TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 50
  • Hôm nay: 158
  • Tháng: 6897
  • Tổng truy cập: 5140216
Chi tiết bài viết

Sự nghiệp chính trị khác thường của ông Vương Hộ Ninh

Ông Vương Hộ Ninh được xem là “quốc sư ba đời” của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tại Đại hội 19 ĐCSTQ được vào Ban Thường vụ với tư thế là “quân đen”. Vì thế nguyên nhân thành công của ông Vương Hộ Ninh rất đáng quan tâm, có thông tin tiết lộ liên quan đến chuyện bí mật về hôn nhân của Vương Hộ Ninh.

Ông Vương Hộ Ninh đi giữa ông Tập Cận Bình (trái) và ông Lý Khắc Cường (phải)

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất ĐCSTQ khóa 19 (kết thúc ngày 25/10), trong số 7 vị Ủy viên Thường vụ thì ông Vương Hộ Ninh đứng hàng thứ 5. Giới quan sát dự tính, Vương sẽ thay thế ông Lưu Vân Sơn phụ trách bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ.

“Kỳ tích” Vương Hộ Ninh

Ngày 26/10, một số cơ quan truyền thông Hồng Kông tiết lộ bối cảnh phức tạp của ông Vương Hộ Ninh, vốn là người trước đây do ông Tăng Khánh Hồng (nhân vật số 2 phe ông Giang Trạch Dân) tiến cử, nhưng trải qua 3 nhiệm kỳ Tổng Bí thư vẫn đứng vững, có thể xem là chuyện lạ của chính giới Trung Quốc, đặc biệt là sau vụ đổ bể âm mưu của ông Lệnh Kế Hoạch khiến nhiều quan to trung ương phái Giang Trạch Dân (phái Giang) bị thanh trừng, nhưng ông Vương Hộ Ninh không bị ảnh hưởng gì.

Ông Hạ Minh, giáo sư đại học thành phố New York, từng có quan hệ thầy trò và đồng nghiệp cả 10 năm với ông Vương Hộ Ninh thời gian còn dạy học tại Đại học Phúc Đán Thượng Hải tiết lộ, ông Vương Hộ Ninh rất thông minh, dù nền tảng học thuật không thật chắc, là người tính cách rất thận trọng, biết khắc kỷ, có tài diễn kịch, đây là nguyên nhân giúp ông Vương Hộ Ninh đứng vững.

Ngày 25/10, tờ Epoch Times chia sẻ ý kiến của một quan chức từng công tác trong quân đội sống tại Bắc Kinh cho biết, có người tưởng ông Vương Hộ Ninh là người của phái Giang, nhưng thực tế ông Vương rất gần gũi với ông Tập Cận Bình. Chuyện thăng tiến lần này của ông cũng gặp phản đối của phái Giang.

Tháng 8/2014, tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) từng đưa tin, tại Hội nghị Đời sống của Bộ Chính trị vào đầu tháng Bảy, ông Vương Hộ Ninh cho biết việc từng ủng hộ chính sách “Ba đại diện” của phe ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là làm trái với lòng.

Theo lý lịch công khai, ông Vương Hộ Ninh sinh ngày 6/10/1955, người Lai Châu – Sơn Đông, sinh tại Thượng Hải, từng giảng dạy ở Đại học Phúc Đán và từng đến Mỹ trong vai trò là học giả khách mời.

Năm 1995, nhờ trợ giúp của ông Ngô Bang Quốc và Tăng Khánh Hồng, ông Vương Hộ Ninh được ông Giang Trạch Dân gọi về Bắc Kinh, nhậm chức Tổ trưởng Tổ Chính trị Văn phòng Chính sách Trung ương. Từ đây giữ vững vị trí trong cơ quan tham mưu tại Trung Nam Hải, con đường quan lộ yên bình, trải qua cả ba thế hệ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, được xem là “đa mưu hàng đầu Trung Nam Hải”. Ông Vương liên tục nằm trong ủy viên trung ương các khóa 16, 17, 18, 19, được vào Ban Thường vụ tại Đại hội 19. 

Câu chuyện hôn nhân của Vương

Ngày 25/10, tờ Apple Daily (Hồng Kông) tiết lộ câu chuyện bí mật hôn nhân của ông Vương Hộ Ninh.

Thông tin chỉ ra, người vợ đầu Chu Kỳ của ông Vương Hộ Ninh có cha là quan to bộ Quốc an, hai người bên ngoài tỏ ra hòa hợp nhưng trong lòng xa cách, sau khi Vương và Chu vào Trung Nam Hải họ âm thầm kết hôn nhưng không có con. Hiện nay Chu là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu nước Mỹ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

Người vợ thứ hai là bà Tiêu Giai Linh, người Hồ Nam, từng là học trò của ông Vương Hộ Ninh. Họ cũng kết hôn bí mật vào năm 1998. Sau khi kết hôn, bà Tiêu được cử đi Đại học Tokyo Nhật Bản nghiên cứu sau tiến sĩ, không ngờ bị tổ chức tình báo Nhật Bản theo dõi, muốn lợi dụng. Vụ việc bị Bộ Quốc an Trung Quốc phát hiện, sau khi báo về Bắc Kinh mới biết bà Tiêu là vợ của ông Vương Hộ Ninh, sự kiện gây kinh động Trung Nam Hải, lệnh cho bà Tiêu gấp rút về nước.

Hiện nay bà Tiêu Giai Linh là Phó Giáo sư Học viện sự vụ công và Quan hệ quốc tế Đại học Phúc Đán.

Tuyết Mai

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness