TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 58
  • Hôm nay: 318
  • Tháng: 7057
  • Tổng truy cập: 5140376
Chi tiết bài viết

Sốt đất, lỗi ai?

Nhiều năm rồi, người ta cứ thấy giới đầu cơ Hà Nội đi tới đâu là giá đất sốt lên ở đó. Hoặc ít ra là nơi nào sốt đất, đều có bóng dáng các “đại gia” nói giọng Bắc kiểu “làm ăn thế lày thì chết”, đặc trưng của giới phe phẩy Hà thành, dân“ao hồ” quen gọi là “người thổ đu”.

Image result for Sốt đất, lỗi ai?

Và những cuộc sốt đất đang diễn ra ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) cũng không ngoại lệ. Nhưng giờ không chỉ xuất hiện bóng dáng mấy “đại gia” xứ Bắc. Miếng đất 20 năm trước chỉ có giá vài chục ngàn đồng, cả chục năm trước chỉ có vài triệu, nay “đùng một cái” lên vài chục tỷ bạc.

Những đợt bong bóng này được “hợp pháp hóa” bằng các quyết định quy hoạch, rằng chỗ mà bà Ba đang trồng rau muống bè kia mai sẽ thành khu du lịch, nơi ông Hai còn đang bừa đất gieo sạ lúa kia sắp tới là trung tâm đặc khu kinh tế.

Chuyện đất đai lên giá sau quy hoạch là đương nhiên, bởi có khả năng mảnh đất ấy sẽ sinh lời hơn nếu nó được biến thành khu nghỉ dưỡng thay vì cấy rau muống bè, hoặc thậm chí là đang bỏ không cho cỏ mọc. Và sốt đất cũng không phải là điều gì mới mẻ. Hà Nội trước khi chuẩn bị mở rộng đã có một cơn sốt “trên 40 độ” ở các vùng ngoại thành, đặc biệt những nơi được đồn đại, hoặc  thậm chí được đưa vào kế hoạch, quy hoạch. Và rồi lại có bóng dáng các đại gia chuyên thổi bong bóng bất động sản ở thủ đô xuất hiện.  Người ta nói “gần mặt trời” nên thông tỏ, nhanh nhạy với chính sách của nhà nước hơn, có lẽ cũng không sai mấy.

Và trong các cuộc sốt đất, bao giờ cũng có người thắng và kẻ bại. Bởi đất vẫn chỉ là đất, không tự nhiên tăng thêm mét vuông nào cả. Chỉ có tiền từ túi nhiều anh này “dịch chuyển” qua túi một số anh kia mà thôi. Về mặt thị trường, đó là điều bình thường. 

Nhưng không thể coi là bình thường đối với quản lý nhà nước, khi giá đất bị thổi bong bóng lên vài chục lần chỉ trong thời gian ngắn. Không những việc này gây rối loạn nền kinh tế, cản trở sự phát triển bền vững (vì giá đất bị đẩy lên quá cao so với khả năng sinh lời), nó còn cho thấy vừa có sự yếu kém trong quản lý, vừa có sự trục lợi của một bộ phận quan chức. Không thể phủ nhận thực tế này, bởi nếu không có sự tiếp tay của một số quan chức tham nhũng thì người ta không thể nhanh chóng chuyển đổi mục đích sử dụng cái bè rau muống của bà Hai chỉ qua một đêm.

Muốn phát triển kinh tế phải làm quy hoạch. Và đã có nhiều cách thức để mối lợi từ đất đai tăng giá sau quy hoạch phải quay lại phục vụ phát triển, chứ không phải mấy ông bà đầu cơ đất trục lợi. Vấn đề là chính quyền có trong sáng, có đủ  minh bạch để nói không với tiêu cực hay không.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness