TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 75
  • Hôm nay: 420
  • Tháng: 7159
  • Tổng truy cập: 5140478
Chi tiết bài viết

Phía sau tàu sân bay

Việt Nam chấp thuận cho tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và các tàu hộ tống cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vì hai lý do.

Image result for Phía sau tàu sân bay

Thứ nhất, Việt Nam đã được chính quyền Donald Trump bảo đảm rằng, họ sẽ tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ. Việt Nam đã đáp lại bằng cách cho phép tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của nước ngoài ở biển Đông miễn là họ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực.

USS Carl Vinson là trái tim của lực lượng tấn công hải quân có sức mạnh quân sự cực lớn. Chuyến thăm này bắn tín hiệu rằng, Mỹ có ý định tiếp tục dính dáng ở biển Đông và sẽ đối trọng với các nỗ lực của Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng. Mỹ và Trung Quốc sẽ đối đầu nhau trên biển Đông, nhưng cả hai bên sẽ cẩn trọng để quản lý điều này, tránh leo thang căng thẳng. Chúng ta sẽ thấy Mỹ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải và các cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác an ninh của nước này. Anh tuyên bố sẽ tiến hành một đợt tuần tra tự do hàng hải trong năm nay. Úc cũng đang bị Tổng thống Trump thúc ép gia nhập các hoạt động của Hải quân Mỹ. Trung Quốc sẽ thể hiện họ đang theo dõi các cuộc tuần tra này, nhưng họ sẽ không trực tiếp cản trở việc đi lại của tàu chiến nước ngoài.

Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc tiếp đón tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagon tới Hong Kong. Cuối tháng 1 năm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc không phản đối chuyến thăm của USS Carl Vinson tới Việt Nam vì sự hợp tác như vậy có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể phản ứng mạnh trên biển nếu các lực lượng hải quân Mỹ hiện diện lâu dài, liên tục ở biển Đông, tập trận chung với các nước khác như Nhật Bản và Úc, tăng cường tuần tra tự do hàng hải.

Vấn đề thực sự đáng lưu ý là Trung Quốc sẽ làm gì sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên biển Đông. Có thể Trung Quốc sẽ bất ngờ triển khai máy bay quân sự tới các đường băng trên đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn. Đó có thể là sự đồn trú luân phiên và hoạt động này dần dần sẽ thiết lập sự hiện diện liên tục của Trung Quốc. Một khi máy bay quân sự Trung Quốc trở thành điều bình thường mới trên các đảo nhân tạo, nước này có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Nhưng điều này có thể không xảy ra nếu Trung Quốc không thể thực thi ADIZ một cách hiệu quả. Trung Quốc sẽ tiếp tục quân sự hóa biển Đông với tốc độ họ tự đặt ra và biện họ hành động của mình là để tự vệ.

GS Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) - THÁI AN (THỰC HIỆN)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness