TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 5
  • Hôm nay: 854
  • Tháng: 11132
  • Tổng truy cập: 5156397
Chi tiết bài viết

Ông Tập sẽ định hình lại "bàn cờ" kinh tế TQ nhờ chính sách được hun đúc qua 3 đời lãnh đạo?

Trước thềm kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc, báo đảng TQ Nhân dân nhật báo đã đặc biệt nhấn mạnh về chính sách này.

Ông Tập sẽ định hình lại "bàn cờ" kinh tế TQ nhờ chính sách được hun đúc qua 3 đời lãnh đạo?

Ba nhà lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ. Ảnh: Reuters

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kỳ họp Lưỡng hội của Trung Quốc vốn bị trì hoãn đã khai mạc vào hôm nay 21/5.

Trong khi, dư luận thế giới dường như sẽ tập trung chú ý vào báo cáo công việc về mục tiêu GDP của Quốc vụ viện thì tối ngày 17/5, báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo đã đăng tải nội dung Các ý kiến hướng dẫn về thúc đẩy phát triển hình thành một mô hình mới ở phía Tây trong thời đại mới.

Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào

Thực tế, ngay trước thềm kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc năm nay (21-27/5), chuyến thị sát địa phương gần nhất được Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chính là ở Sơn Tây vào cuối tháng 4. Tại thời điểm đó, ông đã nhắc tới khái niệm "Tinh thần hướng Tây".

Báo tiếng Hoa Đa chiều cho rằng, tinh thần này được cho sẽ là chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình.

Cái gọi là "Tinh thần hướng Tây" chỉ, vào những năm 1950, để đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp quy mô lớn của Trung Quốc vào thời điểm đó và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía Tây, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định dời Đại học Giao thông từ Thượng Hải phồn hoa đến Tây An - nơi có điều kiện khó khăn. Hơn 1.400 giảng viên và gần 3.000 sinh viên đã tham gia vào cuộc di cư về phía Tây, "mở ra một thời kỳ cao trào".

Kế hoạch mở cửa phát triển phía Tây bắt đầu từ thời cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Vào ngày 17/6/1999, ông Giang, khi đó là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã có bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở năm tỉnh Tây Bắc, được tổ chức ở Tây An, cho rằng "thời cơ đẩy nhanh tốc độ phát triển ở miền Trung và miền Tây Trung Quốc đã chín muồi", cần "nắm bắt cơ hội lịch sử giao thoa của thế kỷ, đẩy nhanh tốc độ phát triển ở khu vực phía Tây".

Vào tháng 9/1999, Hội nghị trung ương IV khóa 15 ĐCSTQ đã thông qua "Quyết định của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề lớn liên quan đến cải cách và phát triển các doanh nghiệp nhà nước", trong đó nêu rõ "nước này cần thực hiện chiến lược phát triển khu vực phía Tây". Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc chính thức khởi động chiến lược phát triển phía Tây vào tháng 11 cùng năm.

Ông Tập sẽ định hình lại bàn cờ kinh tế TQ nhờ chính sách được hun đúc qua 3 đời lãnh đạo? - Ảnh 1.

Chủ tịch TQ nói về Tinh thần hướng Tây tại Đại học Giao thông Tây An, ngày 22/4/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bối cảnh lúc đó là khu vực ven biển phía Đông Trung Quốc, kinh tế phát triển nhanh chóng nhờ vị trí địa lý, lợi thế giao thông và lợi ích của chính sách chính phủ mang lại trong quá trình cải cách và mở cửa, nhưng khu vực phía Tây vẫn còn lạc hậu. Mục đích của đội ngũ lãnh đạo ĐCSTQ là "sử dụng năng lực phát triển kinh tế còn dư của khu vực ven biển phía Đông để cải thiện trình độ phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía Tây và củng cố quốc phòng".

Vào tháng 1/2000, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thành lập Tiểu tổ lãnh đạo phát triển khu vực phía Tây, do Thủ tướng bấy giờ là Chu Dung Cơ làm Tổ trưởng. Sau khi được Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) thảo luận và thông qua, Văn phòng Phát triển phía Tây thuộc Quốc vụ viện đã chính thức bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2000.

Các mục tiêu phát triển phía Tây được xây dựng vào thời điểm đó chủ yếu chia thành bốn dự án: Truyền tải điện lưới từ Đông sang Tây, điều hòa nguồn nước từ Nam lên Bắc, truyền tải khí đối tự nhiên từ Tây sang Đông và đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng. Cho đến hiện nay, ngoài dự án điều hòa nguồn nước từ Nam lên Bắc, ba dự án còn lại về cơ bản đã hoàn thành vào năm 2010.

Năm 2019, Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thực hiện Chiến lược phát triển phíaTây. Báo cáo công tác của chính phủ trong kỳ họp Lưỡng hội cùng năm đã đưa ra các biện pháp chính sách mới cho sự phát triển và mở cửa của khu vực phía Tây. Vào ngày 19/3/2019, Ủy ban Cải cách sâu rộng toàn diện trung ương ĐCSTQ đã triệu tập một cuộc họp để thảo luận và phê duyệt "Các ý kiến hướng dẫn về thúc đẩy phát triển hình thành một mô hình mới ở phía Tây trong thời đại mới", gọi tắt là "Ý kiến". Sau 14 tháng, vào ngày 17/5/2020, tài liệu này cuối cùng đã được phát hành.

Điểm tựa đưa kinh tế TQ lên nấc thang mới trong nhiệm kỳ ông Tập

"Ý kiến" mới của đội ngũ lãnh đạo Bắc Kinh về sự phát triển khu vực phía Tây đã thực sự thu hút sự chú ý của dư luận.

Điểm thu hút nhất trong số này là, hai chủ đề chính về phát triển khu vực phía Tây bao gồm bảo vệ môi trường và mở cửa kinh tế.

Theo giới phân tích, xu hướng chính sách này phù hợp với tín hiệu từ chuyến thăm Thiểm Tây mới đây của ông Tập.

Trong chuyến thăm hồi tháng 4, ông đã tới núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây và nhấn mạnh chính quyền địa phương không được buông lỏng vấn đề bảo vệ môi trường.

Trong công cuộc cải cách mở cửa 30 năm của Trung Quốc, khu vực phía Tây chưa phát triển đồng bộ với khu vực ven biển phía Đông do giao thông lạc hậu. Do đó, sự phát triển của khu vực phía Tây dưới nhiệm kỳ của hai ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào tập trung nhiều hơn vào việc lập kế hoạch và thực hiện xây dựng nền tảng phát triển. Nó có thể được mô tả như là giai đoạn "đặt nền móng".

Mặc dù nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng nhưng nó cũng mang lại những tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường. Sau Đại hội toàn quốc ĐCSTQ khóa 18, đội ngũ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc liên tục nhấn mạnh vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy các dự án Vành đai và con đường, mở ra cơ hội phát triển thứ hai cho khu vực phía Tây, có thể tận dụng kinh nghiệm phát triển của khu vực phía Đông.

Hiện nay, GDP bình quân đầu người của các tỉnh phía Đông Trung Quốc đã tiếp cận các nước phát triển và mặc dù phía Tây vẫn thụt lùi ở phía sau, nhưng với nền tảng của giai đoạn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, khu vực phía Tây ngày nay có nhiều "lợi thế của người đi sau".

Có thể thấy, Trung Nam Hải rõ ràng muốn tận dụng lợi thế này để đưa ra nước đi lớn tiếp theo, bao gồm cả kinh tế và thậm chí là quốc phòng.

Do đó, có thể thấy "Ý kiến" không chỉ đề xuất "thúc đẩy sự phát triển mở của các khu vực biên giới", mà còn thúc đẩy sự tham gia và hội nhập tích cực của khu vực phía Tây vào việc xây dựng các dự án Vành đai và Con đường, đồng thời đề xuất cải thiện bố cục về cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học quốc gia, ví dụ phát triển hệ thống dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các ngành công nghiệp thông minh v.v....

"Ý kiến" chỉ ra rằng vào năm 2035, khu vực phía tây về cơ bản sẽ đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, các dịch vụ công cộng cơ bản, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và mức sống của người dân đuổi kịp khu vực phía Đông, sự chung sống hài hòa giữa các dân tộc, giữa con người với thiên nhiên v.v... Đây chắc chắn là một sự thay đổi định vị lớn của phía Tây, nơi vẫn còn một khoảng cách phát triển lớn với phía Đông. Một tín hiệu rất mạnh mẽ là mối quan hệ giữa Đông và Tây sắp được định hình lại.

Trên thực tế, vào năm 2019, khu vực phía Tây đã bước vào thập kỷ phát triển thứ ba, các chính sách liên quan được Trung Nam Hải liên tiếp đưa ra. Từ kế hoạch phát triển tích quần thể đô thị, đến kế hoạch xây dựng hành lang biển-đất liền mới sẽ được xây dựng vào năm 2025; thúc đẩy vòng tròn kinh tế hai thành phố Thành Đô-Trùng Khánh...

Theo đánh giá, đằng sau một loạt các chính sách vĩ mô, ĐCSTQ rõ ràng muốn đưa nền kinh tế của Trung Quốc lên nấc thang mới thông qua phát triển khu vực phía Tây.

Theo Soha

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness