TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 10
  • Hôm nay: 613
  • Tháng: 4975
  • Tổng truy cập: 5150240
Chi tiết bài viết

Những "đại gia" bất động sản có hàng tồn kho tăng bất thường

10 tháng năm 2020 đã trôi qua, hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi đa phần các công ty niêm yết trên sàn phải báo lỗ, lợi nhuận giảm và ghi nhận hàng tồn kho tăng mạnh.

Những "đại gia" bất động sản có hàng tồn kho tăng bất thường

Tính đến ngày 30/9, hàng tồn kho của Công ty cổ phần phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) tăng mạnh với giá trị 9.781 tỷ đồng. Trong đó, gần một nửa giá trị hàng tồn kho là ở 2 dự án The EverRich 2 (River City) và The EverRich 3, chiếm 4.480 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính quý III, danh mục hàng tồn kho của Phát Đạt cũng phát sinh thêm dự án Khu du lịch Bến Thành - Long Hải với giá trị gần 1.984 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp địa ốc khác cũng có lượng hàng tồn kho cao không kém gì Phát Đạt là Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG). Cụ thể, tính đến 30/9/2020, giá trị hàng tồn kho của DXG là 9.756 tỷ đồng, tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho của Đất Xanh chủ yếu là các khoản bất động sản dở dang nằm ở một số dự án, như: Dự án Gem Sky World là 3.409 tỷ đồng; dự án Gem Riverside 1.580 tỷ đồng.

Những đại gia bất động sản có hàng tồn kho tăng bất thường - Ảnh 1.

Cụ thể, dự án Gemriverside được triển khai từ năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019 nhưng đến nay vẫn vướng mắc thủ tục pháp lý. Đất Xanh cũng gây chú ý với giới đầu tư khi báo lỗ cả trăm tỷ đồng sau 9 tháng.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG) cũng góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp BĐS có hàng tồn kho cao nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của AGG cho thấy, hàng tồn kho tính đến hết kỳ này của công ty là 5.189 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với con số 2.611 tỷ đồng hồi cuối năm 2019.

Sau An Gia, Tập đoàn Nam Long ghi nhận hàng tồn kho tăng cao khi tính đến cuối tháng 9, lượng hàng tồn kho tăng mạnh, đạt 5.398 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với con số ghi nhận đầu năm. Trong đó, các dự án chiếm giá trị hàng tồn kho lớn nhất là Paragon Đại Phước (1.705 tỷ đồng), dự án Akari (1.685 tỷ đồng), dự án Vàm Cỏ Đông (1.090 tỷ đồng)...

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn ảnh hưởng đến tính thanh khoản, là cục nợ, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế, thậm chí làm phá sản doanh nghiệp nếu không thể biến lượng hàng tồn thành tiền và giảm nợ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, cho rằng, những số liệu trên tương đối minh bạch nhưng chưa hẳn đã phản ánh đúng bản chất của lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên những số liệu trên còn chưa phản ánh được hết con số thực của hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản trên cả nước vì nó chỉ đại diện cho những doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Còn nhiều doanh nghiệp khác chưa niêm yết…

Lan Nhi - Theo Nhịp sống kinh tế

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness