TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 47
  • Hôm nay: 1158
  • Tháng: 7897
  • Tổng truy cập: 5141216
Chi tiết bài viết

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc là một xã hội phi dân chủ

Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm thứ Tư (18/10) đã nói rằng Hoa Kỳ muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á.

Tổng thống Donald Trump tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Tòa Bạch Ốc hôm 26/6/2017.

Ông Tillerson mô tả Ấn Độ là “đối tác” trong “mối quan hệ chiến lược” và nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ “không bao giờ có được mối quan hệ tượng tư như vậy với Trung Quốc – một xã hội phi dân chủ”.

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Bắc Kinh đôi khi hành động vượt ngoài các công ước quốc tế, dẫn chứng từ hiện trạng tranh chấp tại biển Đông.

Phát biểu với nhóm tư vấn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, ông Tillerson nói: “Hoa Kỳ tìm kiếm mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng chúng ta sẽ không lờ đi các thách thức của Trung Quốc với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, nơi Trung Quốc đang làm suy yếu quyền lực của các quốc gia hàng xóm có chủ quyền và gây bất lợi cho Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta”.

Những bình luận thân Ấn Độ của ông Tillerson đến trước khi nhà ngoại giao này chính thức thăm New Delhi vào tuần tới. Trong khi, Tổng thống Donald Trump sẽ có chuyến công du Châu Á đầu tiên vào tháng 11 và Trung Quốc cũng là một trong năm điểm đến cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Hoa Kỳ và Ấn Độ là “các đối tác toàn cầu ngày càng phát triển” vì hai nước “không chỉ cùng chia sẻ nền dân chủ mà còn chia sẻ chung tầm nhìn về tương lai”.

Tờ Washington Post cho hay ông Tillerson nói rằng chính quyền Trump đang tìm kiếm mối quan hệ “sâu sắc hơn nữa” với Ấn Độ, bao gồm cả hợp tác quân sự. Ông cho biết Ấn Độ đã được chỉ định là một đối tác quốc phòng quan trọng, cho phép Hoa Kỳ bán cho New Delhi nhiều thiết bị quốc phòng tiên tiến mà Washington trước giờ chỉ ưu tiên cho các đồng minh tin cậy nhất của mình.

Trong giai đoạn mà [tình hình khu vực và quốc tế] thiếu ổn định, nhiều biến động, Ấn Độ cần một đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế. Tôi muốn làm rõ rằng Hoa Kỳ chính là một đối tác như vậy với các giá trị chia sẻ và tầm nhìn của chúng tôi về sự ổn định toàn cầu, hòa bình và thịnh vượng”, Washington Post dẫn lời ông Tillerson.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên trao đổi với Washington Post rằng bài phát biểu này của ông Tillerson nhằm mục đích thiết lập nền tảng cho quan hệ Hoa Kỳ – Ấn Độ trong thế kỷ tiếp theo.

Vị quan chức nêu trên nói thêm rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ có thể làm việc với Nhật Bản và Úc để đảm bảo các giá trị dân chủ sẽ thắng thế trước ảnh hưởng ngày càng tăng của chế độ Trung Quốc trong khu vực. “Ngoại trưởng [Tillerson] dành rất nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề đó. Ấn Độ là một cơ hội”.

Những bình luận mang tính định hướng đối ngoại kiềm chế Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ đến chỉ vài giờ sau bài phát biểu khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 của ông Tập Cận Bình, trong đó Chủ tịch Trung Quốc báo hiệu rằng Bắc Kinh có ý định đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.

Theo BBC, trong bài diễn văn kéo dài khoảng hơn 3,5 tiếng hôm thứ Tư (18/10) ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc bây giờ đã “trở thành một siêu cường trên thế giới” và sự phát triển của Trung Quốc dưới chế độ Cộng sản đưa ra “một sự lựa chọn mới” cho các nước đang phát triển.

Sau những lời hoa mỹ về nước Trung Hoa Cộng sản đang trỗi dậy của ông Tập, Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích thẳng về  “hành động khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông” và cho rằng những động thái đó của Bắc Kinh thách thức “trực tiếp luật pháp và chuẩn mực quốc tế, điều mà Hoa Kỳ và Ấn Độ đều ủng hộ”.

Ông Tillerson nhấn mạnh: “Trung Quốc, cũng tăng trưởng như Ấn Độ, nhưng hành động ít trách nhiệm hơn, đôi khi làm tổn hại tới trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Ấn Độ hãy đóng vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực: “Ấn Độ và Hoa Kỳ nên hợp tác giao thương với các nước để bảo vệ chủ quyền của họ…và giúp họ có tiếng nói lớn hơn trong cấu trúc khu vực, thúc đẩy lợi ích và phát triển nền kinh tế của họ”.

Sau những phát biểu của ông Tillerson, phía Ấn Độ chưa có phản hồi chính thức. Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã phát đi tuyên bố nói rằng Bắc Kinh “sẽ không bao giờ tìm kiếm vai trò bá chủ hoặc tham gia vào hoạt động bành trướng, không bao giờ theo đuổi sự phát triển mà xâm hại tới lợi ích của các nước khác”, theo BBC.

Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói thêm rằng Trung Quốc “đóng góp và bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật lệ”.

Quan hệ Thương mại Hoa Kỳ – Ấn Độ

Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, trong khi quốc gia Nam Á là đối tác lớn thứ 11 của Washington.

Năm 2015, Hoa Kỳ xuất khẩu sang Ấn Độ tổng hàng hóa giá trị 21,5 tỷ USD, và nhập khẩu 44,8 tỷ USD. Các mặt hàng chính mà Hoa Kỳ nhập từ Ấn Độ gồm dịch vụ công nghệ thông tin, dệt may, máy móc, đá quý và kim cương, hóa chất, sắt và các sản phẩm thép, cà phê, chè, và các sản phẩm thực phẩm khác. Ấn Độ nhập từ Mỹ máy bay, phân bón, phần cứng máy tính, phế liệu kim loại và thiết bị y tế.

Hoa Kỳ cũng là đối tác đầu tư lớn nhất của Ấn Độ với giá trị đầu tư trực tiếp 9 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài). Người Mỹ đầu tư vào quốc gia Nam Á các lĩnh vực như sản xuất điện, viễn thông, cảng, đường xá, thăm dò và chế biến dầu mỏ và ngành công nghiệp khai khoáng.

Tân Bình (T/h)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness