từng phần hoặc toàn phần, hoặc NHNN áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc, chuyển giao cho một ngân hàng khác như trường hợp 3 ngân hàng bị NHNN mua lại vừa qua.

Cuối cùng, nếu tất cả đều không thực hiện được, không ai muốn mua, muốn sáp nhập, hoặc lo ngại giải thể tạo ra hiệu ứng domino kéo theo sự khó khăn của những ngân hàng khác, hoặc bắt buộc chuyển giao mà không ai muốn nhận thì mới đi đến phương án phá sản.

Thực tế, sau 30 năm hoạt động, hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam vẫn còn được xem là non trẻ. Những bổ sung về mặt pháp lý và kinh nghiệm thực tế sẽ tiếp tục giúp ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện, và cuối cùng có thể hội nhập sâu vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Như vậy tức là những quy định từ Luật TCTD (sửa đổi) sẽ góp phần tái cơ cấu nhanh hơn?

Đó là điều hiển nhiên. Luật các TCTD và Luật sửa đổi là khung pháp lý cao nhất cho hệ thống ngân hàng. Với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp (corporate governance) việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cùng với Luật sửa đổi có hiệu lực ngày 15/1/2018, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, ban hành năm 2017 và Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” cũng ban hành năm 2017, sẽ làm 2018 trở thành năm bản lề trong việc tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Theo đề xuất của NHNN, cơ quan này sẽ áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng theo tiêu chuẩn CAMELS (Vốn, Chất lượng tài sản, Năng lực điều hành, Lợi nhuận, Thanh khoản và Rủi ro thị trường) và từ đó xếp hạng năng lực của các ngân hàng theo thang điểm 1-5 (1 là bậc tốt nhất). CAMELS sẽ giúp NHNN thẩm định sức khỏe và năng lực của các ngân hàng một cách khách quan và chính xác, và trên cơ sở này giúp NHNN quản lý các ngân hàng một cách toàn diện và hiệu quả. Đặc biệt khi một ngân hàng khi được xếp hạng 4 và 5 sẽ nhận thức được mức độ nghiêm trọng cần phải tái cơ cấu của ngân hàng mình nếu muốn tiếp tục tồn tại.

K. H - Theo Tienphong

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness