TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 25
  • Hôm nay: 2163
  • Tháng: 12441
  • Tổng truy cập: 5157706
Chi tiết bài viết

Siêu tàu sân bay 13 tỉ USD ra khơi

Chuyến đi biển đầu tiên của siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford /// Ảnh: U.S Navy

Chuyến đi biển đầu tiên của siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford

Sau thời gian dài chờ đợi và chi phí tăng vọt, thậm chí bị nghi ngờ về năng lực hoạt động, siêu tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ là USS Gerald R.Ford đã rẽ sóng ra khơi lần đầu tiên.

Con tàu đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ - hàng không mẫu hạm khổng lồ USS Gerald R.Ford vào cuối tuần qua đã thẳng tiến ra biển, mang theo sứ mệnh then chốt có thể quyết định cho sự tồn tại của nó, trước khi hải quân Mỹ xem xét có tiếp nhận con tàu hay không, theo trang Navy Times.

Kỳ vọng của hải quân Mỹ

Với lượng choán nước vào khoảng 100.000 tấn, tàu sân bay được mong đợi lâu nay của Lầu Năm Góc đã mang theo hơn 1.000 thủy thủ, hàng trăm quan chức và công nhân đến từ bộ phận các lò phản ứng hạt nhân hải quân, cơ quan chỉ huy các hệ thống biển của hải quân và Hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding, lần đầu tiên tiến ra biển thử nghiệm dài ngày. Con tàu là đại diện đầu tiên của lớp hàng không mẫu hạm mới của Mỹ, được cải tiến và thay đổi so với thiết kế của lớp tàu Nimitz trước đây. Trong đó, đáng kể nhất là boong tàu được tổ chức lại, cải thiện hệ thống phóng và đáp máy bay, được trang bị lò phản ứng hạt nhân mới với năng lực vượt trội, cũng như hướng đến tích hợp những công nghệ tương lai như súng điện từ và vũ khí laser.

Trong những ngày tới, đội ngũ thủy thủ, kỹ sư trên tàu sẽ phối hợp thử nghiệm nhiều hệ thống chủ chốt và công nghệ của con tàu, cụ thể là thân tàu, hệ thống cơ khí và điều hành máy móc. Ở giai đoạn gọi nôm na là chủ thầu thử tàu, các quan chức chính phủ, bên đóng tàu và chủ nhân sắp tới của con tàu (hải quân Mỹ) cùng tập trung để thu thập dữ liệu về hoạt động của con tàu trên đại dương, trước khi các quan chức có thể quyết định liệu con tàu đáp ứng những yêu cầu ban đầu của phía người mua hay không. Và lẽ dĩ nhiên điều mà hải quân Mỹ yêu cầu không hề nhỏ.

Theo Navy Times, một trong số đó là hai lò phản ứng hạt nhân, mà theo Newport News Shipbuilding cam đoan đây là “một trong những thứ phức tạp nhất mà nhân loại từng chế tạo”. Boong tàu và hệ thống phóng máy bay bằng điện từ phải đáp ứng 160 lần phóng/ngày. Bên cạnh đó, các vũ khí của con tàu bao gồm hệ thống tên lửa Chim sẻ biển cải tiến (ESSM), các thiết bị radar và tìm kiếm, hệ thống phóng máy bay điện từ (thay cho hệ thống phóng bằng hơi nước), máy nâng vũ khí, phần mềm cũng đóng vai trò quan trọng hơn trong nỗ lực giảm số lượng thủy thủ cần thiết để vận hành con tàu, ước giảm từ 500 - 900 thủy thủ so với lớp tàu Nimitz.

Tuy nhiên trong chuyến đi biển đầu tiên, USS Gerald R.Ford sẽ được thử nghiệm những chức năng cơ bản nhất, như hoạt động đi lại trên biển và liên lạc, chạy thử lò phản ứng hạt nhân. Các tính năng tối tân của con tàu, như hệ thống phóng máy bay bằng điện từ tạm thời chưa vội tính đến.

Liên tục bị trì hoãn

USS Gerald R.Ford đã được lên kế hoạch và trải qua công đoạn đóng mới suốt hơn 10 năm, bắt đầu với hợp đồng đầu tiên được ký vào tháng 5.2004, được cắt thép vào tháng 8.2005 và lễ đặt ky tàu diễn ra vào tháng 11.2009 tại xưởng đóng tàu ở Newport News. Tàu được hạ thủy vào tháng 10.2013 và con gái của Tổng thống Gerald R.Ford là bà Susan Ford tham gia lễ đặt tên vào ngày 9.11.2013. Lẽ ra tàu sân bay này đã gia nhập hải quân theo dự kiến vào năm 2014, nhưng bị hoãn lại do một loạt vấn đề, với nhiều trục trặc bao gồm lò phản ứng hạt nhân thiết kế mới và việc tồn trữ điện năng với công suất hơn hẳn lớp tàu Nimitz. Thời điểm bàn giao tàu đã phải gia hạn vài lần; và hồi năm ngoái, các tua bin chính của con tàu bị phát hiện gặp vấn đề về cơ khí, một lần nữa càng làm trì hoãn thời gian.

Hơn 900 thủy thủ đã được biên chế lên tàu USS Gerald R.Ford vào tháng 8.2015 để bắt đầu hoạt động huấn luyện đưa tàu ra biển, lúc đó dự kiến là vào đầu năm 2016. Số thủy thủ này vẫn ở trên tàu cho đến nay. Gần đây nhất, ông Sean Stackley, giờ là quyền Bộ trưởng Hải quân, vào tháng 1.2017 thông báo chuyến đi biển đầu tiên của tàu sân bay mới sẽ diễn ra vào tháng 3 với các cuộc thử nghiệm kế tiếp và chính thức bàn giao vào tháng 4. Và có thể thấy là thời hạn này lại bị trì hoãn, nhưng phía giới chức hải quân vẫn hy vọng sớm nhận được tàu vào cuối tháng 4, và làm lễ tiếp nhận USS Gerald R.Ford sau vài tháng nữa.

Bên cạnh đó, dư luận cũng chỉ trích về chi phí quá cao của con tàu. Theo Daily Press, USS Gerald R.Ford đã ngốn 12,9 tỉ USD, chưa tính 4,7 tỉ USD chi phí nghiên cứu và phát triển, so với dự kiến là 10,5 tỉ USD vào năm 2015. Chiếc thứ hai của lớp hàng không mẫu hạm mới là USS John F.Kennedy đang tượng hình ở Newport News, kể từ khi lễ đặt ky diễn ra vào tháng 8.2015 với thời điểm bàn giao dự kiến vào năm 2023. Con tàu thứ ba mang tên USS Enterprise đang trong giai đoạn thi công ban đầu.

Thụy Miên

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness