TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 63
  • Tháng: 10512
  • Tổng truy cập: 5143831
Chi tiết bài viết

Những dự án tai tiếng của đại gia Dương Công Minh

Ngoài dự án sân gôn chiếm 157 ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 2007 đang gây tranh cãi, nhiều thương vụ khác của đại gia Dương Công Minh cũng dính tai tiếng.

Sân gôn Tân Sơn Nhất

Đầu năm 2017, sau hơn chục năm cấp phép cho sân gôn Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ GTVT mới lần đầu tiên thông báo đề xuất “muốn giải quyết được tình hình của Tân Sơn Nhất cần tính tới tất cả các phương án, kể cả phương án thu hồi đất quân sự ở phía Bắc sân bay và 127 ha đất trong sân bay đang làm sân gôn…”.

Nhung du an tai tieng cua dai gia Duong Cong Minh - Anh 1

Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Zing.vn

Từ vài năm qua, sân bay Tân Sơn Nhất đã rơi vào tình thế bế tắc giao thông. Sân bay này có công suất thiết kế 25 triệu hành khách, nhưng năm 2016 đã có hơn 32 triệu lượt khách thông qua. Dự kiến, năm 2017 sẽ có trên 35 triệu lượt hành khách qua cảng hàng không này.

Theo thông tin được biết, trước năm 1975 quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay Tân Sơn Nhất có khoảng 3.600 ha, rộng gấp ba lần sân bay Changi (Singapore). Hiện, Changi rộng khoảng 12 km2 phục vụ 55 triệu lượt khách/năm. Trong khi đó, Tân Sơn Nhất hiện rộng 850 ha (8,5 km2), phục vụ 30 triệu lượt khách/năm và đang… quá tải. Vậy từ 3.600 ha còn 850ha thì 2.750 ha đất sân bay biến đi đâu?

Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cả dưới đất và trên trời đã từ lâu và nay lại càng “nóng” lên khi những ngày qua, nghị trường Quốc hội và dư luận nói nhiều về câu chuyện sân gôn nằm trong sân bay.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và đặc biệt là cử tri TP.HCM đều cho rằng, hình ảnh của một sân gôn hiện đại, thông thoáng ngay trong lòng một sân bay quá tải cả trên trời và dưới đất là một hình ảnh phản cảm.

Phần lớn cử tri trong các cuộc tiếp xúc đều bức xúc cho rằng, một khu đất rộng đến 157 ha thì không có lí gì lại không có khả năng giải quyết bài toán quá tải sân bay? Trong khi vị trí của khu đất này hoàn toàn có thể mở một cửa ngõ kết nối ở phía quận Gò Vấp. Qua đó, phá thế độc đạo vào sân bay ở đường Trường Sơn và khi đó sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc, có thể giải quyết nhiều vấn đề khác cả về an ninh, trật tự và cả những sự cố bất ngờ (nếu có) trong sân bay. Chưa kể khu vực trên sẽ trở thành một khu vực sân đỗ máy bay tiện dụng mà không phải đi xa.

Nhung du an tai tieng cua dai gia Duong Cong Minh - Anh 2

Sân gônTân Sơn Nhất do Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên - thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam làm chủ đầu tư

Chủ đầu tư sân gôn Tân Sơn Nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên, được thành lập ngày 29/6/2006 và là thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT.

Tháng 3/2017, kết luận của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM về kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn và dịch vụ Tân Sơn Nhất tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên cho biết, dự án sân gôn và dịch vụ Tân Sơn Nhất có mục tiêu xây dựng sân gôn trên diện tích 157,29 ha tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP.HCM. Đây là diện tích đất do Bộ Quốc phòng quản lý. Dự án có tổng mức đầu tư 2.292 tỷ đồng với thời hạn hoạt động là 50 năm (tính từ năm 2015).

Tại dự án này, ngoài một khu sân gôn 36 lỗ với diện tích 111,5 ha, nhà tập, câu lạc bộ gôn, chủ đầu tư còn xây dựng 1 tổ hợp khách sạn 5 sao; 1 khu nhà ở cho thuê trên diện tích 9,7 ha gồm 1 khu căn hộ chung cư thuê trên diện tích 4,87 ha, khu biệt thự cho thuê trên diện tích 4,87 ha.

Cho đến thời điểm kiểm tra, nhà đầu tư đã hoàn thành sân gôn trên diện tích 11,5 ha với tổng mức đầu tư 958 tỷ đồng; đồng thời lên kế hoạch xây dựng tổ hợp khách sạn, nhà hàng, trung tâm thể thao; trường cấp 1, 2; nhà trẻ mẫu giáo; khu căn hộ 8 tầng, khu biệt thự và dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

Trên trang web hiện nay của Công ty Cổ phần đầu tư Long Biên giới thiệu về sân gôn Tân Sơn Nhất cũng ghi rõ ngoài nhà hàng Him Lam tiêu chuẩn 4 sao, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace, sẽ có hàng loạt biệt thự cao cấp, căn hộ và khách sạn...

Các ông chủ sân gôn Tân Sơn Nhất đã toan tính gì khi hình thành dự án này? Phải chăng xây sân gôn chỉ là bình phong, còn bên trong là nhà hàng, khách sạn, biệt thự và hàng loạt công trình hoành tráng khác?

Sân gôn Long Biên

Dự án sân gôn và dịch vụ Long Biên do Công ty Cổ phần đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư nằm tại khu sân bay Gia Lâm thuộc địa bàn các phường Phúc Đồng, Gia Thụy, Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội). Quy mô diện tích dự án là 119,19 ha với tổng vốn đầu tư lên tới 3.362 tỷ đồng. Dự án gồm sân gôn 27 lỗ và khu biệt thự, căn hộ cao cấp.

Dự án triển khai tại khu đất do Bộ Quốc phòng quản lý và một phần đất thuộc quận Long Biên do TP. Hà Nội quản lý.

Nhung du an tai tieng cua dai gia Duong Cong Minh - Anh 3

Dự án sân golf và dịch vụ Long Biên do Công ty Cổ phần đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công dự án, năm 2015, đoàn kiểm tra do Thanh tra Sở Xây dựng chủ trì đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc xây dựng sai quy hoạch chi tiết 1/500 với nhiều hạng mục bị cắt giảm hoặc tăng diện tích so với quy hoạch hàng chục ngàn m2.

Cụ thể, đối với hạng mục đường giao thông, diện tích được phê duyệt là 51.816 m2 nhưng thực tế xây dựng chỉ còn 27.518 m2 (bị cắt giảm đi gần một nửa diện tích đường so với quy hoạch).

Các đường trục chính và đường đi chung, đường tiếp giáp bãi đỗ xe đều được điều chỉnh lộ giới so với quy hoạch 1/500 đã được Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt tháng 10/2012.

Hạng mục nhà văn phòng không có trong Quyết định phê duyệt dự án nhưng thời điểm đó đã xây xong nhà kết cấu khung cột, sàn bê tông cốt thép...

Khu nhà hội quán gôn, trong phê duyệt là 2 tầng nhưng thực tế xây dựng 5 tầng, mật độ xây dựng bị điều chỉnh tăng từ 45% lên 69,94%. Khu bảo trì sân gôn, diện tích phê duyệt là 1.604 m2 nhưng thực tế xây dựng lên tới 4.709 m2.

Trạm xử lý nước thải, diện tích phê duyệt là 2.593 m2 nhưng thực tế xây dựng chỉ có 1.240 m2. Bãi đỗ xe có diện tích phê duyệt 10.950 m2, thực tế xây dựng chỉ có 10.378 m2.

Hạng mục sân tập gôn, diện tích phê duyệt 15.152 m2, thực tế xây dựng 16.041 m2, từ 2 tầng lên 3 tầng. Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành kiểm tra sân gôn Long Biên của Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên, đồng thời doanh nghiệp này đã từng bị phạt 100 triệu đồng và yêu cầu phá dỡ hạng mục vi phạm.

Chuyển nhượng trái phép dự án 210 Trần Quang Khải cho ThaiGroup?

Năm 2016, báo Xây dựng đã có loạt bài phản ánh về những nghi vấn Công ty Cổ phần Him Lam đã “bán” dự án tòa nhà văn phòng làm việc và cho thuê tại khu đất số 210 Trần Quang Khải và số 17 phố Tông Đản cho Tập đoàn ThaiGroup để làm khách sạn Park Hyatt Hà Nội.

Nhung du an tai tieng cua dai gia Duong Cong Minh - Anh 4

Him Lam đã chuyển nhượng trái phép dự án 210 Trần Quang Khải cho ThaiGroup?

Trước nghi ngờ về việc Công ty Cổ phần Him Lam đã “bán” dự án này cho Tập đoàn ThaiGroup, đơn vị này đã “đột ngột” cho thay đổi phần thông tin dự án. Theo đó, phần cổng công trường đã được đổi thành “Công trường dự án Khách sạn Park Hyatt Hà Nội” với logo Tập đoàn ThaiGroup.

Theo một diễn biến khác, vào ngày 16/2/2016, tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác đầu tư kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có lễ ký hợp đồng hợp tác đầu tư trị giá 165 triệu USD giữa Tập đoàn ThaiGroup và Tập đoàn Khách sạn Hyatt để xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt gần 300 phòng hạng sang tại Hà Nội.

Với thương vụ hợp tác giữa Tập đoàn ThaiGroup và Tập đoàn Hyatt, giới đầu tư nghĩ tới việc có khả năng khách sạn này sẽ được đầu tư xây dựng tại khu “đất vàng” khách sạn Kim Liên cũ. Tuy nhiên, có khả năng bầu Thụy sẽ không xây dựng Park Hyatt Hà Nội tại khách sạn Kim Liên, bởi khu đất hiện tại đang là đất thuê 50 năm, chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, chưa được lập dự án và nếu có thực hiện được thì cũng phải nhiều năm mới thực hiện được.

Về việc Công ty Cổ phần Him Lam đã “tự ý” cho bỏ thông tin dự án văn phòng thành dự án Khách sạn Park Hyatt Hà Nội tại công trường dự án tòa nhà văn phòng làm việc và cho thuê tại khu đất số 210 Trần Quang Khải và số 17 phố Tông Đản đã làm dấy lên nhiều thông tin trái chiều trong giới đầu tư bất động sản; không những thế, việc làm này là một trong những hành vi vi phạm trật tự xây dựng.

Theo Nhà đầu tư

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness